Chống gian lận thương mại
Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã và đang là một nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn của Ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình. Trong những năm qua chính sách và cơ chế quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và điều tiết quản lý vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập.
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan, quan trọng trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nếu như toàn cầu hoá luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực thì hội nhập kinh tế luôn mang theo mình những cơ hội, thách thức và đe doạ. Điều này đặt ra cho các nước phải thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, thực hiện hội nhập với khu vực và trên thế giới để không bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Một trong những biểu hiện của hội nhập kinh tế là quá trình tự do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường.
Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế, nhất là trong khuôn khổ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, các cam kết của Việt Nam với APEC, AFTA và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng nhằm triển khai áp dụng Hiệp định trị giá Hải quan theo GATT/WTO. Ngày 6/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP quy định việc xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan thương mại (gọi tắt Hiệp định trị giá GATT). Trên cơ sở đó, ngày 8/12/2003 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 118/2003/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện trị giá hải quan. Tiếp theo đó Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay thế Nghị định số 60/2002/NĐ-CP, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/07 của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định trị giá Hải quan
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP. Các văn bản pháp quy liên tục được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo hướng minh bạch, công khai phù hợp với Luật chơi chung của Thế giới. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2006, Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 kèm theo đó là Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Cùng với việc bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế mới, Việt Nam đứng trước một thách thức mới là tình trạng gian lận thương mại qua giá ngày càng gia tăng. Trong điều kiện đó, việc tổ chức phòng ngừa và chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu trở thành một yếu tố quan trọng, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trường cạnh tranh trên thị trường nội địa. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống gian lận thương mại qua giá trước đòi hỏi bức xúc của thực tế, các nhà quản lý phải thay đổi phương pháp quản lý để thích ứng với yêu cầu hội nhập. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và triển khai áp dụng đề tài: “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt nam” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ khi thực hiện cải cách thuế đến nay cùng với việc bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế mới, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này, nhưng nhìn chung do mục tiêu của từng đề tài nên chưa có nghiên cứu tổng thể hoặc đi sâu vào từng vấn đề cụ thể mà các công trình khoa học trước đây chủ yếu tập trung nghiên cứu vào các nhóm sau:
– Nhóm chống thất thu thuế như: Đề tài “ Một số vấn đề sử dụng công cụ thuế và chống thất thu thuế ở các địa bàn biên giới phía Bắc, Luận án của Thạc sỹ kinh tế Đặng Hồng Trung; Đề tài “ Thất thu thuế và giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ’, Luận án của Thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Duy Long; Đề tài “Chống thất thu thuế trên địa bàn quận Đống Đa”, Luận án Thạc sỹ của Nguyễn Viết Tuấn; Đề tài “Chống gian lận thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án của Thạc sỹ Viên Viết Hồng; Đề tài khoa học của ngành Hải quan “Một số giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong tiến trình hội nhập” của Mai Xuân Thành.
– Nhóm quản lý thu thuế đối với một hoặc một vài sắc thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố như: Đề tài “Những giải pháp tăng cường quản lý thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Nguyễn Danh Hưng; Đề tài “Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Luận án của thạc sỹ kinh tế Lê Hồng Tân; Đề tài “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay”, Luận án thạc sỹ kinh doanh và quản lý của Trần Thành Tô; Đề tài “Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án thạc sỹ của Vũ Thị Toản; Đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”, Luận án thạc sỹ kinh tế Mai Đình Tú.
Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, quản lý thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu độc lập về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam cũng chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ về đề tài này được công bố.
3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
*Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu, để đề xuất các giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ:
– Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
– Đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua.
– Đề xuất những giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991; Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; quá trình sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu năm 1998; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005; Luật Hải quan năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005; Luật quản lý thuế năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, chính sách, pháp luật của nhà nước về các vấn đề có liên quan, phân tích sự việc trong sự biến động gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống…
Luận văn kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở ngành Hải quan. Đồng thời, có kết hợp nêu kinh nghiệm chống gian lận thương mại qua giá của một số nước tiến tiến.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hệ thống hoá có bổ sung những vấn đền lý luận cơ bản về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam.
Đánh giá đúng thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá.
Đề xuất các giải pháp có tính khả thi đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước và tạo điều kiện lạnh mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa như: Nhóm giải pháp về điều chỉnh môi trường pháp lý; Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức và đào tạo luân chuẩn cán bộ trị giá; Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra trị giá, khai báo, tham vấn và xác định trị giá, Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra sau thông quan và một số các giải pháp khác.
7. Bố cục của luận văn
Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU.
1.1. Khái niệm và các hình thức gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu.
1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá.
Quan hệ kinh tế ngay từ đầu được xác lập trên cơ sở quan hệ sản xuất của các phương thức sản xuất. Biểu hiện của nó trước hết là các quan hệ thị trường, tức là các quan hệ gắn liền với trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Các bên tham gia vào mối quan hệ kinh tế không đi vào trao đổi giá trị sử dụng đơn thuần mà nhằm vào mục đích lợi nhuận, từ đó kéo theo mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các bên trong việc chạy theo lợi nhuận tối đa và cạnh tranh nhằm quyền thống trị thị trường, làm nảy sinh những khía cạnh tiêu cực trong mối quan hệ này. Đó là ý thức chiếm đoạt lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào giao dịch thương mại. Ý thức chiếm đoạt này làm nảy sinh các hành vi gian lận thương mại.
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất gắn liền với những cố gắng mở rộng thị trường và nơi tiêu thụ hàng hoá khiến cho sản xuất ngày càng được đẩy mạnh, giao lưu thương mại được tăng cường. Điều đó dẫn tới những nguy cơ gian lận thương mại ngày càng tăng cả về quy mô, phạm vi, hình thức và tính chất từ đơn giản đến tinh vi, phức tạp. Nguy cơ gian lận thương mại sẽ trở thành hiện thực và tỉ lệ thuận với chiều yếu kém về chính sách và khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý.
Như vậy, bản chất của gian lận thương mại là sự gian dối trong hoạt động mua bán hàng hoá nhằm mục đích chiếm đoạt lợi ích kinh tế một cách bất hợp pháp.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hải quan thế giới, gian lận thương mại (trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan) là những hành vi trái với qui định của của pháp luật về hải quan nhằm mục đích: “trốn thuế đánh vào việc nhập khẩu hàng hoá; trốn tránh những quy định về hạn chế hay cấm đoán đối với hàng hoá nhập khẩu; thu nhận những khoản thoái chi bất hợp lý; thu nhận những lợi thế cạnh tranh không bình đẳng trong kinh doanh”. Theo đó,
gian lận thương mại qua giá là hành vi khai báo gian dối giá trị thực của của hàng hoá nhập khẩu nhằm trốn tránh những nghĩa vụ quy định cho hàng nhập khẩu đó.
1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu.
1.1.2.1. Các hình thức gian lận thương mại phổ biến trong hoạt động nhập khẩu.
Gọi là các hình thức gian lận thương mại phổ biến bởi vì đây là những hình thức gian lận thương mại có tính chất chung phổ biến nhất xảy ra trong thực tế đã bị cơ quan Hải quan phát hiện xử lý. Trên thực tế có rất nhiều hình thức, thủ đoạn gian lận thương mại khác đã và đang xảy ra ở dạng này hoặc dạng kia, ở vào đối tượng này hoặc đối tượng kia, ở thị trường này hoặc thị trường khác, thậm chí các cơ quan chức năng chưa phát hiện được nên không thể đưa ra nghiên cứu cùng một lúc được. Vì vậy, trên cơ sở những loại hình gian lận thương mại chủ yếu này có thể bổ sung thêm những trường hợp cụ thể làm sáng tỏ hành vi, thủ đoạn của gian lận thương mại.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: