Chống gian lận về trị giá hải quansau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội

CHỐNG GIAN LẬN

Chống gian lận

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

 

CHỐNG GIAN LẬN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

 

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞLÝLUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHỐNG GIAN LẬN TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CẤP CỤC CỦA NGÀNH HẢI QUAN 5

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chống gian lận trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cấp Cục của ngành Hải quan 9
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về gian lận trị giá hải quan 9
1.2.2 Chống gian lận trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan của ngành hải quan 22
1.3.Kinh nghiệm thực tiễn chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại một số Cục Hải quan và bài học cho Cục hải quan thành phố Hà Nội 36
1.3.1 Kinh nghiệm chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hải Phòng 36
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục hải quan thành phố Hà Nội 37

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu thứ cấp 39
2.2. Phương pháp luận 39
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 39
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 40

Chương 3:THỰC TRẠNG CHỐNG GIAN LẬN TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42

3.1. Đặc điểm về hoạt động của Cục hải quan thành phố Hà Nội 42
3.1.1. Quá trình phát triển và một số kết quả hoạt động của Cục hải quan thành phố Hà Nội 42
3.1.2. Bộ máy kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội43
3.2 Thực trạng chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 44
3.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác KTSTQ về TGHQ 44
3.2.2. Thực trạng cơ sở pháp lý KTSTQ về TGHQ 45
3.2.3 Thực trạng thực hiện quy trình, biện pháp nghiệp vụ chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 47
3.3. Đánh giá kết quả chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 62
3.3.1. Điểm mạnh 62
3.3.2 Điểm yếu 63
3.3.3 Nguyên nhân của điểm yếu 66

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG GIAN LẬN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUANTHÀNH PHỐ HÀ NỘI 76

4.1. Phương hướng và mục tiêu chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 76
4.1.1. Phương hướng chung 76
4.1.2. Mục tiêu chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 77

4.2. Giải pháp chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 79
4.2.1. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra sau thông quan, đặc biệt là cán bộ KTSTQ về TGHQ 79
4.2.2 Chú trọng hiệu lực, hiệu quả KTSTQ về TGHQ để thực sự góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước 83
4.2.3. Xây dựng và áp dụng chuẩn mực KTSTQ về TGHQ 86
4.2.4 Tăng cường đào tạo kỹ năng KTSTQ về TGHQ, trong đó chú trọng kỹ năng về kế toán, kiểm toán, phát hiện gian lận thương mại 92
4.2.5 Giải pháp đối với đối tượng KTSTQ về TGHQ 93
4.2.6 Giải pháp phối hợp 95
4.3. Kiến nghị về phía nhà nước 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CBCC Cán bộ công chức
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 DN Doanh nghiệp
4 GATT Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
5 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
6 NK Nhập khẩu
7 NSNN Ngân sách nhà nước
8 TCCB Tổ chức cán bộ
9 TCHQ Tổng cục hải quan
10 TGHQ Trị giá Hải quan
11 THC Terminal handling charge (tạm dịch: Phí xếp dỡ)
12 TTXLTT Thu thập xử lý thông tin
13 VNACCS/VCIS Hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia
14 WCO Tổ chức hải quan thế giới
15 WTO Tổ chức thương mại thế giới
16 XK Xuất khẩu
17 XNK Xuất nhập khẩu

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Số thu ngân sách của Cục hải quan thành phố Hà Nội 42

2
Bảng 3.2 Số liệu kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội
59

3
Bảng 3.3 Số thu từ kiểm tra sau thông quan so với tổng số thu thuế tại Cục hải quan thành phố Hà Nội
60

4
Bảng 3.4 Số thu từ kiểm tra sau thông quan trong các năm tại Cục hải quan thành phố Hà Nội

Bảng 3.5 Số thu từ KTSTQ về TGHQ so với tổng số thu thuế kiểm tra sau thông quan về các lĩnh vực khác tại Cục hải quan thành phố Hà Nội

Bảng 3.6 Số liệu về vụ xử lý vi phạm hành chính trong các cuộc KTSTQ về TGHQ

7 Bảng 3.7 Số liệu công chức Chi cục kiểm tra sau thông quan 67

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1 Bộ máy kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội 43
2 Hình 3.2 Mô hình tổ chức nhân sự của Chi cục kiểm tra sau thông quan 45

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế.Hoạt động xuất nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng với đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, hành vi trốn thuế và gian lận thuế cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hải quan không những phải đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước mà còn phải bảo đảm cho những nhu cầu hết sức thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu – đó là thông quan nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính.Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có).
Chuyển sang KTSTQ tức là cho phép hàng hóa thông quan sau đó sẽ kiểm tra sâu, rộng hơn hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Cũng có thể thấy rằng, việc chuyển động kiểm tra TGHQ từ việc kiểm tra trực tiếp đối với hàng hóa ngay tại cửa khẩu, chuyển sang việc kiểm tra gián tiếp chủ yếu qua chứng từ, sổ sách của đơn vị xuất, nhập khẩu hàng hóa là công việc mà hải quan chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất và thực tế. Công tác KTSTQ về TGHQ hiện đang có chiều hướng tăng lên, có nhiều vướng mắc và hiệu quả còn thấp.
Các hình thức gian lận ngày càng gia tăng và tinh vi như khai báo trị giá thấp hơn giá thực tế phải thanh toán, không tính hoặc không khai báo chi phí hoặc trị giá các khoản trợ giúp, phí bản quyền, phí giấy phép… do không phải xuất trình tại thời điểm thông quan hàng hóa. Đồng thời, thẩm định về tính trung thực, chính xác nội dung các chứng từ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan và làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro cho việc đánh giá tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp của ngành hải quan còn nhiều hạn chế.
Do vậy, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, Cục hải quan thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các đơn vị thuộc và siết chặt công tác quản lý thuế, tập trung vào các hình thức gian lận thương mại mới phát sinh, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là các hình thức gian lận về TGHQ.
Việc nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động chống gian lận TGHQ qua hoạt động KTSTQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nộihiện nay là rất cần thiết, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được đồng thời giúp cho hoạt động KTSTQ về TGHQ khắc phục được những hạn chế tồn tại. Không những giúp phát hiện ra những vụ việc gian lận, truy thu được số thuế lớn cho ngân sách mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đặc biệt, các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật sẽ được hưởng các cơ chế doanh nghiệp ưu tiên, được tạo thuận lợi tối đa trong việc thực hiện thủ tục thông quan.
Là công chức trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực KTSTQ về TGHQ.Sau khi được tiếp thu kiến thức của khóa đào tạo thạc sỹ của Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là “Chống gian lận về trị giá hải quansau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội”.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu luận văn tập trung vào việc trả lời câu hỏi: Trong thời gian tới, Cục hải quan thành phố Hà Nội cần phải thực hiện những giải pháp hữu hiệu nào để chống được gian lận trị giá hải quanqua hoạt động kiểm tra sau thông quan để hoàn thiện quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn?

 

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

– Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, phân tích rõ thực trạng, đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm chống gian lận TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội.
– Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về gian lận TGHQ, nội dung hoạt động chống gian lận qua hoạt động KTSTQ. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn để hình thành khung lý luận của đề tài.
+ Khảo sát, phân tích làm rõ thực trạng gian lận và đánh giá nội dung KTSTQ về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. Qua đó chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu.
+ Nêu rõ phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các điểm yếu và hoàn thiện nội dung hoạt động KTSTQ nhằm chống gian lận về TGHQ của Cục hải quan thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chống gian lận về TGHQ bằng công cụ sau thông quan.
-Phạm vi nghiên cứu:
+Phạm vi không gian: Chi cục KTSTQ và các Chi cục hải quan trực thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nội.
+Phạm vi thời gian: Khảo sát thực trạng hoạt động chống gian lận về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016; đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2017-2020.
+Phạm vi nội dung nghiên cứu: có nhiều loại gian lận thương mại, hoạt động chống gian lận không chỉ riêng của ngành Hải quan mà có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng khác. Do phạm vi điều chỉnh rộng nên phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực gian lận TGHQ và hoạt động chống gian lận là hoạt động KTSTQ.

5. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại cấp Cục của ngành hải quan.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội.

 

Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝLUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHỐNG GIAN LẬN TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CẤP CỤC CỦA NGÀNH HẢI QUAN

 

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu đi trước có liên quan đến nội dung KTSTQ về TGHQ, trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu trong và ngoài ngành hải quan như:
– Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hải quan “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2004 – 2006”, chủ nhiệm Nguyễn Viết Hồng (năm 2005). Phạm vi đề tài này chủ yếu đánh giá thực trạng KTSTQ giai đoạn từ 2004 đến 2006 và đưa ra một số giải pháp ban đầu về nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan.
– Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan” (năm 2007) do Vụ chính sách thuế và Tổng Cục Hải quan thực hiện; “Kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu – Thực trạng và giải pháp” (năm 2008) do tiến sĩ Nguyễn Thị Thương Huyền và tiến sĩ Nguyễn Việt Cường làm chủ nhiệm;
-Luận văn thạc sĩ “Chống gian lận thương mại qua giá qua hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam”, (năm 2008) của tác giả Nguyễn Thị Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận và thực tiễn chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, bảo đảm chống thất thu ngân sách và tạo điều kiện lành mạnh hóa môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa.
– Luận văn thạc sĩ “Gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu tại Cục hải quanthành phố Hồ Chí Minh- nghiên cứu, thực trạng và giải pháp”, (năm 2009) của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu được một số lý luận cơ bản liên quan đến trị giá tính thuế trong hải quan. Đánh giá thực trạng công tác phòng chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh khoảng thời gian áp dụng trị giá tính thuế theo GATT từ năm 2004 đến 2009 và đã đưa ra một số giải pháp cho Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh về công tác chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đến năm 2009.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *