Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020

Chiến lược phát triển trường Trung cấp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———-*****———

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ – KỸ THUẬT LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2014

 

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC 7
1.1 Khái niệm, vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược 7
1.1.1 Khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược 7
1.1.2 Vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược 8
1.2 Các bước của quá trình hoạch định chiến lược 10
1.2.1 Xác định sứ mệnh và mục tiêu chiến lược 10
1.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh 15
1.2.3 Xây dựng các phương án chiến lược 24
1.2.4 Phân tích và lựa chọn chiến lược 27
1.2.5 Nghiên cứu các giải pháp chiến lược và chọn lựa giải pháp chiến lược thích hợp để theo đuổi 28
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ – KỸ THUẬT LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 30
2.1 Giới thiệu tổng quan về trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn. 30 2.1.1 Quá trình hình thành 30
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của trường 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường 33
2.2 Xác định sứ mệnh mục tiêu của trường 35
2.2.1 Sứ mệnh của trường 35
2.2.2 Mục tiêu của Trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 35
2.3 Phân tích môi trường bên trong của nhà trường 37
2.3.1 Cơ cấu ngành nghề đào tạo 37
2.3.2 Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 38
2.3.3 Đội ngũ giáo viên 41
2.3.4 Cơ sở vật chất của Trường 44
2.3.5 Nguồn lực tài chính của Trường 47
2.4 Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
…………………………………………………………………………………………………………. 53
2.4.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Lạng Sơn 53
2.4.2 Tình hình phát triển của giáo dục đào tạo 55
2.4.3 Nhu cầu và tiềm năng phát triển về đào tạo nghề 60
2.5 Đề xuất chiến lược phát triển của nhà trường 66
2.5.1 Lập ma trận SWOT 66
2.5.2 Đề xuất các chiến lược phát triển trường 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ – KỸ THUẬT LẠNG SƠN 77
3.1 Các giải pháp về đào tạo 78
3.2 Giải pháp về nghiên cứu khoa học và quan hệ hợp tác trong và ngoài nước
…………………………………………………………………………………………………………. 80
3.3 Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên 81
3.4 Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất của trường 82
3.5 Giải pháp về phát triển nguồn lực tài chính và tài sản 83
3.6 Giải pháp về xây dựng bộ máy quản lý Nhà trường 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
2 HS – SV Học sinh – Sinh viên
3 KH – CN Khoa học – Công nghệ
4 KT – KT Kinh tế – Kỹ thuật
5 KT – XH Kinh tế – Xã hội
6 KTX Ký túc xá
7 NCKH Nghiên cứu khoa học
8 O Opportunities Các cơ hội
9 S Strengths Các điểm mạnh
10 T Threats Các thách thức
11 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
12 W Weaknesses Các điểm yếu

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

STT Bảng Nội dung Trang

01
Bảng 1.1 Ma trận SWOT hình thành các phương án chiến lược
21

02
Bảng 2.1 Cơ cấu ngành nghề đào tạo tại trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn
36
03 Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên phân theo giới tính 39
04 Bảng 2.3 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên phân theo độ tuổi 40

05
Bảng 2.4 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn
40

06
Bảng 2.5 Đội ngũ lao động phân theo trình độ đào tạo của tỉnh Lạng Sơn
60

07
Bảng 2.6 Ma trận SWOT cho trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn
64
08 Bảng 2.7 Quy mô tuyển sinh dự kiến 70
09 Bảng 2.8 Tổng quy mô đào tạo dự kiến 70

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

STT Hình Nội dung Trang
01 Hình 1.1 Mô hình của D. Abell về xác định ngành kinh doanh 8
02 Hình 1.2 Mô hình năm lực lượng phân tích nội bộ ngành 16

03
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế chung đó, nước ta đã gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới, hội nhập sâu rộng và toàn diện với xu thế phát triển chung của thế giới. Thế giới hiện nay đã trở nên phẳng hơn, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đã không còn là vấn đề quan trọng, thực trạng này đem lại cho tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trước các thời cơ mới, vận hội mới nhưng bên cạnh đó các thách thức đặt ra cũng không hề nhỏ. Sự cạnh tranh trở lên gay gắt trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng không phải là ngoại lệ. Đối với Việt Nam mặc dù nền kinh tế của nước ta đã có sự đổi mới toàn diện trong gần ba thập kỷ qua, kinh tế đất nước đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt, mọi mặt của đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung tình hình kinh tế, xã hội vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế, trong đó thì ngành giáo dục đào tạo là một trong những ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, ngành giáo dục của chúng ta còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta lại phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ những nền giáo dục tiên tiến của thế giới, sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tức là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, bên cạnh sự cạnh tranh đến từ bên ngoài thì bản thân sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở trong nước cũng rất lớn, một trong những nguyên nhân đó là số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập mới tăng rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.
Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn được thành lập từ năm 1984 đến nay đã trải qua gần 30 năm phát triển và trưởng thành, trong khoảng

thời gian đó nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình đào tạo, hoàn thành tốt sứ mệnh và nhiệm vụ được tỉnh Lạng Sơn và ngành giáo dục giao. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng như hiện nay, nhà trường sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ sự cạnh tranh cả trong và ngoài nước ở tất cả các ngành, các lĩnh vực đào tạo của Trường, bên cạnh đó thì Trường cũng phải tranh thủ tận dụng thời cơ và vận hội mới từ sự hội nhập đó để đưa Trường phát triển vững chắc và lớn mạnh trong tương lai. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhà trường vượt qua được khó khăn, thách thức từ sự cạnh tranh và tận dụng được thời cơ, vận hội mới để đưa Trường có những bước phát triển lớn mạnh và bền vững trong tương lai đó là câu hỏi đặt ra mà đề tài sẽ phải giải đáp. Là một cán bộ giáo viên của nhà trường với sự tâm huyết và gắn bó của bản thân với nhà trường tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020” để làm luận văn tốt nghiệp qua đây muốn đóng góp một phần công sức của bản thân trong việc đề ra các giải pháp để xây dựng chiến lược phát triển nhà trường trong thời gian tới góp phần giúp nhà trường có những định hướng chiến lược để vượt qua khó khăn thách thức, tận dụng thời cơ để phát triển ngày một lớn mạnh và bền vững trong tương lai.

2. Tình hình nghiên cứu

Xây dựng chiến lược phát triển trong những năm gần đây được đặc biệt quan tâm từ Chính phủ đến các Bộ, Ban, Ngành ở Trung Ương, từ các tổ chức lớn đến các tổ chức nhỏ, từ các doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ ở tất cả các lĩnh vực đều quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển cho tổ chức, đơn vị mình, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng và hoạch định chiến lược được thực hiện đó là các công trình như giáo trình, luận văn, luận án, bài báo, báo cáo khoa học liên quan đến việc xây dựng và hoạch

định chiến lược. Việc xây dựng chiến lược phát triển chúng ta có thể gặp từ các công trình tầm cỡ quốc gia như Chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước trong khoảng thời gian từ 10 năm đến 20 năm đến các công trình xây dựng chiến lược ở quy mô nhỏ hơn như chiến lược phát triển của các Bộ, Ban, Ngành ở Trung Ương như Chiến lược phát triển ngành Thương mại, ngành Du lịch, chiến lược phát triển ngành Giáo dục…, chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội ở địa phương, chiến lược phát triển của các tổ chức, chiến lược phát triển của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực.
Giáo dục và Đào tạo là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng và được coi là quốc sách hàng đầu của quốc gia nên rất được chú trọng và quan tâm, ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây đã xây dựng và thực hiện xong chiến lược phát triển giai đoạn 2001 – 2010 và đang thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2020. Bên cạnh chiến lược phát triển chung của ngành thì các tổ chức và đơn vị thuộc ngành Giáo dục cũng rất quan tâm đến chiến lược phát triển và đều xây dựng chiến lược phát triển cho đơn vị mình trong đó đặc biệt phải kể đến việc xây dựng chiến lược phát triển ở khối các trường học ở hầu hết các cấp học được đặc biệt quan tâm, nhiều Trường học từ cấp Trung học phổ thông đến các trường Cao đẳng và Đại học đã xây dựng chiến lược phát triển cho đơn vị mình, có thể kể ra các trường đã xây dựng chiến lược phát triển hoàn thiện như Đại học Quốc gia Hà Nội, các trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thủy Lợi, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Nha Trang…, các trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan, Cao đẳng Bến Tre, Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, Cao đẳng Sơn La… đều đã xây dựng Chiến lược phát triển các giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc xây dựng chiến lược phát triển cho Trường là cơ sở, là căn cứ quan trọng giúp các trường có định hướng phát triển đúng đắn trên nền tảng phát huy những điểm mạnh, tận dụng thời cơ đồng thời hạn chế

những yếu kém từ bên trong và những thách thức từ môi trường bên ngoài đưa Trường có những bước phát triển bền vững trong tương lai, tuy nhiên việc xây dựng chiến lược phát triển mới chỉ được chú trọng quan tâm ở khối các trường Đại học và Cao đẳng, còn khối các trường Trung cấp chuyên nghiệp thì việc xây dựng chiến lược còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nhiều trường chỉ xây dựng theo kiểu cho có, xây dựng chiến lược phát triển một cách quá đơn giản, thiếu luận cứ khoa học, thiếu toàn diện… do vậy việc áp dụng vào thực tế sẽ khó khăn, không thực sự khả thi trong quá trình thực hiện. Xuất phát từ thực tế trên qua việc thực hiện đề tài luận văn này với sự cố gắng, tâm huyết của bản thân, tác giả hy vọng đây sẽ là một hướng xây dựng chiến lược cơ bản, phù hợp cho các đối tượng là các Trường trung cấp giống như đối tượng xây dựng chiến lược của đề tài này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện về thực trạng hoạt động của Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn để tìm ra những điểm mạnh, phân tích những điểm yếu từ bên trong, chỉ ra những cơ hội và thách thức từ bên ngoài từ đó đề tài đề xuất các Chiến lược phát triển Trường đến năm 2020 một cách có hệ thống, bài bản, lôgic và có luận cứ khoa học sát với thực tiễn và đưa ra các giải pháp để thực hiện chiến lược đó.
Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nêu một cách cơ bản nhất khái niệm về Chiến lược kinh doanh và quy trình để hoạch định một chiến lược kinh doanh. Đồng thời cũng nêu một số ma trận giúp lựa chọn chiến lược.

– Đánh giá thực trạng hoạt động của trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn từ đó tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, chỉ ra những thách thức và cơ hội của trường làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược.
– Hoạch định chiến lược phát triển Trường đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là Chiến lược phát triển của trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này xây dựng cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược cho trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn, tập trung phân tích các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược, từ đó xây dựng chiến lược phát triển và các giải pháp thực hiện và xác định tầm nhìn, sứ mệnh phát triển trường đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

– Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích tổng hợp
– Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp từ các đề tài luận văn có liên quan, sách báo, các số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân tích các hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường, thống kê số liệu của trường.
– Tổng hợp ý kiến, nhận định của Ban giám hiệu nhà trường, trưởng các phòng, bộ môn và các đơn vị hữu quan.
6. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn sự cần thiết phải áp dụng lý thuyết về chiến lược trong việc xây dựng chiến lược phát triển cho một Nhà trường giúp Nhà trường tồn tại và phát triển lớn mạnh, quản lý được sự thay đổi, duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập có sự cạnh tranh hết sức mạnh mẽ, khốc liệt như hiện nay, đó cũng có thể là kinh nghiệm để xây dựng và áp dụng cho các loại hình trường có điều kiện và đặc điểm tương tự như trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược
Chương 2. Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020.
Chương 3. Giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Lạng Sơn.

 

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC

 

1.1 Khái niệm, vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược

1.1.1 Khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược
1.1.1.1 Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ “chiến lược” được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Sau đó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Theo nguyên gốc chiến lược là những mưu tính nhằm chiến đấu để giành chiến thắng.
Cho đến nay, các nước chưa có định nghĩa thống nhất về chiến lược, chúng ta có thể kể ra một số khái niệm về chiến lược như sau:
Theo Alfred Chandler, Giáo sư Đại học Harvard: “Chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của 1 tổ chức và thực hiện chương trình hành động ấy cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu”
Theo GS Jame B.Quin, Đại học Dartmouth: “Chiến lược là mẫu hình hoặc kế hoạch của 1 tổ chức để phối hợp những mục tiêu chủ đạo, các chính sách và thứ tự hành động trong 1 tổng thể thống nhất”
Theo nhà nghiên cứu Wuyliam F.Glueck: “Chiến lược là 1 kế hoạch thống nhất, toàn diện và phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng những mục tiêu cơ bản của tổ chức đạt được thành tựu”
Theo Henry Mintzberg, ĐH McGill: “Chiến lược là 1 mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hành động”
Như vậy có thể hiểu chiến lược là:
“Chiến lược là chuỗi các quyết định nhằm định hướng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp” [2]

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *