MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hành trình gần 12 năm phát triển với vai trò quan trọng là công cụ thu hút vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quan điểm phát triển thị trường được nêu tại Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 1 tháng 3 năm 2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ: “Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán’’
Qua gần 12 năm hình thành và phát triển, các chính sách về thuế áp dụng cho các chủ thể tham gia TTCK bước đầu đã đáp ứng là công cụ điều chỉnh đối với thị trường, góp phần đảm bảo thị trường vận hành trơn trôi chảy. Sau một thời gian vận hành, thị trường chứng khoán đã có nhưng bước phát triển nhất định và các đối tượng tham gia thị trường đã ít nhiều có những kinh nghiệm, kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các quy định đã được ban hành trước đây chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt và cần thiết phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế và hỗ trợ (ưu đãi) với thị trường.
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm phân tích các mặt tồn tại của chính sách thuế đối với chứng khoán và đưa ra biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chính sách thuế nói chung và chính sách thuế đối với TTCK nói riêng đang được Quốc hội và Chính phủ từng bước hoàn thiện để sớm đưa vào thực tế. Hiện có một số công trình nghiên cứu về thuế đối với TTCK, tuy nhiên các đề xuất chưa bao quát và toàn diện, do đó đề tài sẽ bổ sung thêm các luận điểm nhằm hoàn thiện hơn chính sách thuế chứng khoán.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chính sách về thuế đối với TTCK ; phân tích những tồn tại của chính sách thuế đối với chứng khoán trong thời gian qua áp dụng ở Việt Nam và đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với chứng khoán.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng chính của đề tài là chính sách thuế áp dụng đối với các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán;
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập chung phân tích tác động của thuế đối với chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp :
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp phân tích
– Phương pháp chuyên gia
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn dự kiến sẽ đóng góp các luận điểm khoa học về chính sách thuế hiện hành đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Những đóng góp này tổng hợp các vấn đề đã được nêu trên báo chí thời gian qua để đưa ra quan điểm độc lập về chính sách thuế. Trên cơ sở đó luận văn có hy vọng sẽ đóng góp ý kiến để hoàn thiện chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của đề tài gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán và chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán
Chương 2: Thực trạng chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái quát chung
1.1.1.1. Khái niệm: Thị trường chứng khoán (TTCK) được định nghĩa theo từ điển tiếng Anh Longman Dictionary Business English, như sau: một thị trường có tổ chức là nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định. Tại điều 6 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 thì thị trường chứng khoán được định nghĩa là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
1.1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán
Cấu trúc của TTCK có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Thông thường, ta có thể xem xét ba cách thức cơ bản là phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn.
Phân loại theo hàng hoá của thị trường chứng khoán
Theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân TTCK thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.
Thị trường trái phiếu: là thị trường mà hàng hoá được giao dịch trao đổi, mua bán tại đó là các trái phiếu.
Thị trường cổ phiếu là thị trường mà hàng hoá được giao dịch trao đổi, mua bán tại đó là các cổ phiếu.
Thị trường các công cụ phái sinh là thị trường mà hàng hoá được giao dịch trao đổi, mua bán tại đó là chứng khoán phái sinh. Ví dụ: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.
Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn
Theo cách thức này, thị trường được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp:
– Thị trường sơ cấp là thị trường nơi các chứng khoán được phát hành và bán cho những người mua đầu tiên (vì vậy còn được gọi là thị trường phát hành). Giá của các chứng khoán được bán trên thị trường sơ cấp gọi là giá phát hành, các chứng khoán được gọi là chứng khoán mới phát hành.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: