Chiến lược phát triển cho Công ty
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——o0o——
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY TNHH PHONG CÁCH SỐ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH 6
VÀ CHIẾN LƯỢC 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC 6
1.1.1 Khái niệm về hoạch định và chiến lược 6
1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược 9
1.1.3 Lợi ích của chiến lược kinh doanh 10
1.2. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 11
1.2.1. Xác định mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp 11
1.2.2 Nghiên cứu môi trường 13
1.2.3 Phân tích nội bộ 30
1.2.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lược 32
1.2.5 Đánh giá việc thực thi chiến lược 32
1.3. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC 33
1.4. CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 34
1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 35
1.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 37
1.4.3 Ma trận SWOT 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH PHONG CÁ CH
SỐ 46
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH PHONG CÁCH SỐ 46
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 46
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 50
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 58
2.2.1 Phân tích Môi trường vĩ mô của Công ty TNHH Phong Cách Số 58
2.2.2 Phân tích môi trường vi mô của Công ty TNHH Phong Cách Số 70
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 74
2.3.1 Hoạt động sản xuất 74
2.3.2 Hoạt động Nghiên cứu và Phát triển: 76
2.3.3 Hoạt động Maketing 77
2.3.4 Hoạt động Quản lý nguồn nhân lực: 82
2.3.5 Nguồn lực tài chính 84
2.3.6 Cơ sở vật chất 84
2.3.7 Phân tích chuỗi giá trị của công ty 85
2.4. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG 87
2.4.1 Ma trận SWOT 87
2.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE 91
2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – Ma trận IFE 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 95
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH PHONG CÁCH SỐ ĐẾN NĂM 2020 96
3.1. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 96
3.1.1 Tầm nhìn của công ty 96
3.1.2 Sứ mệnh của công ty 96
3.1.3 Mục tiêu của công ty 97
3.1.4. Dự báo nhu cầu thị trường 97
3.2. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY TNHH PHONG CÁCH SỐ108
3.2.1 Các chiến lược đề xuất 108
3.2.2 Lựa chọn chiến lược: 113
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH PHONG CÁCH Số ĐẾN NĂM 2020 114
3.3.1 Giải pháp marketing 114
3.3.2 Giải pháp sản phẩm dịch vụ 117
3.3.3 Giải pháp tài chính 118
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120
KẾT LUẬN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Viết tắt – Ý nghĩa
1 ADLS: Đường dây Thuê bao số Bất đối xứng (Asymmetric Digital Subscriber Line)
2 CNTT: Công nghệ thông tin
3 EFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation)
4 GDP: Tổng Sản phẩm Quốc nội (Gross Domestic Product)
5 IFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation)
6 PR: Quan hệ Công chúng (Public Relations)
7 SO: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (Strengths – Opportunities)
8 ST: Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (Weaknesses – Threats)
9 SWOT: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội
(Opportunities) và Thách thức (Threats)
10 TMĐT: Thương Mại Điện Tử
11 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
12 UBND: Ủy Ban Nhân Dân
13 WO: Chiến lược điểm yếu – cơ hội (Weaknesses – Opportunities)
14 WT: Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (Weaknesses – Threats)
15 WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ma trận các yêu tố bên ngoài 37
Bảng 1.2: Ma trận các yêu tố bên trong 38
Bảng 1.3: Ma trận SWOT 41
Bảng 1.4: Ma trận QSPM 43
Bảng 2.1: Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua các năm 54
Bảng 2.2: Lãi gộp từng nhóm sản phẩm qua các năm 55
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu đã đạt được trong hai năm 2013-2014 56
Bảng 2.4:Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đọan 2000-2014 64
Bảng 2.5: Các đối thủ cạnh tranh chính của Phong Cách Số 73
Bảng 2.6: Mô hình chuỗi giá trị của Công ty 86
Bảng 2.7: Ma trận SWOT 87
Bảng 2.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Công ty TNHH Phong Cách Số 91
Bảng 2.9: Ma trận đánh giá nội bộ Công ty TNHH Phong Cách Số 93
Bảng 3.1: Uớc lượng % tỷ lệ website được thành lập đến năm 2020 98
Bảng 3.2: Uớc lượng % tỷ lệ cập nhập website của doanh nghiệp năm 2020
……………………………………………………………………………………………………….. 101
Bảng 3.3: Doanh thu của Công ty TNHH Phong Cách Số 4 năm gần đây:. 102
Bảng 3.4: Thiết lập phương trình dự báo 103
Bảng 3.5: Dự báo doanh thu Công ty TNHH Phong Cách Số đến 2020 104
Bảng 3.6: Kết quả phân tích SWOT, EFE, IFE 105
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các yếu tô môi trường bên ngoài 16
Hình 1.2: Môi trường vi mô trong ngành tác động lên tổ chức 24
Hình 2.1 : Logo của Công ty TNHH Phong Cách Số 47
Hình 2.2 : Hệ thống các chi nhánh củ a Công ty 47
Hình 2.3 : Trụ sở văn phòng Phong Cách Số tại TP Hà Nội 49
Hình 2.4 : Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Phong Cách Số 50
Hình 2.5 : Tỷ trọng doanh thu của các sản phẩm năm 2014 55
Hình 2.6 :Tỷ trọng lãi gộp của các nhóm sản phẩm năm 2014 56
Hình 2.7: Số người sử dụng Internet tại Việt Nam (2003 – 2012) 66
Hình 2.8: Việt Nam dẫn đầu về lượng người dùng và xếp thứ 2 về tăng
trưởng người dùng Internet 67
Hình 2.9: Độ tuổi của người sử dụng Internet theo các thành phố 68
Hình 2.10: Các hoạt động cơ bản của Phong Cách Số 86
Hình 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu và sẽ xây dựng website qua các năm . 98
Hình 3.2: Tình hình sở hữu và sẽ xây dựng website theo địa bàn 99
Hình 3.3: Tỷ lệ sở hữu website theo lĩnh vực hoạt động năm 2013 100
Hình 3.4: Tình hình cập nhật website của doanh nghiệp theo các năm 100
Hình 3.5: Tình hình cập nhật thông tin trên website theo địa bàn hoạt động của doanh nghiệp năm 2014 101
Hình 3.6: Tỷ lệ các chức năng website của Doanh nghiệp năm 2013 và 2014
……………………………………………………………………………………………………….. 102

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤ P THI ẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Giai đoạn 2002 – 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.
Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng có xu hướng giảm, đến năm 2013 GDP là 5,42%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng.
Chính phủ đã tung ra gói kích cầu một tỷ USD vào năm 2009 nhưng do những yếu kém nội tại, nền kinh tế chưa thể bứt lên.Việt Nam chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng thấp như trên.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt nhằm ngăn chặn suy thoái, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng đã rất nỗ lực ổn định sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường nội địa và tìm kiếm thị trường mới. Kết quả năm 2014, với sự phấn đấu của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,98%. Trong bối cảnh khó khăn của những năm qua, thương mại điện tử (TMĐT) đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình như là một công cụ giúp doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, Phong Cách Số đã gặt hái được không ít thành công, góp phần đưa thương mại điện tử tại Việt Nam lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, sự bùng nổ Internet tại Việt Nam trong những năm gần đây cùng với những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại, môi trường kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, nếu chỉ dựa vào các ưu thế và kinh nghiệm kinh doanh trước đây thì Phong Cách Số sẽ không thể đứng vững và tiếp tục phát triển. Với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi nhằm giữ vững được vị thế của Công ty Phong Cách Số trong tương lai,
đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học ở chương trình cao học,
tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Chiến lược phá t triển cho Công ty TNHH Phong Cá ch Số ” để viết luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. TÌNH HÌ NH NGHI ÊN CỨU C ỦA ĐỀ TÀI:
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chiến lược phát triển công ty trên các lĩnh vực như thực phẩm, môi trường, dệt may, tài chính ngân hàng … nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu về thương mại điện tử nói chung cũng như lĩnh vực thiết kế website nói riêng. Cụ thể như:
• Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Hoạch định chiến lược tại công ty café Thắng Lợi”, tác giả Lê Thế Phiệt (2009) đã đề cập đến thực trạng hoạt động của công ty café và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp cải tiến và đổi mới hoạt động kinh doanh của công ty café Thắng Lợi.
• Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Chiến lược kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Kinh Đô đến năm 2015”, tác giả Võ Quốc Huy (2010) đã dựa trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Kinh Đô để tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp giúp Kinh Đô giữ vững vị thế và không ngừng lớn mạnh trong tương lai.
• Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam”, tác giả Lê Thị Hồng (2011) đã làm rõ chiến lược kinh doanh mà Metro đã áp dụng tại Việt Nam 2 dựa trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp để thực thi và kiểm soát những rủi ro nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam trong giai ađoạn 2012 – 2016.
• Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Chiến lược cạnh tranh của Công ty Nestle Việt Nam đối với sản phẩm Nescafe tại Việt Nam từ nay đến 2020”, tác giả Lê Xuân Thịnh (2012) đã dựa trên cơ sở nghiên cứu chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trên thế giới để làm rõ cơ sở lý luận chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ rõ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kiến nghị thích hợp nhằm giúp doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực cạnh tranh của mình. Qua đó, xác định điểm mạnh và điểm yếu của công ty Nestle, xác định “năng lực cốt lõi” tạo nên lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm Nescafe và đề xuất các giải pháp cho Nestle nâng cao năng lực cạnh tranh cho Nescafe Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2020.
• Hay các luận văn khác, nghiên cứu về chiến lược phát triển tại một công ty cụ thể trong khoảng thời gian nhất định.
3. MỤC ĐÍC H VÀ NH IỆM VỤ NGHIÊ N CỨU ĐỀ TÀI:
Với mục đích xây dựng chiến lược cho sự phát triển bền vững của Công ty TNHH Phong Cách Số trở thành một doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế website và hướng tới đạt đẳng cấp quốc tế, luận văn cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau đây:
– Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH Phong Cách Số.
– Phân tích đánh giá môi trường vi mô, vĩ mô và tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phong Cách Số.
– Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển Công ty TNHH Phong
Cách Số, từ đó đề xuất giải pháp thực thi chiến lược.
4. CÂU H ỎI NGHIÊN CỨU:
Đề tài luận văn trả lời những câu hỏi sau:
(1) Tại sao công ty TNHH Phong cách số cần phải xây dựng chiến lược phát triển mới?
(2) Các tiền đề cho xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Phong cách số là gì?
(3) Câc giải pháp cơ bản nhằm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh cùa công ty TNHH Phong cách số là gì?
5. ĐỐI TƯ ỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊ N CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phong Cách Số và xây dựng chiến lược phát triển cho công ty TNHH Phong Cách Số.
Không gian nghiên cứu: Thị trường website của công ty taị thành phố Hà Nội.(1)
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phong Cách Số trong năm 2013-2014 và đễ xuất chiến lược kinh doanh cho công ty từ năm 2015 đến năm 2020
6. PHƯƠ NG PHÁ P NGHIÊ N CỨ U:
T á c g i ả đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện đề tài: Phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu, tổng hợp, so sánh để phân tích tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phong Cách Số.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI :
Đề tài đã cho thấy phần nào tình hình ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua, đồng thời đưa ra dự báo xu hướng ứng dụng của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Trên cơ sở phân tích trường hợp Công ty TNHH Phong Cách Số, tổng hợp điểm mạnh điểm yếu của công ty, phân tích môi trường ngành, môi trường vĩ mô đã kiến nghị các giải pháp phát triển doanh nghiệp hiệu quả, khả thi, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được xem là tư liệu tham khảo tốt cho bộ máy lãnh đạo của công ty TNHH Phong Cách Số và các doanh nghiệp cùng ngành.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨ U:
Ngòai phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được cấu trúc gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định và chiến lược
Chương 2: Phân tích thưc̣
traṇ g Công ty TNHH Phong Cách Số.
Chương 3: Định hướng chiến lược và các giải pháp phát triển Công ty TNHH Phong Cách Số đến 2020.
(1): Công ty TNHH Phong Cách Số là một đơn vi ̣có nhiều chi nhánh trên môṭ số điạ bàn như : Hà Nôị ; Vinh; TP HCM; Mỹ và cung cấp nhiều dic̣ h vu ̣ khác nhau (Dịch vụ Thiết kế website, Dịch vụ
Quảng bá website & Dịch vụ Câp̣
nhâṭ và bảo trì website). Ở đây, tôi chủ yếu nghiên cứu dịch vụ
Thiết kế website của công ty tại địa bàn Hà Nội.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH VÀ CHIẾN LƯỢC
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC
1.1.1 Khái niệm về hoạch định và chiến lược
Thuật ngữ “hoạch định” (plan) có nguồn gốc từ từ “planus” có nghĩa là mức độ, cấp độ hay bề mặt của mặt phẳng trong tiếng La Tinh. Trong suốt thể kỷ 17, khi du nhập vào Anh quốc, nó có ý nghĩa liên quan đến các vật dụng như bản đồ, bản thiết kế hay những bản vẽ cho các bề mặt của mặt phẳng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, khái niệm hoạch định phát triển mạnh mẽ và vào những năm 1950, trong các ngành công nghiệp của Mỹ, công tác hoạch định trở thành một hoạt động được tài trợ ngân sách hàng năm. Hoạt động hoạch định đã mở ra các cách thức, các khía cạnh phân tích hoạt động của tổ chức nhằm xử lý các vấn đề về tài chính, tăng tỉ lệ lợi nhuận và đạt được các mục tiêu tài chính khác. Khía cạnh tiếp theo là tăng cường ngân sách hàng năm phục vụ cho các dự đoán dài hạn, các kế hoạch 5 năm của tổ chức. Cũng giống như lập ngân sách, hoạch định trên cơ sở dự đoán (hoạch định dài hạn) từ các xu hướng trong quá khứ. Thật ra, các dự đoán này đã được sử dụng từ trước đó nhưng chỉ tới những năm 60, các kỹ thuật dự đoán cao cấp hơn (phân tích xu hướng và các mô hình hồi quy) mới được sử dung một cách rộng rãi. Ngày nay, hoạch định là một chức năng căn bản và đầu tiên của nhà quản trị và là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: