ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Người hướng dẫn: GS.TS. Cao Văn Cấp
Hà nội – 2005
MỤC LUC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 8
1.1. Lý luận về trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 8
1.1.1. Cơ cấu kinh tế 8
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 13
1.2.1. Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 14
1.2.2. Sự cần thiết phải CDCCKT nông nghiệp 16
1.3. Kinh nghiệm CDCCKT nông nghiệp của một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (nằm giáp danh với Hưng Yên) 26
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Bình 26
1.3.2. Kinh nghiệm của Hải Dương 28
1.3.3. Kinh nghiệm của Hà Nam 31
Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỪ 1997 ĐẾN 2004 35
2.1. Các nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên..35
2.1.1. Điều kiện địa lý – kinh tế tỉnh Hưng Yên 35
2.1.2. Về nguồn tài nguyên thiên nhiên 36
2.1.3. Tài nguyên nhân lực 39
2.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên 41
2.2.1. Khái quát tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 41
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. 44
2.3. Khái quát những thành tựu và hạn chế trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên 66
2.3.1. Những thành tích nổi bật 66
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó 69
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 72
3.1. Phương hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hưng Yên 72
3.1.1. Phương hướng ngành trồng trọt 72
3.1.2. Phương hướng chuyển dịch ngành chăn nuôi 75
3.1.3. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp 77
3.1.4. Phương hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế – đời sống.79
3.2. Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hưng Yên trong thời gian tới 81
3.2.1. Quy hoạch, phân vùng phát triển nông nghiệp nhằm khai thác lợi thế của mỗi tiểu vùng…………………………………………………………………………………………………………………………..82
3.2.2. Giải pháp về đầu tư 86
3.2.3. Ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 90
3.2.4. Xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp Hưng Yên 94
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 109
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CDCC : Chuyển dịch cơ cấu
CCKT : Cơ cấu kinh tế
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
KT – XH : Kinh tế – xã hội
SL : Số lượng
VAC : Vườn, ao, chuồng
LAC : Lúa, ao, cá
LA : Lúa, ao
VA : Vườn, ao
KHCN : Khoa học công nghệ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TT : Trang trại
CAQ : Chuồng, Ao, Quất
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, với khoảng 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp. Bởi vậy, từ 1986 đến nay Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể… Tuy vậy, nhìn tổng thể thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta chuyển dịch còn chậm chạp, nền nông nghiệp phát triển chưa bền vững.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên. Những năm qua Hưng Yên đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế kinh tế-xã hội. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã mang lại những kết quả tích cực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và CCKT nông nghiệp nói riêng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn” của tác giả Nhân Đạo; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Phú Yên” (Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế của Trịnh Thị Nga năm 1999); Đỗ Thanh Phương – “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tây Nguyên theo hướng sản xuất hàng hoá”; Lê Đình Thắng – “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – lý luận và thực tiễn” năm 1998. Những chủ trương giải pháp lớn phát triển nông nghiệp nông thôn trong trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước – Tạp chí Thông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Từ việc hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, luận văn làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Trên cơ sở đó nêu ra phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả trong những năm tới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, nông thôn và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp… Thể hiện trong các văn kiện của các Đại hội Đảng lần thứ VII – VIII – IX và các Nghị quyết của UBND tỉnh Hưng Yên về chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đặc biệt chú ý đến phương pháp khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp những kinh nghiệm thực tiễn.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về CDCCKT nông nghiệp. Với địa bàn là lãnh thổ tỉnh Hưng Yên – một tỉnh thuần nông nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Thời gian từ 1997 đến hết tháng 12/2004.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy các bộ môn khoa học kinh tế có liên quan với đề tài luận văn và có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về CDCCKT nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng CDCCKT nông nghiệp ở Hưng Yên trong thời gian từ 1997 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh CDCCKT nông nghiệp ở Hưng Yên trong thời gian tới
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Khái niệm “cơ cấu” được dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ các mối quan hệ hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là một tập hợp mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định, Các Mác viết: “Cơ cấu là sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội” [21, tr.102].
Cơ cấu kinh tế trong giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin viết: “Cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể các cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế.
Hai là, CCKT bao gồm các bộ phận cấu thành nền kinh tế, các nhóm ngành, các khu vực, các thành phần nằm trong hệ thống kinh tế quốc dân.
* Cơ cấu kinh tế là phạm trù khách quan.
Tính khách quan của CCKT thể hiện ở chỗ, trình độ phát triển của phân lao động xã hội và lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành CCKT[23,Tr6]. Một CCKT như thế nào, xu thế chuyển dịch nó ra sao phụ thuộc vào những điều kiện khách quan: tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định. Tương ứng với những điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định tất yếu có một cơ cấu phù hợp. Theo Các Mác: trong sự phân công xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi, một tất yếu thầm kín, yên lặng.
* Cơ cấu kinh tế có tính lịch sử và xã hội cụ thể
Ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, tính hợp lý của cơ cấu kinh tế mỗi nước. Ngay cả những nước, những vùng có trình độ phát triển lực lượng sản xuất như nhau và sự giống nhau của các quan hệ xã hội. Từ đây cho thấy, trong cơ cấu kinh tế hiện hữu luôn luôn xuất hiện những tiền đề cho sự xuất hiện CCKT. Tính biến động của CCKT là một quá trình, quá trình đó làm cho CCKT chuyển dịch theo hướng hoàn thiện hơn. Cơ cấu kinh tế quốc dân được cụ thể hoá qua từng loại cơ cấu cụ thể. Nền kinh tế có các loại cơ cấu cụ thể chủ yếu như: cơ cấu ngành kinh tế, CCKT theo vùng.
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có vai trò hết sức to lớn. CCKT nông nghiệp là bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong CCKT quốc dân và có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của mỗi nước [20, tr.120]. Quá trình hình thành CCKT nông nghiệp được xác lập khi có sự xuất hiện của phân công lao động xã hội lần thứ nhất, nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế mang tính độc lập tương đối, gồm có trồng trọt và chăn nuôi. Trong cơ cấu trồng trọt gồm các loại cây: cây lương thực, cây hoa màu.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chung tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com