ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————
GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Câu hỏi nghiên cứu 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu: 2
6. Kết cấu luận văn gồm có 4 chương như sau 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ THẤT THU THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 4
1.1.1. Những vấn đề mang tính tổng thể về chính sách quản lý với việc chống thất thu thuế 4
1.1.2. Những phương pháp quản lý của Hải quan Việt Nam với việc chống thất thu thuế 5
1.1.3. Những vấn đề liên quan đến các giải pháp chống thất thu thuế 6
1.1.4. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan tới đề tài của luận văn 6
1.1.5 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 6
1.1.6 Nghiên cứu sẽ đưa ra các vấn đề 7
1.1.7 Điểm yếu điểm mạnh của nghiên cứu: 7
1.2. Khái niệm cơ bản về thuế XNK, TTĐB và thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu ..7 1.2.1. Khái niệm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 8
1.2.2. Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 8
1.2.3. Khái niệm về thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu. 9
1.2.4. Đặc điểm về thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu. 10
1.2.5. Khái niêm về thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. 11
1.2.6. Đặc điểm về thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. 11
1.3. Thất thu thuế với hàng hóa xuất, nhập khẩu: 12
1.3.1. Khái niệm về thất thu thuế 12
1.3.2. Các hình thức thất thu thuế trong nghành Hải Quan 13
1.3.3. Nguyên nhân của việc thất thu thuế 17
1.3.4. Hậu quả của thất thu thuế 21
1.4. Một số phương pháp chống thất thu thuế của Hải quan. 23
1.4.1. Áp dụng quản lý rủi ro chống thất thu thuế 23
1.4.2. Áp dụng biện pháp phân loại và áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất: … 24
1.4.3. Áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan (PCA) trong chống thất thu thuế 26
1.4.4. Áp dụng biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại 27
1.4.5. Áp dụng biện pháp thanh tra thuế 28
1.4.6. Hợp tác quốc tế trong chống thất thu thuế 29
1.5. Kinh nghiệm chống thất thu thuế ở nghành Hải quan trong các địa phương và nước ngoài: 30
1.5.1. Kinh nghiệm chống thất thu thuế Hải Quan ở các nước 30
1.5.2. Kinh nghiệm chống thất thu thuế Hải Quan các địa phương: 33
Kết luận chương 1 38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu 40
2.2. Phương pháp phân tích thông tin 41
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 41
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp 41
2.2.3. Phương pháp so sánh 41
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHỐNG THÂT THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỦA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI. 43
3.1. Cơ cấu chức năng nhiệm vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 43
3.1.1. Thông tin tổng quan 43
3.1.2. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 43
3.2. Khái quát hoạt động và kết quả thu thuế nộp ngân sách nhà nước tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 44
3.2.1. Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 44
3.2.2. Kết quả thu thuế trong những năm vừa qua 46
3.2.3. Công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa Hải quan: 48
3.3. Thực trạng thất thu thuế tại Chi cục Hải quan của khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. 49
3.3.1. Ước tình số liệu về tình trạng thất thu thuế qua từng năm. 49
3.3.2. Thất thu thuế qua gian lận giá trị tính thuế 50
3.3.3. Thất thu thuế qua việc phân loại mã hàng hóa 52
3.3.4. Thất thu thuế qua công tác khai báo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 53
3.3.5. Thất thu thuế do nợ thuế kéo dài 55
3.3.6. Thất thu thuế qua việc lợi dụng các hình thức buôn lậu 57
3.3.7. Thất thu thuế do lợi dụng hình thức chuyển phát nhanh bưu điện quốc tế 58
3.4. Thực trạng áp dụng các biện pháp chống thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. 58
3.4.1. Chống thất thu thuế qua việc sử dụng hệ thống sử lý dữ liệu của nghành Hải quan 58
3.4.2. Chống thất thu thuế từ nghiệp vụ phối hợp kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan 59
3.4.3. Áp dụng quản lý rủi ro trong chống thất thu thuế 60
3.4.4. Áp dụng các phương pháp xử lý nợ đọng thuế, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế 62
3.4.5. Công tác điều tra chống buôn lậu trong chống thất thu thuế xuất nhập khẩu: 64 3.4.6. Công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan 65
3.5. Đánh giá thực trạng công tác chống thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. 66
3.5.1. Những thành tựu đạt được. 66
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 69
Kết luận chương 3 75
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 76
4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả phòng chống thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. 76
4.1.1. Định hướng phát triển hiện đại hóa ngành hải quan 76
4.1.2 Phương hướng mục tiêu trong hoạt động chống thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. 78
4.2. Giải pháp chống thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tê Nội Bài. 79
4.2.1. Nhóm giải pháp phát hiện các hình thức gian lận trốn thuế 79
4.2.2. Nhóm giải pháp ngăn ngừa các hình thức gian lận trốn thuế 81
4.2.3. Nhóm giải pháp xử lý các hình thức gian lận trốn thuế 87
4.2.4. Các biện pháp khác. 88
4.3. Kiến nghị 89
4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu tính thuế 89
4.3.2. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa, phân loại đúng mã hàng hóa. 89
4.3.3. Thúc đẩy cải cách hành chính, giảm thiểu quy trình thu nộp thuế cho doanh nghiệp. 91
4.3.4. Siết chặt quản lý XNK của cửa hàng miễn thuế 92
4.3.5. Công tác quản lý rủi ro: 92
4.3.6. Tiếp tục hoàn thiện trung tâm chỉ huy tập trung toàn ngành 93
4.3.7. Giải pháp tăng cường nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào công tác của Hải quan: 94
4.3.8. Đề xuất cho Chi cục tự tiến hành KTSTQ đối với các trường hợp đặc biệt. ..94 Kết luận chương 4 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 C/O Chứng nhận xuất xứ
2 CBCC Cán bộ công chức
3 GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 HQ Hải quan
6 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
7 NSNN Ngân sách Nhà nước
8 QLRR Quản lý rủi ro
9 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
10 UBND Ủy ban nhân dân
11
VNACCS/VCIS Hệ thống thông quan tư động và cơ chế một cửa
12 WCO Tổ chức Hải quan thế giới
13 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
14 XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Số thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Error!
Bookmark not defined.
2 Bảng 3.2 Kết quả chống thất thu thuế sau thông quan Error!
Bookmark not defined.
3 Bảng 3.3 Thông kê số vụ vi phạm phát hiện và xử lý giai đoạn 2015-2018 Error!
Bookmark not defined.
4 Bảng 3.4 Bảng thể hiện tổng số nợ đọng cần phải thu hồi của Chi cục Error!
Bookmark not defined.
5 Bảng 3.5 Thống kê tình hình CBL, GLTM giai đoạn 2015- 2018 Error!
Bookmark not defined.
6 Bảng 3.6
Bảng thể hiện phân luồng hải quan tại chi cục Error!
Bookmark not defined.
7 Bảng 3.7
Số nợ quá hạn và nợ cưỡng chế tại Chi cục Error!
Bookmark not defined.
8 Bảng 3.8 Thống kê tình hình chống buốn lậu gian lân thương mại giai đoạn 2015-2018 Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Nội dung Trang
1 Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng thuế thu ngân sách của Chi cục 45
2 Biều đồ 3.2 Thông kế số cuộc KTSTQ 60
3 Biều đồ 3.3 Thống kê số nộp NSNN qua các năm 67
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp qui định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Do đó, tại thời điểm nộp thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.Như vậy thuế không chỉ là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý nền kinh tế mà còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước .
Thời gian qua thu thuế nộp NSNN ở nước ta nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó điển hình như Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài đã tích cực thực hiện cải cách hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp đối với hàng xuất nhập khẩu nói chung và đã đạt được một số thành tựu nhất định như: Số thuế nộp NSNN tăng qua các năm, cải tổ bộ máy hành chính, tinh gọn biên chế tăng cao hiệu suất công việc…. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến; hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá xuất/nhập khẩu chưa được coi trọng đúng mức gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Các hành vi thủ đoạn trốn thuế, lợi dụng kẽ hở của luật pháp càng ngày càng tinh vi ảnh hưởng trực tiếp tới thu ngân sách, gây mất công bằng giữa các doanh nghiệp…
Xuất phát từ những tồn tại trong việc quản lý và thu thuế nêu trên đòi hỏi phải luôn quan tâm hoàn thiện đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao. Đây là yêu cầu cấp bách nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội.Là một trong những đơn vị đi đầu về thu ngân sách nhà nước.Vì vậy, thu thuế quản lý chống thất thu thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên đơn vị. Trong bối cảnh đó chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp chống thất thu thuế tại chi cục Hải quan của khẩu sân bay quốc tế Nội Bài”
làm đề tại nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn hiện nay.
2. Câu hỏi nghiên cứu
– Thất thu thuế là gì? Làm rõ nhưng khái niệm cơ bản về thất thu thuế. Thất thu thuế gây ra những hậu quả gì?
– Thực trạng thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Chi cục đã có những phương pháp gì nhằm chống thất thu NSNN trong giai đoạn 2016-2018 vừa qua?
– Những yếu tố chính dẫn đến việc thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài?
– Các giải pháp nhằm nâng cao công tác thu thuế tại chi cục Hải quan của khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu vấn đề cơ bản về việc thực hiện thu thuế nộp ngân sách của nghành Hải Quan, khải niệm cơ bản về các loại thuế.
– Phân tích thực trạng công tác chống thất thu thuế, và những kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế dẫn đến thất thu NSNN tại Chi cục Hải quan của khẩu sân bay quốc tế Nội Bài trong năm qua.
– Đề xuất giải pháp phù hợp để chống thất thu thuế nộp NSNN, nhằm góp phần khuyến khích tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa của các cá nhân doanh nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh mẽ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: công tác chống thất thu thuế tại Chi cục.
– Phạm vi nghiên cứu: Chi cục Hải quan của khẩu sân bay quốc tế Nội Bài giai đoạn 2015-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Lý luận liên kết với thực tiễn để nghiên cứu. Đồng thời tham khảo có chọn lọc các nguồn thông tin, khai thác nguồn dữ liệu thứ cấp: Sử dụng dữ liệu được thu thập từ những tài liệu,thông
tin nội bộ: Đội quản lý thuế, đội thủ tục hang hóa XNK, đội giám sát hải quan.Các dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp vào luận văn.
6. Kết cấu luận văn gồm có 4 chương như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm các chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về thất thu thuế và chống thất thu thuế.
Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chống thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần chống thất thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ THẤT THU THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam được hình thành và phát triển trong thời kỳ “đổi mới” (sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986). Trước đó nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, thu ngân sách Nhà nước chủ yếu từ kinh tế quốc doanh (chiếm tới 90% tổng số thu), thuế chỉ áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dưới một số hình thức: thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá, thuế lợi tức, thuế nông nghiệp, thuế môn bài… vai trò của thuế trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế được sử dụng rất hạn chế.
Nhiệm vụ thu NSNN là nhiệm vụ quan trọng của Ngành Hải quan. Đề tài chống thất thu thuế xuất nhập khẩu nói chung đã được giới nghiên cứu và các nhà quản lý rất quan tâm trong những năm gần đây. Dưới các góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề có liên quan trực tiếp, gián tiếp đế đề tài này. Có thể đề cập đến một số kết quả nghiên cứu sau:
1.1.1. Những vấn đề mang tính tổng thể về chính sách quản lý với việc chống thất thu thuế
Dưới góc nhìn về sơ hở trong chính sách quản lý thuế, các biện pháp quản lý của cơ quan Nhà Nước, TS Vương Thị Thu Hiền,2012 đề tai nghiên cứu khoa học cấp viện “ Giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Đề tài này đã chỉ ra một số mặt hạn chế của của chính sách quản lý thuế của Việt Nam. Là một trong những đề tại gợi mở hữu ích cho luận án nghiên cứu trong việc kế thừa và hoàn thiện giải pháp chống thất thu thuế.
Đề tài cấp Bộ của tác giả Hoả Ngọc Tâm, Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan năm 2005 “Chống nợ đọng thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thực trạng và giải pháp” quy mô và phạm vi đề tài đề cập khá rộng và liên quan nhiều lĩnh vực, giúp đưa ra các giải pháp cụ thể để có tính ứng dụng cao trong công tác chống nợ đọng và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu và điều hành.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: