ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNNN 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN 5
Khoảng trống nghiên cứu: 13
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển và quản trị Nhà nước đối với DNNN …13 1.2.1 Các khái niệm then chốt: 13
1.2.2 Chính sách phát triển DNNN 21
1.2.3 Chính sách quản trị Nhà nước đối với DNNN: 27
1.2.4 Các yếu tố tác động đến Chính sách phát triển và Quản trị nhà nước đối với DNNN 35
1.2.5 Thước đo hiệu mức độ hiệu quả của chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN – Mức độ hiệu quả của phân bổ nguồn lực: 37
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận 39
2.1.1 Cơ sở phương pháp luận 39
2.1.1 Cách tiếp cận 39
2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 39
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 39
2.2.2 Phương pháp diễn dịch 40
2.2.3 Phương pháp quy nạp 40
2.2.4 Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh 40
2.2.5 Phương pháp Case study 40
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNNN 41
Tổng quan kinh nghiêm quốc tế và giới hạn phạm vi nghiên cứu 41
3.1 Kinh nghiệm của Singapore 43
3.1.1 Bối cảnh phát triển DNNN ở Singapore: 44
3.1.2 Chính sách phát triển DNNN ở Singapore: 46
3.1.3 Chính sách quản trị DNNN ở Singapore: 49
3.1.5 Nhận định từ kinh nghiệm của Singapore: 53
3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc: 56
3.2.1 Bối cảnh phát triển DNNN ở Trung Quốc: 56
3.2.2 Chính sách phát triển DNNN của Trung Quốc: 58
3.2.3 Chính sách quản trị nhà nước đối với DNNN của Trung Quốc: 60
3.2.4 Nhận định từ kinh nghiệm của Trung Quốc: 63
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNNN TẠI VIỆT NAM 68
4.1. Nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò, vị trí của DNNN: 69
4.2. Đổi mới cơ chế, cách thức quản lý nhà nước đối với DNNN ở Việt Nam 70
4.3. Cải cách sở hữu của DNNN tại Việt Nam 71
4.3.1. Chủ trương, chính sách về cải cách sở hữu DNNN tại Việt Nam 71
4.3.2. Thực trạng của cải cách sở hữu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 74
a. Sự thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 78
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 78
4.3.3. Những khó khăn, trở ngại và tranh luận về cải cách DNNN tại Việt Nam 79
4.4 Hàm ý cho chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN của Việt Nam 81
4.4.1 Hàm ý cho chính sách phát triển DNNN của Việt Nam: 82
4.4.2 Hàm ý cho chính sách quản trị nhà nước đối với DNNN của Việt Nam 88
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CMSC Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
3 GLC Doanh nghiệp có liên hệ với chính phủ của Singapore (Government-Linked Company)
4 NDRC Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia
5 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
6 SASAC Uỷ ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc
7 Temasek Công ty Temasek Holdings
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Sự khác nhau về khung quản trị giữa khu vực tư nhân và DNNN 29
2 Bảng 3.1 Số DNNN tại các quốc gia đang phát triển và phát triển trong danh sách Fortune Global 500 41
3
Bảng 3.2 Số DNNN tại một số quốc gia chủ yếu trong Fortune Global 500 và tỷ lệ DNNN trong tổng số doanh nghiệp tại mỗi quốc gia
42
4 Bảng 4.1 GDP theo loại hình sở hữu 74
5 Bảng 4.2 ICOR (Bình quân 3 năm) 75
6 Bảng 4.3 Tỷ trọng GDP theo thành phần kinh tế 76
7 Bảng 4.4 Đóng góp của ba khu vực doanh nghiệp vào NSNN 77
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trên thế giới, trong thập kỷ vừa qua, sự phục hưng của các DNNN khiến mô hình DNNN như đang giai đoạn khởi đầu của một thời kỳ mới hơn là sự cáo chung. Trong kỷ nguyên mới này, các DNNN đã chiếm giữ một vai trò trọng yếu trong danh sách những doanh nghiệp mạnh nhất thế giới. Thực vậy, DNNN đã thống trị nhiều ngành công nghiệp chủ chốt và là xương sống của nền kinh tế Trung Quốc – nền kinh tế đang trên đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự vươn dậy mạnh mẽ của DNNN, kết hợp với tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc, khiến tương lai của DNNN tại Trung Quốc là một chủ đề quan trọng tầm cỡ toàn cầu. Sự thành công và phát triển bền vững của DNNN của Trung Quốc đã được tranh luận mạnh mẽ ở Trung Quốc và quốc tế. Bên cạnh đó mô hình DNNN của Singapore đường như là một mô hình hiệu quả cho cải cách DNNN của Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung (Tan, Puchninak, Varottil, 2015).
Nền kinh tế Việt Nam cần tiến tới các giai đoạn phát triển cao hơn, đạt vị trí cao hơn trên chuỗi giá trị học hỏi từ các quốc gia đi trước như mô hình Đông Á vốn đã đi trước ta rất xa, nếu không có sự nỗ lực, đổi mới thì khó vươn lên được mà còn nguy cơ mắc lại ở trình độ phát triển thấp. Các DNNN với nguồn lực to lớn và trách nhiệm, vai trò của mình, cần đáp ứng được các trách nhiệm và vai trò đó, đóng góp quan trọng đưa cả khu vực DNNN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam trên tiến trình phát triển cao hơn. Tuy vậy, DNNN Việt Nam dường như đối diện nhiều mâu thuẫn như nguồn lực nhiều nhưng hiệu quả thấp, các quyết định đầu tư còn phải xin phép các cơ quan quản lý cấp trên gây khó khăn chậm chễ, các mục tiêu hoạt động chưa rõ ràng và còn mâu thuẫn nhau, thiếu năng lực cạnh tranh, … Bên cạnh đó, nếu đầu tư nhiều hơn nhưng như kinh nghiệm quốc tế, các quốc gia có trình độ phát triển thấp thường xảy ra tình trạng đầu tư không hiệu quả, tham nhũng, nên bên cạnh chính sách phát triển cần có chính sách quản trị công và quản trị công ty hiệu quả.
Trong khi đó, chính sách của nhà nước, tạo ra sự khác biệt lớn nhất đối với kết quả phát triển (Studwell, 2013). Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, của các nước đã đi trước trên con đường phát triển, để rút ra bài học vô cùng giá trị, góp phần đưa ra các chính sách đúng đắn, tạo kết quả phát triển tích cực. Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN và bài học cho các chính sách của Việt Nam lại thiếu vắng hay chưa đầy đủ, nhất là về chính sách quản trị nhà nước đối với các DNNN.
Do đó, luận văn chọn nghiên cứu đề tài: Chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam, để đáp ứng sự cấp thiết và thiếu vắng này.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Từ nghiên cứu các lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN và thực trạng Việt Nam, trả lời câu hỏi sau:
Từ nghiên cứu các lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển và quản trị nhà nước đổi với DNNN về chiến lược, mô hình, hệ thống, các yếu tố tác động,… có thể đưa ra hàm ý về chính sách về phát triển, quản trị nhà nước đối với các DNNN cho Việt Nam để tận dụng các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, phát huy tiềm năng của các DNNN và tránh lặp lại các bài học sai lầm?
3. Mục đích của nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển và quản trị nhà nước đổi với DNNN, và đánh giá thực trạng tại Việt Nam, nhằm xác định các chính sách có tính khả thi, hiệu quả, phù hợp đối với các quốc gia, đánh giá các yếu tố tác động, so sánh, đánh giá và giải thích tính khả thi, hiệu quả và phù hợp, từ đó đưa ra các hàm ý khả thi, hiệu quả, phù hợp với Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN.
Sử dụng các lý thuyết về quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu để phân tích các chính sách khác nhau của các quốc gia. Phân tích, tổng hợp, kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc, đánh giá mức độ hiệu quả, phù hợp, rút ra các kinh nghiệm, hàm ý, giả thiết; đánh giá , phân tích các giả thiết đó, đối chiếu với các lý thuyết hiện tại.
Phân tích thực trạng phát triển và quản trị nhà nước đối với doanh nhà nước tại Việt Nam cấu trúc sở hữu DNNN và hiệu quả kinh doanh các DNNN tại Việt Nam. Từ các kinh nghiệm, lý thuyết, phân tích các kinh nghiệm quốc tế đưa ra hàm ý đối với Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN của các nước trên thế giới. Thực trạng chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN tại Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Giới hạn phạm vi với Singapore và Trung Quốc do giới hạn về thời gian nghiên cứu, luận văn lựa chọn tập trung vào hai quốc gia có nhiều tương đồng với Việt Nam về vị trí địa lý, văn hóa và đã có những chính sách thiết thực, hiệu quả tạo nên thành thích nổi bật đối với phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thời gian: tại Singapore từ năm 1965 – 2018, tại Trung Quốc từ những năm 1970 – 2018 và tại Việt Nam từ năm 1990 – 2018.
Phạm vi nội dung: nội dung chính sách phát triển và quản trị DNNN tại, Singapore, Trung Quốc, tính hiệu quả, khả thi và phù hợp của các chính sách; các yếu tố tác động. Thực trạng chính sách phát triển và quản trị DNNN tại Việt Nam
5 Kết cấu luận văn:
Luận văn được kết cấu thành bốn chương. Phần Mở đấu nêu tính cấp thiết của luận văn, câu hỏi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 1 nêu tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu là chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN và cơ sở lý luận bao gồm các khái niệm và các lý thuyết về nội dung các chính sách, yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá.
Chương 2 nêu phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích
Chương 3 đi vào kinh nghiệm quốc tế, dựa trên các nội dung các chính sách, tổng quát các kinh nghiệm và rút ra quan điểm, đánh giá, phân tích các quan điểm rút ra Chương 4 nêu thực trạng của Việt Nam và căn cứ vào các bài học, kinh nghiệm, quan điểm để đưa ra các hàm ý về chính sách cho Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNNN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN
Nghiên cứu “DNNN – Công cụ tạo ra giá trị cho công cộng?” của tác giá Jan Sturesson, Scott McIntyre, Nick C Jones của PWC
DNNN là một lực lượng có ảnh hưởng và đang tăng trưởng trên toàn cầu. Ví dụ, tỷ trọng các DNNN trong danh sách Fortune Global 500 đã tăng từ 9% trong năm 2005 lên 23% năm 2014, chủ yếu do sự tăng trưởng của các DNNN Trung Quốc.
Các DNNN đã trở thành công cụ cho một số quốc gia để định vị tốt hơn vị trí của họ trong tương lai kinh tế toàn cầu, tăng tính cạnh tranh toàn cầu vì tài chính, tài năng và nguồn lực.
Nhiều nếu không phải là hầu hết, các DNNN lớn hoạt động toàn cầu và tham gia hoạt động thương mại. Trong một nghiên cứu phân tích danh sách Fortune’s 2000 doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2010-2011, các tác giả phát hiện ra 204 (10.2%) trong số 2.000 doanh nghiệp là các DNNN với quyền lợi trải khắp 37 quốc gia.
Các tác giả cho rằng đây có thể là hệ quả của một xu hướng cực lớn của sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế. Do vậy, cũng rất phù hợp với hướng nghiên cứu luận văn khi nghiên cứu mới một chủ đề dường như đã cũ, nhưng đang trở nên nóng hơn trên toàn cầu, đó là sự phát triển của các DNNN trở thành lực lượng lớn mạnh, cạnh tranh trên toàn cầu.
Nghiên cứu của các tác giả TAN Cheng-Han, Dan W. PUCHNIAK, Umakanth VAROTTIL – Đại học Quốc gia Singapore về quá trình hình thành của DNNN Singapore để trở thành một mô hình tiềm năng cho cải cách.
Theo bài nghiên cứu, mô hình DNNN của Singapore (Government-linked companies – GLC) có thể cung cấp một mô hình tốt, hấp dẫn cho cải cách DNNN Trung Quốc và các quốc gia khác như Việt Nam.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: