ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG
HÀ NỘI – 2010
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC 7
1.1. Khái niệm về chính sách 7
1.2. Cấu trúc chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc 10
1.2.1. Những quy tắc chung về quản lý đất đai ở Trung Quốc 10
1.2.2. Quy hoạch đất nông nghiệp 12
1.2.3. Chế độ sở hữu đất nông nghiệp 14
1.2.4. Các quy định về quyền sử dụng đất nông nghiệp 17
1.2.5. Quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất 22
1.3. Quan niệm của Trung Quốc về vai trò chính sách đất nông nghiệp 24
1.3.1. Chính sách đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá
trình cách mạng ở Trung Quốc 24
1.3.2. Chính sách đất nông nghiệp là bước đột phá đầu tiên dẫn đến
thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc 25
1.3.3. Chính sách đất nông nghiệp là yếu tố quan trọng tạo sự ổn
định xã hội và hiện đại hóa nông nghiệp 25
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 29
2.1. Một số nội dung chủ yếu trong chính sách đất nông nghiệp ở
Trung Quốc hiện nay 29
2.1.1. Quy định về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông nghiệp
ở Trung Quốc hiện nay 29
2.1.2. Các hình thức giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Trung Quốc 33
2.1.3. Chính sách bảo vệ đất nông nghiệp 36
2.1.4. Chính sách nuôi dưỡng và bảo vệ độ màu mỡ của đất nông nghiệp 41
2.1.5. Chính sách đối với đất nông nghiệp chưa sử dụng và đất nhàn rỗi 43
2.1.6. Chính sách thu hồi đất nông nghiệp 47
2.2. Đánh giá chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc 49
2.2.1. Tác động tích cực của chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc 49
2.2.2. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra của chính sách đất
nông nghiệp của Trung Quốc 53
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
CHO VIỆT NAM 67
3.1. Lược sử về chính sách đất nông nghiệp Việt Nam 67
3.1.1. Chính sách ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ từ năm 1980 – 1987 67
3.1.2. Chính sách đất đai ở Việt Nam từ năm 1988 đến trước năm 1993 71
3.1.3. Chính sách đất đai ở Việt Nam từ 1993 đến trước 2003 72
3.1.4. Chính sách đất đai ở Việt Nam từ 2003 đến nay 75
3.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc 80
3.2.1. Sự tương đồng 80
3.2.2. Sự khác biệt 83
3.3. Một số kinh nghiệm từ Trung Quốc và gợi ý về chính sách đất
nông nghiệp cho Việt Nam 86
3.3.1. Chính sách đất đai phải không ngừng được hoàn thiện 87
3.3.2. Chính sách đất nông nghiệp cần đồng bộ, chặt chẽ 90
3.3.3. Hạn chế “kẽ hở” trong các quy định về xử trí đất nhàn rỗi 91
3.3.4. Nghiêm túc thực hiện chính sách đất nông nghiệp, đảm bảo
hài hòa lợi ích của các chủ thể 94
3.4. Một số kiến nghị về chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam
trong những năm tới 94
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
2.1 Cơ cấu GDP nông thôn Trung Quốc 51
2.2 Thu nhập và chênh lệch thu nhập của người dân thành thị và nông thôn Trung Quốc
2.3 Sản lượng và tốc độ tăng trưởng lương thực của Trung Quốc những năm gần đây
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng đông; nhu cầu sử dụng đất để phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ… cũng ngày càng gia tăng.
Trong cơ chế thị trường, đất đai là nguồn nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước. Đối với người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, chính sách đất đai có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Lịch sử phát triển của dân tộc ta từ xưa đến nay cho thấy, sự phát triển hưng thịnh của đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, một phần rất lớn phụ thuộc vào chính sách ruộng đất của Nhà nước. Nhờ có những chính sách đất đai phù hợp trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp và lôi cuốn được hàng chục triệu nông dân dưới ngọn cờ của Đảng làm cách mạng, lập lên những chiến công hiển hách, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo, lật đổ chế độ phong kiến tay sai, đem lại nền độc lập cho dân tộc, ấm no tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong công cuộc đổi mới, nhờ có những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời về chính sách đất nông nghiệp mà nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước đột phá quan trọng, tạo nên những bước phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị, xã hội.
Từ đó, có thể khẳng định đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là một trong những nguồn lực quan trọng, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội loài người nói chung, của mỗi quốc gia nói riêng.
Với vị trí và tầm quan trọng như vậy, chính sách đất nông nghiệp của mỗi quốc gia luôn là vấn đề quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp và là cơ sở cho sự phát triển của cả quốc gia. Một quốc gia có chính sách đất nông nghiệp đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và xu thế của thời đại sẽ có tác dụng tích cực trong việc ổn định xã hội, mở rộng quan hệ ngoại giao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo.
Trung Quốc là quốc gia lớn, có dân số nói chung và số lượng nông dân đông nhất thế giới. Trong khi đó, đất nông nghiệp của Trung Quốc là có hạn, chỉ khoảng 100 triệu ha. Điều đó đòi hỏi nông nghiệp Trung Quốc phải có sự phát triển mạnh mẽ mới đáp ứng được yêu cầu về lương thực, thực phẩm và đảm bảo đời sống cho một bộ phận lớn dân số sống bằng nghề sản xuât nông nghiệp. Để đạt được điều đó, yếu tố quan trọng đầu tiên là Trung Quốc phải có được một chính sách đất nông nghiệp hợp lý, tiên tiến, phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia mình. Nắm bắt được yêu cầu đó, Trung Quốc đã chọn nông nghiệp làm khâu mở đầu thực hiện cải cách và chính sách đất nông nghiệp cũng được chọn là khâu đột phá trong đổi mới về chính sách. Trong những năm qua, kể từ khi thực hiện cải cách đến nay, chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc đã không ngừng được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện. Nhìn chung, chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách đến nay đều kiên định và dựa trên nguyên tắc cơ bản là: đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là thuộc sở hữu công cộng; nhà nước thực hiện bảo vệ chặt chẽ và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất canh tác; lấy việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể đất đai làm cơ sở để chính quyền nhân dân các cấp từ trung ương đến địa phương tiến hành quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài
nguyên đất đai, ngăn chặn và chống mọi hành vi chiếm dụng đất đai phi pháp; hạn chế nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Thực hiện chính sách bảo hộ đặc biệt với đất canh tác cơ bản. Với những nguyên tắc và quan điểm cơ bản đó, chính sách đất nông nghiệp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong những năm qua đã thể hiện được nhiều ưu việt và phát huy tác dụng to lớn, góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc qua mỗi thời kỳ khác nhau đã có những nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của chính sách đất nông nghiệp, vì vậy nghiên cứu chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và các biện pháp sử dụng đất đai của Trung Quốc trong những năm gần đây và từ đó rút ra những gợi ý cho Việt Nam là hết sức cần thiết. Ngược lại, những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp, cũng thu hút sự quan tâm của học giả Trung Quốc. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở các quy mô khác nhau, dưới đây tác giả xin dẫn ra các kết quả đã nghiên cứu liên quan đến chính sách đất đai của Trung Quốc; chính sách đất đai của Việt Nam:
– TS. Nguyễn Mạnh Tuân: Đất nông nghiệp của Trung Quốc hiện nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
– PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên): Vấn đề tam nông ở Trung Quốc – Thực trạng và giải pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, 2008.
– PGS.TS. Trần Thị Minh Châu (Chủ biên): Về chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 2007.
– Viện Nghiên cứu Trung Quốc, “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: 55 năm xây dựng và phát triển”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
– Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên): Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, 2005.
– Viện Nghiên cứu Trung Quốc, “Trung Quốc: 25 năm cải cách mở cửa.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
– Đào Xuân Mùi: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
– GS.TS. Lâm Quang Huyên: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2002.
– PGS.TS. Ngô Đức Cát (Chủ biên): Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết về tình hình phát triển nông nghiệp; các chính sách nông nghiệp, chính sách đất đai, chính sách đất nông nghiệpvv…
Những công trình được tác giả đề cập trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng ở cả Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian từ khi hai nước thực hiện cải cách, đổi mới đến nay, nhưng chủ yếu nghiên cứu về các quy định pháp luật cụ thể liên quan đến đất đai nói chung, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu trên khía cạnh chính sách đất nông nghiệp ở Trung Quốc từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách đến nay; phân tích sự tương đồng, sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, đánh giá và so sánh giữa chính sách đất nông nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc, rút ra những kinh nghiệm, nêu ra những gợi ý, kiến nghị về chính sách đối với đất nông nghiệp cho Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu trùng với đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Mục đích:
Nghiên cứu chính sách của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đối với đất
nông nghiệp; tổng hợp một số kinh nghiệm, từ đó đề xuất những gợi ý về giải pháp, kiến nghị đối với Việt Nam.
+ Nhiệm vụ:
– Chỉ ra vai trò của chính sách đất nông nghiệp Trung Quốc và sự tác động của chúng đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
– Phân tích thực trạng chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc; đánh giá những tác động của chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc đối với sự phát triển của Trung Quốc.
– Rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc hoạch định và thực hiện chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc, từ đó rút ra những gợi ý về chính sách đất nông nghiệp cho Việt Nam trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa từ 1978 đến nay.
+ Phạm vi nghiên cứu:
– Các chính sách trực tiếp liên quan đến vấn đề sở hữu, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình cải cách nông nghiệp nông thôn ở Trung Quốc.
– Chính sách đất nông nghiệp ở Trung Quốc trong những năm gần đây (thời kỳ cải cách mở cửa và thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc).
– Những kinh nghiệm của Trung Quốc cho Việt Nam trong việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách đất nông nghiệp.
– Thực trạng đất đai nông nghiệp ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách đất đai nông nghiệp ở Trung Quốc.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, mô tả và so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
6. Kết quả dự kiến của luận văn
+ Kết quả khoa học
– Nghiên cứu khái quát quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc; đánh giá những tác động tích cực, những hạn chế và những vấn đề đặt ra từ việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế – xã hội Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa.
– Chỉ ra những sự tương đồng và khác nhau trong chính sách đất nông nghiệp ở Trung Quốc và Việt Nam; rút ra những bài học kinh nghiệm từ chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc.
– Đề xuất một số gợi ý về chính sách đất nông nghiệp cho Việt Nam trên cơ sở vận dụng những kinh nghiệm ở Trung Quốc.
+ Kết quả ứng dụng
Luận văn sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc, từ đó đề xuất một số gợi ý về chính sách đất đai trong nông nghiệp, cung cấp những luận cứ có cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Khái luận về chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc.
Chương 2: Thực trạng chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc những năm gần đây.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và gợi ý chính sách cho Việt Nam.
Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH
Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt là được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đến chính trị và pháp quyền. Chính sách bao gồm: chính sách công và chính sách của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Chính sách công lại bao gồm: chính sách quốc gia và chính sách của các địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Trong phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu về chính sách quốc gia.
Chính sách công có thể hiểu là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm. Bên cạnh đó, có rất nhiều khái niệm về chính sách, có thể liệt kê như sau [12, tr. 27]:
– Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề.
– Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó.
– Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra.
– Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành.
– Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: