Chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ

Chống buôn bán hàng giả

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————-

 

CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH PHÖ THỌ

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

Hà Nội – 2019

 

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i

DANH MUC̣ DANH MUC̣

BẢNG ii
HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CỤC QLTT CẤP TỈNH… 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chống buôn bán hàng giả 5
1.2. Cơ sở lý luận về chống buôn bán hàng giả của lực lượng QLTT 7
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.2. Vai trò của công tác chống buôn bán hàng giả của Quản lý thị trường 11
1.2.3. Nội dung công tác chống buôn bán hàng giả của Quản lý thị trường 12
1.2.4. Tiêu chí đánh giá đối với công tác chống buôn bán hàng giả 14
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác chống buôn bán hàng giả 16
1.3. Kinh nghiệm trong công tác chống buôn bán hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường tại một số tỉnh, thành phố. 20
1.3.1. Kinh nghiệm công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang 20
1.3.3. Kinh nghiệm công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội. 23

CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. Khung phân tích 26
2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 26
2.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 27
2.4. Phương pháp phân tích 28
2.5. Phương pháp thống kê 28
2.6. Phương pháp chuyên gia 29

CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝTHỊ TRƯỜNG TỈNH PHÖ THỌ 31

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Phú Thọ 31
3.1.2. Khái quát chung về Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ 33
3.2. Thực trạng công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ 40
3.2.1. Công tác lãnh đạo,chỉ đạo và xây dựng kế hoạch 40
3.2.2. Tổ chức thực hiện công tác chống buôn bán hàng giả 48
3.2.3. Thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện công tác chống buôn bán hàng giả …73
3.3. Đánh giá công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ … 75 3.3.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được 75
3.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân 80

CHƯƠNG 4ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢTẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH PHÖ THỌ 85

4.1. Bối cảnh mới tác động đến công tác chống buôn bán hàng giả 85
4.2. Định hướng hoàn thiện công tác chống buôn bán hàng giả 86
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới 88
4.3.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật; nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch về chống buôn bán hàng giả 88
4.3.2. Cơ cấu lại các Đội QLTT; nâng cao chất lượng tuyển dụng đi đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; sắp xếp, bố trí nhân lực. 89
4.3.3. Nâng cao chất lượng công tác trinh sát, quản lý địa bàn; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm 91
4.3.4. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, dự báo tình hình buôn bán hàng giả 93
4.3.5. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền 94
4.3.6. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, xử lý 96
4.3.7. Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hàng giả 96
4.3.8. Tăng cường sự phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan chức năng; sự hợp tác với các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong phòng, chống buôn bán hàng giả .97 4.3.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

STT Ký hiệu viết tắt Nguyễn nghĩa
1 ATTP An toàn thực phẩm
2 BCĐ Ban chỉ đạo
3 KSV Kiểm soát viên
4 KD Kinh doanh
5 SHTT Sở hưu trí tuệ
6 TP Thành phố
7 QLTT Quản lý thị trường
8 UBND Ủy ban nhân dân
9 VPHC Vi phạm hành chính

DANH MUC̣ BẢNG

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm 42
2 Bảng 3.2 Cơ cấu lao động theo giới tính – độ tuổi – trình độ 49
3 Bảng 3.3 Bảng so sánh chỉ tiêu giao số vụ kiểm tra và kết quả thực hiện 53
4 Bảng 3.4 Danh mục một số hàng giả đã bị tịch thu, xử lý 55
5 Bảng 3.5 Bảng thống kê số lượng cán bộ, công chức tham gia bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 57
6 Bảng 3.6 Bảng thông tin nội dung tuyên truyền 65
7 Bảng 3.7 Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết 69
8 Bảng 3.8 Nội dung phối hợp chống buôn bán hàng giả 73

DANH MUC̣ HÌNH

 

STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục QLTT tỉnh Phú Thọ 38
2 Hình 3.2 Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin 51
3 Hình 3.3 Sơ đồ quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 52

MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, sự hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của nước ta, đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhanh và bền vững. Qua đó hàng hóa kinh doanh trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo và đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, hoạt động buôn bán hàng giả trên thị trường cũng ngày càng tinh vi, phức tạp và khó kiểm soát hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, nạn buôn bán hàng giả có xu hướng gia tăng cả về số lượng, chất lượng, mặt hàng, quy mô và trên hầu hết các lĩnh vực. Nhiều mặt hàng bị làm giả hiện nay đang được trà trộn bày bán cùng với hàng thậttrên thị trường. Hàng giả xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, được sản xuất và bày bán dưới hình thức chui lủi, đơn lẻ, có độ tinh vi và trình độ công nghệ cao. Việc buôn bán hàng giả có xu hướng được tổ chức với quy mô lớn và không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra cả khu vực và mang tính xuyên quốc gia. Do đó, rất khó để phát hiện, theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động buôn bán hàng giả trên thị trường. Đặc biệt là việc quản lý chất lượng hàng hóa trên thị trường và xử lý vi phạm đối với hàng giả còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Bên cạnh những mặt tích cực của những thương nhân làm ăn chân chính, vẫn còn có các tổ chức, cá nhân kinh doanh vì mục đích siêu lợi nhuận, bất chấp mọi thủ đoạn để đưa ra thị trườngtiêu thụ các sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tới tay người tiêu dùng đang có chiều hướng gia tăng, ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi và khó kiểm soát. Do đó, trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta như hiện nay, cũng như sự cần thiết đối với công tác quản lý không thể thiếu lực lượng Quản lý thị trường trong hoạt động thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hàng giả hiện nay có mặt và xâm nhập ở hầu hết các mặt hàng từ giá trị cao cho đến giá trị thấp, từ những thương hiệu nổi tiếng đến cả những mặt hàng đơn giản và

trên nhiều lĩnh vực như: Thuốc và trang thiết bị y tế; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hàng thực lương thực, thực phẩm; quần áo, giầy dép; điện tử, điện lanh, điện dân dụng… Do đó, nếu không ngăn chặn, kiểm soát và phòng chống được hoạt động buôn bán hàng giả sẽ gây ra thiệt hại đến nền kinh tế, tác động tiêu cực đến xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của nhà sản xuất và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến niềm tin, sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.
Bởi vậy, công tác chống buôn bán hàng giả đang trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để hơn bao giờ hết. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Phú Thọ là tỉnh phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang.
Công tác chống buôn bán giả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực bằng việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã chủ động triển khai đồng bộ trên nhiều mặt từ hoạt động trinh sát, thẩm tra, xác minh, nắm bắt địa bàn, thông tin tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong buôn bán hàng giả. Do đó lực lượng Quản lý thị trường luôn xác định công tác chống hàng giả là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và hiệu quả.
Tuy nhiên, với một vài nguyên nhân chủ quan và khách quan mà công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong những năm qua tuy đã đạt được những kết quả tích cực song vẫn còn không ít những khó khăn, tồn tại nên chưa ngăn chặn được triệt để đối với những hành vi buôn bán hàng giả trên thị.Hiện nay hàng giả đã và đang là nguy cơ gây thiệt hại lớn đối với nền sản xuất, tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.
Công tác chống buôn bán hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường trong thời

gian gần đây có tính thời sự cao, việc nâng cao hiệu quả công tác chống buôn bán hàng giả đối với lực lượng QLTT nói chung và Cục QLTT tỉnh Phú Thọ nói riêng có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá công tác chống buôn bán của Cục QLTT tỉnh Phú Thọ để đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả là một vấn đề khoa học áp dụng vào thực tiễn, cần được nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế của lực lượng Quản lý thị trường tại tỉnh Phú Thọ đối với công tác chống buôn bán hàng giả, trong quá trình thực tiễn làm việc tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ”làm Luận văn Thạc sỹ.

 

2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ cần phải làm gì và làm như thế nào để chống buôn bán hàng giả tại tỉnh Phú Thọ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp để chống buôn bán hàng giả tại tỉnh Phú Thọ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tácchống buôn bán hànggiả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn làcông tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:Luận văn nghiên cứu công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.

Về thời gian: Thực trạng công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ được nghiên cứu, đánh giá trong giai đoạn từ 2014-2018.
Về nội dung: Tập trung phân tích thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chốngbuôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trườngtỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghịtrong công tác quản lý Nhà nước vềtình trạngbuôn bán hàng giả, tạomôi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễnvề chống buôn bán hàng giả tại Cục QLTT cấp tỉnh.
Chương 2:Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3:Thực trạngchống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Chương 4:Định hướng và giải pháp chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.

Chống buôn bán hàng giả
dịch vụ viết thuê luận văn

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN VỀ CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CỤC QLTT CẤP TỈNH

 

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chống buôn bán hàng giả

Hoạt động buôn bán hàng giảlà một trong những vấn nạn của xã hội, đã kìm hãm sự phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà Đảng và Nhà nước ta từng ngày phòng chống, ngăn chặn vấn nạn này. Do đó, trong những năm qua đã có những tài liệu, đề tài nghiên cứu về vấn đề nói trên.
Để thực hiện và qua quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu và tiếp cận một số tài liệu, các đề tài nghiên cứu, bài viết có liên quan đến công tác chống buôn bán hàng giả. Tuy trong những tài liệu có nhiều nội dung hữu ích,có giá trị, được kế thừa để tổng hợp, phân tích và đánh giá làm tư liệu cho luận văn, nhưng bên cạnh đó các đề tài vẫn có những điểm hạn chế nhất định như: về tính thực tế khi áp dụng, nội dung thể hiện trong đề tài hay về phạm vi nghiên cứu cần phải bổ sung để hoàn thiện hơn. Đặc biệt là tính hiệu quả trong quá trình chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. Một số tài liệu, đề tài, công trình nghiên cứu, đã định hướng, đề cập đến nội dung chống buôn bán hàng giả như:
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “ Đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu” của tác giả Đỗ Văn Tính được thực hiện năm 2016. Bản thân tôi nhận thấy, nội dung nghiên cứu của tài liệu đã tập trung làm rõ 02 hoạt động là: “Phòng” và “ Chống” đối với hàng giả. Đây là một trong những công tác chống sản xuất, buôn bán của lực lượng Quản lý thị trường nói chung. Tuy nhiên, nội dung phân tích của luận văn chưa chuyên sâu, chưa đề cập và giải quyết được các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động buôn bán hàng giả đang lưu thông trên thị trường. Phạm vi nghiên cứu gắn với hoạt động của Chi cục QLTT trên địa bàn tỉnh Lai Châu có diện tích lớn; hoạt động sản xuất, buôn bán không tập trung… Do đó khó áp dụng triển khai tại các tỉnh khác và hiệu quả mang lại không cao.
Luận văn thạc sĩ luật học: “ Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của

luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Đỗ Đô Thành được thực hiện năm 2014. Đây là bài luận văn mà bản thân tôi nhận thấy tác giả đã nêu lên được những vấn đề lý luận của hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; phân tích, hệ thống các quy định chung của pháp luật về luật sở hữu trí tuệ mà pháp luậtđã và đang quy định. Qua đó tác giả đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nội dung chính của đề tài hướng đến nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và thực tiễn áp dụng để xử lý hàng hóa giả mạo theo quy định của pháp luật. Nhưng đây chỉ là một khía cạnh của hàng giả mà pháp luật cấm các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuộc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà không phải là cái chung nhất để áp dụng cho các hành vi vi phạm về hàng giả khác đang lưu thông trên thị trường.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *