Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách, phân tích dưới góc độ Kiểm toán Nhà nước

Chống thất thoát lãng phí

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
****************

 

CHỐNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH, PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

 

Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng Mã số : 60 34 20

 

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. TRẦN ANH TÀI

 

Hà Nội – 2012

 

 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ 5
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH 5
1.1 Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách 5
1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản 5
1.1.2 Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản 7
1.1.2.1 Nhóm đặc điểm gắn với chu trình đầu tư 7
1.1.2.2 Nhóm đặc điểm gắn với hoạt động xây dựng 8
1.1.3 Vốn ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản từ Vốn ngân sách 11
1.1.3.1. Khái niệm ngân sách và đầu tư XDCB từ vốn ngân sách. 11
1.1.3.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB từ vốn ngân sách. 12
1.2 Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách 14
1.2.1 Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản 14
1.2.1.1 Khái niệm về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản 14
1.2.1.2 Đặc điểm của thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB 15
1.2.2 Phân loại thất thoát, lãng phí 17
1.2.2.1 Phân loại thất thoát 17
1.2.2.2. Phân loại lãng phí: 19
1.2.3 Nguyên nhân thất thoát lãng phí trong ĐTXD 20
1.2.4 Tác hại của tham nhũng, thất thoát lãng phí trong ĐTXD 22
1.2.5 Tiêu thức xác định thất thoát, lãng phí 26
1.2.6 Các nhân tố tác động đến thất thoát, lãng phí 28
1.2.6.1 Nhân tố con người 28
1.2.6.2 Cơ chế chính sách 30
1.2.6.3 Nhóm nhân tố khách quan khác 31
1.3 Vai trò của Kiểm toán Nhà nước đối với việc chống thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. 31
1.4 Kinh nghiệm kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản của một số kiểm toán các nước trên thế giới 35
Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 38
CHƯƠNG 2 41
THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 41
2.1 Thực trạng đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước 41
2.2. Thực trạng thất thoát, lãng phí và chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản qua hoạt động kiểm toán 48
2.2.1 Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản qua phát hiện của Kiểm toán 48
2.2.1.1 Thất thoát lãng phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 49
2.2.1.2. Thất thoát, lãng phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư 51
2.2.1.3. Thất thoát, lãng phí trong giai đoạn kết thúc đầu tư 60
2.2.2 Thực trạng công tác chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản – qua phân tích kiểm toán 65
2.2.2.1 Nguyên nhân của tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB 65
2.2.2.1.1 Nhóm nguyên nhân do Quản lý Nhà nước 65
2.2.2.1.2 Nhóm nguyên nhân do khảo sát, thiết kế và thi công xây lắp 67
2.2.2.1.3 Nhóm nguyên nhân do chủ đầu tư – chủ dự án 68
2.2.2.1.4 Nhóm nguyên nhân do trình độ – phẩm chất của cán bộ 68
2.2.2.2 Thực trạng chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản – Vai trò của kiểm toán. 69
CHƯƠNG 3 74
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ 74
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 74
3.1 Đối với quá trình thực hiện đầu tư xây dựng 75
3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 75
3.1.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 77
3.1.2.1 Khâu khảo sát, thiết kế và lập dự toán 77
3.1.2.2 Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 79
3.1.2.3 Trong khâu mời thầu, tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng 79
3.1.2.4 Trong khâu mua vật tư, thiết bị 81
3.1.2.5 Trong công tác thi công xây dựng, nghiệm thu, giám sát thi công 82
3.1.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư 83
3.2 Đổi mới mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước 84
3.2.1 Mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân (mô hình PPP) 84
3.2.2 Mô hình quản lý dự án dạng “mua” công trình theo phương thức lựa chọn tổng thầu chìa khóa trao tay 87
3.2.3. Đổi mới phương thức quản lý dự án theo đầu ra và kết quả 88
3.3 Phát huy vai trò kiểm tra giám sát. 89
3.3.1. Tăng cường giám sát của cộng đồng dân cư và xã hội 89
3.3.2. Tăng cường kiểm tra kiểm soát từ NSNN 90
3.4 Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTXD 90
3.4.1. Đổi mới phân cấp quản lý. 90
3.4.2. Nhà nước đặt hàng công trình thay cho cấp phát vốn đầu tư 91
3.4.3. Thực hiện đấu thầu tín dụng 92
3.4.4 Tăng cường uỷ quyền trong đầu tư xây dựng 92
3.5. Giải pháp đối với Kiểm toán Nhà nước 93
KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………. ………………….…………………..10101

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BQLDA(PMU) Ban quản lý dự án
2 ĐTXD Đầu tư xây dựng
3 ĐTPT Đầu tư phát triển
4 GDP Tổng sản phẩm nội địa
5 KSND Kiểm sát Nhân dân
6 KTTT Kinh tế thị trường
7 KTNN Kiểm toán Nhà nước
8 NSNN Ngân sách Nhà nước
9 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
10 PPP Hợp tác đầu tư với tư nhân
11 QLNN Quản lý Nhà nước
12 UBND Uỷ Ban nhân dân
13 UBCKNN Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước
14 VLXD Vật liệu Xây dựng
15 XDCB Xây dựng cơ bản

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Tỷ lệ giảm trừ của một số dự án theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước năm 2009 27
2 Bảng 1.2 Tỷ lệ giảm trừ của một số dự án theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước năm 2010 28
3 Bảng 2.1 Số lượng dự án ĐTXD từ NSNN giai đoạn 2006-2009 41
4 Bảng 2.2 Cơ cấu nhóm dự án ĐTXD được bố trí vốn giai đoạn 2006-2010 43
5 Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả xử lý tài chính qua kết quả kiểm toán 71

 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

 

STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Nguyên nhân thất thoát lãng phí 22
2 Biểu đồ 2.1 Mối quan hệ của thất thoát lãng phí trong quá trình Đầu tư xây dựng 65
3 Hình 3.1 Trình tự các bước quản lý và thực hiện dự án theo mô hình hợp tác giữa tư nhân và nhà nước (mô hình PPP) 84
4 Hình 3.2 Lỗi gây thất thoát, lãng phí của các bên 94

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Vốn đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng, quyết định tốc độ phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tổng mức đầu tư của toàn xã hội bình quân mỗi năm đạt khoảng 600 nghìn tỷ đồng và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, trong đó vốn đầu tư của Nhà nước chiếm tỷ trọng cao trên tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu vốn của xã hội, góp phần định hướng, tạo ra cơ cấu kinh tế mới, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên trước thực trạng của nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế… nên khó tránh khỏi những hạn chế, trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng, đặc biệt là đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN, bởi những đặc thù của quy trình quản lý đầu tư xây dựng rất đa dạng và phức tạp dễ gây nên thất thoát, lãng phí và tiêu cực. Tình trạng thất thoát lãng phí và tiêu cực đã và đang diễn ra ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, gây nhức nhối trong xã hội và đang được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện ngăn ngừa tình trạng này, trong đó Kiểm toán Nhà nước là một công cụ của Nhà nước thực hiện chức năng này.
Hoạt động của Kiểm toán góp phần bảo đảm minh bạch, phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm toán đã góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu tực, tham nhũng, lãng phí công quỹ quốc gia.
Sau nhiều năm hoạt động, KTNN đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc giúp Quốc hội, Chính phủ trong việ phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện vai trò này là việc kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) được đầu tư bằng nguồn vốn

NSNN. Kết quả kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ thể hiện qua con số hàng ngàn tỉ đồng mà KTNN đã phát hiện và kiến nghị các đơn vị có thẩm quyền giảm cấp phát, thu hồi vốn đầu tư do thanh toán, quyết toán sai khối lượng, sai định mức, sai đơn giá,… và quan trọng hơn là thông qua công tác kiểm toán đã góp phần chấn chỉnh, ngăn ngừa các sai phạm thường xẩy ra, hạn chế thất thoát lãng phí.
Xuất phát từ các lý do trên và thực tiễn liên quan đến công tác chuyên môn đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách, phân tích dưới góc độ Kiểm toán Nhà nước” làm luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu đề cập ít nhiều đến những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài ở những góc độ và giai đoạn khác nhau, giúp cho tác giả kế thừa một số vấn đề lý luận về thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB, vai trò và thực trạng của KTNN… Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến chống thất thoát lãng phí nói chung và thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nói riêng còn rất ít được nghiên cứu so với các lĩnh vực nghiên cứu khác. Tác giả chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này, vì vậy đề tài luận văn “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách, phân tích dưới góc độ Kiểm toán Nhà nước” không chỉ mang tính cấp thiết mà còn mang tính độc lập.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hoá và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ vốn NSNN. Đưa ra một số kinh nghiệm trong việc phòng chống thất thoát ĐTXD của các nước trên thế giới và rút ra các bài học vận dụng cho Việt Nam.
Phân tích thực trạng thất thoát đầu tư XDCB để nhận diện được đặc điểm, tính phức tạp của nó đồng thời chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.
Đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống thất thoát lãng phí trong ĐTXD từ vốn NSNN. Trong đó chú trọng đến việc làm rõ trách nhiệm và tăng hình thức xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân để xẩy ra sai phạm, đồng thời đưa ra một số giải pháp mang tính đổi mới trong mô hình và phương thức quản lý dự án.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng Vốn từ Ngân sách Nhà nước ở các giai đoạn của chu trình đầu tư xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB qua hoạt động chuyên môn của KTNN để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản (sè liÖu ph©n tÝch n¨m 2006 – 2010).

5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, nghiên cứu thực tế, so sánh, thèng kª, chän mÉu, phân tích tổng hợp để nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu của đề tài.

Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước; các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; luận án; các báo cáo hàng năm của Bộ Tài chính; các trang Web.
6. Những đóng góp mới của luận Văn
Khái quát hóa một số vấn đề về thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; đánh giá được thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; đề xuất được một số giải pháp chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
Chương 2: Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản

 

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH

1.1 Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách

1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư là hoạt động sử dụng, kết hợp các nguồn lực (vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ) vào một công việc nhất định ở hiện tại nhằm mục đích thu được các kết quả trong tương lai. Đầu tư là hoạt động rất đa dạng, phức tạp với nhiều hình thái như: đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp, đầu tư chuyển dịch, đầu tư phát triển (ĐTPT), đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài… ĐTPT có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa tác động tới tổng cung, vừa tác động tới tổng cầu của nền kinh tế.
Đầu tư xây dựng (ĐTXD) là một phương thức cơ bản của ĐTPT, là hoạt động đầu tư, trong đó có tiến hành các công việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhà cửa và các cơ sở hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị và các công việc liên quan khác trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội theo kế hoạch đã định nhằm duy trì, tạo thêm các tiềm lực mới cho nền kinh tế. Vốn ĐTXD là tổng hợp các nguồn lực được sử dụng trong quá trình ĐTXD nhằm thực hiện các mục tiêu đầu tư. Sản phẩm của ĐTXD là các công trình xây dựng, bao gồm: công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác.
Để ĐTXD đảm bảo khoa học, đạt được mục tiêu, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao thì trước khi bỏ vốn đầu tư phải làm tốt công tác chuẩn bị; phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, thị trường, điều kiện tự nhiên, môi trường, các yếu tố chủ quan, khách quan v.v..có liên quan và tác động đến quá trình thực hiện đầu tư, quá trình khai thác, vận hành các kết quả đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán, dự đoán, chuẩn bị được thể hiện trong việc soạn thảo và trình bày một cách khoa học các văn bản, tài liệu, hồ sơ v.v.. Về hình thức, đó chính là các dự án đầu tư. Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động đầu tư thì cần thiết phải tiến hành theo các dự án đầu tư.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *