ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2016
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt…………………………………………………i Danh mục các bảng/ biểu đồ………………………………………………….ii MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Kết cấu của luận văn 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 6
1.2. Cơ sở lý luận về nợ công 10
1.2.1. Khái niệm về nợ công 10
1.2.2. Quan điểm của các nhà kinh tế học về nợ công 15
1.2.3. Đặc trưng cơ bản của nợ công 18
1.2.4. Phân loại nợ công 20
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến nợ công 24
1.2.6. Tác động của nợ công 26
1.2.7. Các chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn của nợ công 29
1.3. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý nợ công 32
1.3.1. Khái niệm chính sách quản lý nợ công 33
1.3.2. Vai trò của chính sách quản lý nợ công 34
1.3.3. Bộ phận cấu thành chính sách quản lý nợ công 36
1.3.4. Những rủi ro trong quản lý nợ công 41
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 45
2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 45
2.1.1. Nội dung phương pháp 45
2.1.2. Mục đích luận văn sử dụng phương pháp 46
2.1.3. Cách thức luận văn sử dụng phương pháp 46
2.2. Phương pháp chuyên gia 47
2.2.1. Nội dung phương pháp 47
2.2.2. Mục đích luận văn sử dụng phương pháp 48
2.2.3. Cách thức luận văn sử dụng phương pháp 48
Chương 3 THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 50
3.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam 50
3.1.1. Quy mô nợ công 50
3.1.2. Cơ cấu nợ công 53
3.1.3. Nguyên nhân làm gia tăng nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 55
3.1.4. Đánh giá thực trạng nợ công ở Việt Nam 58
3.2. Chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay 59
3.2.1. Mục tiêu của chính sách quản lý nợ công 59
3.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ công 60
3.2.3. Công cụ quản lý nợ công 65
3.3. Đánh giá về chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay 67
3.3.1. Một số thành tựu 67
3.3.2. Một số hạn chế 69
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 73
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 75
4.1. Chú trọng hoạch định chính sách quản lý nợ công 75
4.2. Hoàn thiện khung pháp luật và thực thi pháp luật về nợ công 76
4.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nợ công 77
4.4. Hiện đại hóa công tác quản lý nợ công 79
4.5. Nâng cao vai trò kiểm toán nợ công 80
4.6. Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro nợ công 82
KẾT LUẬN 84
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………87
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
(Xếp theo A, B, C)
TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)
2 BTC Bộ Tài chính
3 DBR Thu ngân sách nhà nước
4 DMO Debt Management Office (Cơ quan quản lý nợ công)
5 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
6 HIPCs Nhóm các nước nghèo gánh nặng nợ cao
7 ICOR Incremental Capital Output Ratio (Hệ số sử dụng vốn đầu tư)
8 IMF International Monetary Fund (Qũy tiền tệ quốc tế)
9 KBNN Kho bạc nhà nước
10 KHĐT Bộ Kế hoạch đầu tư
11 KTNN Kiểm toán nhà nước
12 NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
13 NHTW Ngân hàng trung ương
14 NSNN Ngân sách nhà nước
15 ODA Official Development Assistance (Các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức)
16 QLN&TCĐN Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại
17 UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development (Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển)
18 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
19 WB World bank (Ngân hàng thế giới)
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Ngưỡng an toàn của các chỉ tiêu đo lường mức độ nợ công 30
2 Bảng 1.2 Mức độ an toàn của nợ công theo chất lượng thể chế và năng lực chính sách 31
3 Bảng 3.1 Cơ cấu nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ được chính phủ bảo lãnh giai đoạn 2010-2014 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Biểu đồ Nội dung Trang
1
Biểu đồ 3.1
Nợ công của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015
50
2 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 51
3 Biểu đồ 3.3 Nợ nước ngoài và nợ trong nước so với GDP giai đoạn 2009 – 2013 53
4
Biểu đồ 3.4
Cơ cấu nợ nước ngoài theo đồng tiền (Năm 2010)
54
DANH MỤC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại 63
2 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý nợ công ở Việt Nam 64
3 Hình 3.3 Các công cụ quản lý nợ công 65
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, vay nợ là hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể kinh doanh. Việc vay vốn của các chủ thể kinh doanh là điều hết sức bình thường và đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Việc vay nợ hình thành nên nghĩa vụ trả nợ, bao gồm cả gốc, lãi vay và các chi phí liên quan tới khoản vay. Xuất phát từ quy luật đó, khái niệm “nợ công” ra đời để mô tả những khoản nợ do khu vực công vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm trang trải các khoản chi tiêu, góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với dự trữ tài chính hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, EU đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt. Do vậy, việc bảo đảm an toàn và bền vững nợ công là một bài toán mà hầu hết các quốc gia phải tính đến. Nếu nợ công vượt quá ngưỡng an toàn thì nó sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực khiến nền kinh tế bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và mang theo những tổn thất nặng nề như: thu nhập giảm mạnh, kinh tế đình trệ, thất nghiệp và lạm phát cao, mất ổn định kinh tế – chính trị – xã hội trong cả hiện tại và tương lai. Đó không phải là một lời cảnh tỉnh mà thực tế cho thấy trên thế giới đã và đang diễn ra khá nhiều cuộc khủng hoảng nợ công với nguyên nhân và tác động khác nhau. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để quản lý nợ công một cách bền vững từ việc xác
định chiến lược vay nợ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đến việc lên kế hoạch trả nợ. Đó cũng chính là biện pháp an toàn nhất để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công.
Việt Nam là một nước đang phát triển và bước đầu gia nhập nhóm “nước có thu nhâp trung bình”. Do vậy, việc vay nợ của khu vực công để đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển là rất lớn. Thời gian qua, việc vay vốn trong và ngoài nước với nhiều hình thức khác nhau đã khiến nợ công của Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng. Đặc biệt là sau tác động tiêu cực lan tỏa của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2008, Chính phủ đã “mạnh tay” tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Mặc dù GDP trong năm 2009 có cải thiện so với 2008, nhưng với những yếu kém nội tại và quản lý lỏng lẻo trong việc sử dụng vốn, đã để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế: lạm phát và thất nghiệp tăng cao, thâm hụt ngân sách trầm trọng, gánh nặng nợ nần đáng lo ngại…Tuy tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn (65% GDP) nhưng tốc độ tăng nợ hiện nay, đặc biệt là nợ nước ngoài đang là vấn đề cần hết sức lưu tâm. Với bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái và những cơ hội, thách thức đặt ra trong quá trình tăng trưởng, việc nghiên cứu thực trạng nợ công cũng như tính bền vững của nợ công trở nên vô cùng cần thiết trong việc hoạch định và thực thi chính sách quản lý nợ công. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết nêu trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ công, chính sách quản lý nợ công. Trên cơ sở phân tích thực trạng nợ công và chính sách quản lý nợ công
của Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chính sách quản lý nợ công trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ công và chính sách quản lý nợ công.
Thứ hai, phân tích thực trạng nợ công, chính sách quản lý nợ công của Việt Nam dựa trên số liệu thực tế có liên quan và phân tích bằng chứng từ kinh nghiệm quản lý nợ cũng như các cuộc khủng hoảng nợ công đã xảy ra ở một số quốc gia trên thế giới.
Cuối cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nợ công trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài: “Chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam”, luận văn lần lượt đi vào giải quyết các câu hỏi sau:
– Thực trạng quy mô và cơ cấu nợ công ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Những nguyên nhân làm gia tăng nợ công trong giai đoạn hiện nay là gì?
– Chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay bao gồm những nội dung nào? Những thành tựu đã làm được là gì? Những hạn chế còn tồn tại?
– Trong thời gian tới, Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện chính sách quản lý nợ công cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về nợ công và chính sách quản lý nợ công
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về nợ công và thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015.
Năm 2010 là thời điểm Luật quản lý nợ công chính thức có hiệu lực. Đây cũng chính là bước ngoặt quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý ở mức cao nhất để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ về việc hướng tới quản lý nợ hiệu quả, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về nợ công và chính sách quản lý nợ công
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng nợ công và chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam Chương 4: Một số kiến nghị đối với chính sách quản lý nợ công
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về lý thuyết cũng như thực tiễn, nợ công là một phạm trù thuộc lĩnh vực Tài chính công, là một trong những vấn đề cơ bản và cốt lõi trong nguồn thu của Tài chính công. Hiện nay, nợ công và quản lý nợ công là vấn đề thời sự nóng bỏng của tất cả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam nói chung. Chính vì thế, vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu tại nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế. Hiện có khá nhiều các công trình nghiên cứu về nợ công không chỉ về lý luận mà cả nghiên cứu thực tiễn dựa trên bằng chứng và kinh nghiệm quốc tế. Sau đây là tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và các mô hình thực nghiệm liên quan đến nợ công và quản lý nợ công. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu như:
Guidelines for pubic debt managemnet: Accompanying document and selected case studies (Hướng dẫn quản lý nợ công: Tài liệu hướng dẫn và các trường hợp cụ thể) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) (2003, Washington DC, USA). Trong cuốn tài liệu này đã chỉ rõ khái niệm nợ công, vai trò quản lý nợ và đưa ra các tình huống cụ thể về cơ chế quản lý nợ công của 18 nước được lựa chọn như Brazil, Anh, Mỹ, Ấn Độ, New Zealand…Qua đó đưa ra những nội dung chính của quản lý nợ công và bài học cần thiết để thực hiện cơ chế quản lý nợ công cho phù hợp với điều kiện của các quốc gia.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: