Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Chính sách ưu đãi thuế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

 

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ VÀ TRÁNH THUẾ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

 

Hà Nội – 2019

 

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC ẢNG IỂU ĐỒ SO ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ VÀ TRÁNH
THUẾ 5

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 5
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.2.1. Tổng quan về chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ 9
1.2.2. Các hình thức ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư
nước ngoài 13
1.2.3. Vai trò, sự cần thiết của chính sách ưu đãi thuế của Chính
phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài 16
1.2.4. Chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam 18
1.3. Các hình thức tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài 23
1.3.2. Một số dấu hiệu của hành vi tránh thuế 25
1.3.3. Các hình thức tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài 26
1.3.4. Tác động của tình trạng tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài 31
Tiểu kết chương 1 37

CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. Khung nghiên cứu lý thuyết 38
2.2. Các phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 39
2.2.2. Phương pháp kế thừa 39
2.2.3. Phương pháp case study 40
2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp 40
Tiểu kết chương 2 42

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC HÌNH THỨC TRÁNH THUẾ 43

3.1. Thực trạng áp dụng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ
đối với nhà đầu tư nước ngoài 43
3.1.1. Các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu
tư nước ngoài 43
3.1.2. Đánh giá chung về việc thực hiện các chính sách ưu đãi thuế
của chính phủ 50
3.1.3. Hạn chế của các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối
với nhà đầu tư nước ngoài 53
3.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế 58
3.2. Thực trạng tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 59
3.2.1. Đánh giá chung về thực trạng tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 59
3.2.2. Khó khăn và thách thức trong việc hạn chế hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam 63
3.2.4. Một số cách thức giúp kiểm soát hành vi tránh thuế bằng
hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài 65
Tiểu kết chương 3 70

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ HẠN CHẾ TRÁNH THUẾ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TẠI VIỆT NAM 71
4.1. ối cảnh và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới 71
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài đồng thời giúp hạn chế tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 75
4.2.1. Đối với cơ quan thuế 75
4.2.2. Đối với Chính phủ Việt Nam 78
Tiểu kết chương 4 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

STT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ
1. APA Thoả thuận trước giá
2. APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
3. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
4. EPC Hợp đồng tổng thầu
5. EPZ Khu chế xuất
6. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7. GDP Tổng sản phẩm quốc nội
8. GTGT Giá trị gia tăng
9. MNCs Tập đoàn đa quốc gia
10. NĐ-CP Nghị định chính phủ
11. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
12. TNDN Thu nhập doanh nghiệp
13. USD Đô la Mỹ
14. VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
15. WB Ngân hàng thế giới
16. WEF Diễn đàn kinh tế thế
17. WTO Tổ chức Thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC ẢNG IỂU ĐỒ SO ĐỒ

DANH MỤC CÁC ẢNG:
Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành kinh tế
(luỹ kế đến tháng 9/2018) 51
Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác (luỹ kế đến tháng 9/2018) 52
DANH MỤC CÁC IỂU ĐỒ ĐỒ THỊ:
Biểu đồ 2.1: Khung nghiên cứu lý thuyết 38
Biểu đồ 3.3: Số lao động có việc làm khu vực FDI 53
Biểu đồ 3.4: Số dự án FDI theo vùng (luỹ kế đến tháng 9/2018) 55
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng vốn FDI theo vùng (luỹ kế đến tháng 9/2018) 56

 

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển một cách mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới; kéo theo đó là sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của hầu hết các nước kể cả các nước chậm phát triển nhất. Mỗi quốc gia, muốn phát triển một số ngành, lĩnh vực cụ thể nào đó thường thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” nhằm kêu gọi và thu hút vốn đầu tư – đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể bằng nhiều hình thức, với những chính sách, biện pháp khuyến khích ưu đãi đầu tư khác nhau và đặc biệt trong đó có chính sách về ưu đãi thuế.
Thuế có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ đời sống kinh tế xã hội của quốc gia nào bởi thuế là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong hệ thống thuế thì chính sách ưu đãi thuế được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu của tất cả các sắc thuế. Chính sách về ưu đãi thuế không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước với những đối tượng nộp thuế mà còn là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết hoạt động vĩ mô của nền kinh tế.
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ngày càng tham gia sâu và rộng hơn với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới như: WTO, ASEAN, APEC… Những sự kiện này đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những chính sách Việt Nam thực hiện nhằm kêu gọi các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đó chính là ưu đãi thuế. Bên cạnh những cơ hội mà ưu đãi thuế đem lại thì trong những năm trở lại đây, Việt Nam phải đối mặt với thực trạng mỗi năm có khoảng 40-50% đoanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam kê khai lỗ (theo Thống kê của phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam – VCCI). Trong đó có nhiều nhà đầu tư mặc dù báo lỗ trong nhiều năm song vẫn mở rộng quy mô. Những kẻ hở trong chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đã gây ra những hình thức tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài, điều này gây ra nhiều những hao tổn và thâm hụt nghiêm trong ngân sách nhà nước. Nó không chỉ làm nhà nước thất thu một khoản tiền lớn mà các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp mà nó còn tạo ra tiền lệ xấu, làm mất đi tính công bằng về thuế của các doanh nghiệp. Điều này còn tạo ra tâm lý bất ổn, e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam vì môi trường thuế chưa ổn định.
Chính từ những thực tiễn trên, tác giả lựa chọn tên đề tài “Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế quốc tế của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
– Luận văn hệ thống hoá các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
– Phân tích thực trạng áp dụng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng của hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
– Kiến nghị những giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài song hạn chế được hành vi tránh thuế của họ tại Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hoá nội dung cơ bản về chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
– Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ và những hình thức tránh thuế tại Việt Nam của những nhà đầu tư nước ngoài.
– Đề xuất/ kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế và hạn chế các thức tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Một số câu hỏi nghiên cứu đối với quá trình thực hiện luận văn được đặt ra:

– Ưu đãi thuế của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam đang được áp dụng như thế nào?
– Nhà đầu tư nước ngoài đang tận dụng những kẽ hở nào của chính sách ưu đãi thuế nhằm thực hiện hành vi tránh thuế của họ?
– Trong thời gian tới, Việt Nam có những giải pháp gì để hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế nhằm vẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài song bên cạnh đó hạn chế được những hình vi tránh thuế của họ dưới hình thức chuyển giá?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và những nội dung chủ yếu của chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài.
– Nghiên cứu những hành vi tránh thuế đặc biệt là hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
– Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
– Nghiên cứu trường hợp các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá.
Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Trong quá trình thực hiện làm Luận văn, người viết tập trung nghiên cứu các quy định, chính sách về ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài; bên cạnh đó tập trung nghiên cứu cách thức mà nhà đầu tư nước ngoài tận dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm thực hiện hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá tại Việt Nam.

– Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2018 bởi đây là giai đoạn Việt Nam mở rộng cửa đón chào nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, do đó Chính phủ ban hành nhiều những chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời trong giai đoạn này hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá được thể hiện rõ nét trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn, người viết thu thập những tài liệu liên quan cùng với việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp kế thừa…để quá trình nghiên cứu đạt được hiệu quả trong việc giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đồng thời trả lời được các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo sử dụng liên quan đến luận văn thì luận văn nghiên cứu có kết cấu bao gồm 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài và các hình thức tránh thuế
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài và ngăn tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ VÀ TRÁNH THUẾ

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những cách thức, chiến lược khác nhau trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào quốc gia mình. Tuy nhiên có thể thấy rằng, để kêu gọi và thu vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả thì các quốc gia thường sử dụng chính ưu đãi đầu tư, đặc biệt trong đó phải kể tới chính sách ưu đãi về thuế. Chính sách ưu đãi về thuế không chỉ đem lại cho quốc gia cơ hội có thể thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào quốc gia giúp phát triển tình hình kinh tế đất nước mà đây còn được xem như công cụ hiệu quả để Chính phủ mỗi quốc gia điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế trong nước.
Bên cạnh những cơ hội mà chính sách ưu đãi thuế đem lại thì mỗi quốc gia đều phải đối mặt với thực trạng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tận dụng những lỗ hổng, những kẽ hở trong chính sách ưu đãi về thuế để thực hiện hành vi tránh thuế mà trong luận văn của mình, tác giả sẽ đi sâu, tập trung nghiên cứu về hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài. Hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động thu hút đầu tư cũng như là chống chuyển giá của Chính phủ là hai mâu thuẫn luôn luôn tồn tại. Bởi vì khi mà Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cũng như có những biện pháp để kiểm soát hoạt động tránh thuế thì doanh nghiệp sẽ tìm ra những lỗ hổng trong công tác quản lý để nhằm thực hiện hành vi tránh thuế vì mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận. Hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá sẽ đem lại cho quốc gia được nhận đầu tư nhiều những rủi ro và tổn thất như gây ra tình trạng thất thu ngân sách nhà nước, làm tăng nhập siêu, gây ra sự cạnh tranh không bằng trong môi trường đầu tư cũng như sự bất bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của mỗi doanh nghiệp… Chính từ những thực tiễn, tổng quan về tình hình nêu trên, có thể nhận thấy rằng đây là những vấn đề nóng được không chỉ nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, mà nó còn thu hút hoạt động đầu tư, nghiên cứu của nhiều tác giả.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *