Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Chuyển giao công nghệ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
——-*****——

 

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI – 2005

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng lớn trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy, đối với những nước chậm phát triển, muốn tiến kịp những nước phát triển phải nhanh chóng nâng cao năng lực khoa học và trình độ công nghệ, nắm bắt và làm chủ các tri thức mới để rút ngắn quá trình cô ng nghiệp hoá, hiện đại hoá, đi tắt vào kinh tế tri thức.
Sau gần 20 năm đổi mới, nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng làm cho thế và lực của đất nước mạnh lên nhiều. Cùng với quá trình phát triển đất nước, khoa học và công nghệ nước ta đã có những bước tiến tích cực, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ đã trưởng thành một bước và có nhiều cố gắng thích nghi với cơ chế mới, có khả năng tiếp thu, làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nền khoa học và công nghệ nước ta còn có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển, chưa tạo ra được những năng lực khoa học và công nghệ cần thiết để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của nước ta đến năm 2010 là: “Việc đổi mới công nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ công nghệ mới; đặc biệt lựa chọn những công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế ”.
Chuyển giao công nghệ là một khái niệm mới xuất hiện trong mấy thập niên gần đây, nhưng đã nhanh chóng trở thành vấn đề thời sự, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên

toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược làm như thế nào để nâng cao hiệu quả trong việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước cũng như việc triển khai đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực và từng khâu trong quy trình hoạt động sản xuất được coi là khâu then chốt bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Với những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề: “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” là hết sức cần thiết và tôi chọn đó làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Chuyển giao công nghệ là một vấn đề được nhiều nhà hoạch định chính sách, nhiều cơ quan và các nhà kinh tế trong nước và quốc tế quan tâm. Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ, cụ thể như:
– Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia: “Khoa học công nghệ thế giới – Xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI”, Hà Nội, 2003.
– GS.TS. Vũ Đình Cự (chủ biên): “Khoa học và công nghệ hướng tới thế kỷ XXI – Định hướng và chính sách”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
– TS. Lê Văn Hoan: “Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường vào Việt Nam”, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995.
– PGS.TS. Đàm Văn Nhuệ và TS. Nguyễn Đình Quang: “Lựa chọn công nghệ thích hợp ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
– TS. Đặng Kim Nhung: “Chuyển giao công nghệ trong kinh tế thị trường và vận dụng vào Việt Nam”, Nxb. Nông nghiệp, 1994.
– TS. Nguyễn Văn Phúc: “Chuyển giao công nghệ và quản lý công nghệ”, Nxb. Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội, 1998.

– TS. Nguyễn Văn Phúc (chủ biên): “Quản lý đổi mới công nghệ”,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002.
Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, nhưng về cơ bản, các giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam được xem xét trong khuôn khổ tiến trình phát triển khoa học và công nghệ hoặc trong những giải pháp tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của đất nước. Do mục đích, đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập của Việt Nam thì việc nghiên cứu vấn đề chuyển giao công nghệ cả về thực trạng lẫn giải pháp là rất cần thiết.
Chuyển giao công nghệ luôn là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn. Đó là một ẩn số cho các quốc gia chậm phát triển tiến kịp tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển khác.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của Luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu này, tác giả đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
– Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển giao công nghệ;
– Đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay;
– Trên cơ sở các phân tích trên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu:

– Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay, đây được coi là mốc thời gian mà nhiều chuyên gia đánh giá là mở đầu thời kỳ hoạt động chuyển giao công nghệ có hệ thống.
– Về không gian: Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
– Về nội dung: Vấn đề đặt ra được đề cập từ hai góc độ: Chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài vào Việt Nam; chuyển giao công nghệ ngay từ các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội cho nhân dân.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của Luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích dự báo… trong quá trình nghiên cứu.

6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn

– Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công nghệ.
– Phân tích hoạt động chuyển giao công nghệ của một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay để từ đó thấy được những mặt còn tồn tại và hạn chế trong quá trình chuyển giao công nghệ trong thời gian qua.
– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới.

7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về chuyển giao công nghệ
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới

C HƢƠ NG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1.1. Lý luận chung về chuyển giao công nghệ
1.1.1. Khái niệm

Công nghệ là một yếu tố tạo ra quá trình sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Nó liên kết các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh theo một lôgíc về mặt kỹ thuật. Thiếu yếu tố này, không thể có bất kỳ quá trình sản xuất – kinh doanh nào. Ngay trong quá trình cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực phi vật chất, thậm chí trong các hoạt động công cộng, người ta cũng nói tới công nghệ – công nghệ triển khai, cung cấp các dịch vụ và tiến hành các hoạt động.

1.1.1.1. Công nghệ

Công nghệ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những căn cứ khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau.
Theo nghĩa hẹp ban đầu, công nghệ chỉ dùng trong sản xuất và được hiểu là “phương pháp công nghệ”, tức là những phương pháp sản xuất sản phẩm, được mô tả qua những quy trình được trình bày dưới các hình thức bản vẽ, sơ đồ, biểu, bảng. Một khái niệm khác cũng được dùng trong mối quan hệ với công nghệ là khái niệm kỹ thuật – bao gồm toàn bộ các phương tiện kỹ thuật như máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất… phục vụ cho sản xuất. Như vậy, khái niệm công nghệ hiểu theo nghĩa hẹp này được định nghĩa hoàn toàn độc lập với khái niệm kỹ thuật (theo nghĩa là các phương tiện kỹ thuật). Tuy rằng các phương pháp này cũng luôn được gắn với những thiết bị, công cụ nhất định, thậm chí có cả những thiết bị đặc trưng gắn với từng chuyển giao công nghệ, nhưng chúng thường không được coi là bộ phận hợp thành của công nghệ. Về sau, khái niệm công nghệ được sử dụng trong cả lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ và gần đây cả trong quản lý.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *