CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
———————–

 

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

 

 

Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số : 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

HÀ NỘI, 2006

 

MỤC LỤC
Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương một: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 5

1.1. Một số vấn đề lý luận và khái niệm cơ bản 5
1.1.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế 5
1.1.2. Khái niệm thương mại, xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 6
1.2. Vai trò của xuất khẩu 11
1.3. Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế 13
1.3.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế 13
1.3.2. Nội dung, hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 15
1.3.3. Yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế 17
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong chuyển dịch cơ 19
cấu xuất khẩu và bài học kinh nghiệm đối với việt Nam 19
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước 24
1.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam

Chương hai: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2005

27
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu và những cơ chế, chính sách của
Nhà nước tác động đến chuyển dịch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 27
2.1.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam từ 2001 đến nay
2.1.2. Thực trạng các cơ chế chính sách của Nhà nước tác động đến 28
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
2.1.2.1. Các chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, tháo 28
rợ hạn ngạch và khuyến khích xuất khẩu 30
2.1.2.2. .2. Các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và xuất khẩu
2.1.2.3. Cơ chế theo dõi, ứng phó với những rào cản thương mại mới của 32
nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ chế quản lý ngoại hối
và chính sách tỷ giá 35

2.1.2.4. Chính sách đầu tư và tài chính khuyến khích xuất khẩu, xây dựng
và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển xuất 37 khẩu hàng hoá
37
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 44
2.2.1. Về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 50
2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu 51
51
2.2.3. Về chuyển dịch các chủ thể tham gia xuất khẩu
52
2.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra
55
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu 59
2.3.2. Những hạn chế cơ bản
2.3.3. Nguyên nhân
61
2.3.4. Những bài học kinh nghiệm bước đầu
Phầ n thứ ba ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ 61
CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA 61
3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá ở nước ta
trong thời gian tới 61
3.1.1. Bối cảnh trong nước và ngoài nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ 67
cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
73
3.1.1.1. Bối cảnh trong nước
73
3.1.1.2. Bố cảnh quốc tế
74
3.1.2. Định hướng chung chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá ở nước ta
thời gian tới 79
3.1.2.1. Định hướng chung
3.1.2.2. định hướng cụ thể 79
79
3.2. Các giải pháp tổng thể nhằm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam đến năm 2010 80
3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển và đa dạng hoá mặt hàng và thị trường 85
xuất khẩu đến năm 2010
3.2.1.1. Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá thời gian tới 88

3.2.1.2. Giải pháp cho từng nhóm hàng cụ thể 88
3.2.1.3. Giải pháp phát triển và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
89
3.2.2. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu và nâng cao năng
lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp 89
3.2.2.1. Phát triển về mặt lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu 89
3.2.2.2. Xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp, các cụm công nghiệp để 90
hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
3.2.3. Giải pháp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xuất khẩu của đất nước 91
(đặc biệt là hạ tầng thông tin và thương mại điện tử)
91
3.2.3.1. Phát triển mạng lưới thông tin thương mại quốc gia
3.2.3.2. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu 92
3.2.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ quan, đại
diện thương mại quốc gia cả trong và ngoài nước 93
3.2.3.4. Nhanh chóng ứng dụng thương mại điện tử 93
3.2.3.5. Xây dựng mô hình sàn giao dịch hàng hoá cho một số sản phẩm 93
xuất khẩu
93
3.2.4. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, thuận lợi hoá hoạt động
xuất khẩu 96
3.2.4.1. Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường ở Việt Nam 97
3.2.4.2. Minh bạch hoá chính sách thương mại và đảm bảo sự phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế đồng thời tạo thuận lợi cho xuất khẩu
3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu
Kết luận
Tài liệu tham khảo

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn 5 năm đầu thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010. Trong giai đoạn này, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tích vô cùng to lớn, thể hiện: Qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn 5 năm đầu của chiến lược xuất khẩu 2001 – 2010. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 17,5%/năm vượt 1,5% so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược là 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt trên 32,4 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược là 28,4 tỷ USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% năm 2000 lên 61,3% năm 2005 so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược là 66,3%. Cơ cấu xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô đã ngày một giảm, thay và đó là các sản phẩm có mức độ chế biến sâu, giá trị gia tăng cao, cơ cấu thị trường đã có thay đổi tích cực, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng; các chủ thể tham gia xuất khẩu cũng ngày một đa dạng hơn. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua thì chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của chúng ta vẫn còn những hạn chế cần phải tiếp tục khắc phục:
Thứ nhất, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu đều là những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, hàm lượng chất xám-công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu không cao.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến sâu còn chưa cao và không ổn định. Từ năm 1992 đến 1998, tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến tăng từ 32,3% lên 57,9%, sau đó chững lại và sụt giảm. Đến năm 2002 giảm xuống còn 48,7%. Điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu của ta chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.
Thứ ba, tỷ lệ chế biến trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn có sự chênh lệch đáng kể so với các nước trong khu vực.

Thứ tư, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số tương đối ít thị trường chính: Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và Singapore chiếm đến gần 40% tổng xuất khẩu. Đài Loan, Mỹ và Đức mỗi thị trường chiếm khoảng 5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Phần lớn các thị trường xuất khẩu quan trọng khác thuộc về các nước ở Đông Nam Á (Philippin, Malaysia, Thái Lan, Inđônêsia và Campuchia) hoặc ở châu Âu (Hà Lan, Pháp, Bỉ, Italia, Thuỵ sĩ và Tây Ban Nha).
Việt Nam muốn thực hiện được mục tiêu đưa đất nước về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2020 (tức là trong khoảng gần 15 năm nữa – một quãng thời gian đủ để Thái Lan, Malaysia, Indonesia thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá từ những nước kém phát triển thành những nền kinh tế công nghiệp hoá mới) và thực hiện thành công quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta cần phải có một sự thay đổi cơ bản cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài tham luận, báo chí đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thương mại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam như:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu của ThS. Phạm Thị Cải – Viện Nghiên cứu Thương mại (năm 1999); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; Chuyển dịch cơ cấu thương mại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam – PGS.TS Đinh Văn Thành – Viện Nghiên cứu Thương mại (năm 1998); Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới – PGS.TS. Nguyễn Văn Nam
– Viện Nghiên cứu Thương mại (năm 2003)…
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang diễn ra một cách mạnh mẽ, sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và việc Việt Nam đa chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, vấn đề phát triển xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu một cách hợp lý, có hiệu quả góp phần

đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế“ và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là: đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, phát huy lợi thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đạt mục tiêu đó, nhiệm vụ cơ bản mà tác giả đặt ra cho luận văn là:
– Làm rõ một số khía cạnh lý luận về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế;
– Nghiên cứu, khảo sát một số kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và rút ra bài học cho Việt Nam;
– Phân tích thực trạng cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đánh giá những thành công và chỉ ra những hạn chế của tình hình này;
– Làm rõ bối cảnh hiện nay và tìm kiếm các giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

– Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hoá và quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, cũng như các chính sách của Nhà nước trong đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và một số nước mà tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm.

+ Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động XK và quá trình chuyển dịch cơ cấu XK hàng hoá của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và dự báo năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp duy vật lịch sử
– Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin tài liệu
– Phương pháp kế thừa
– Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6. Đóng góp mới của luận văn

– Đánh giá thực trạng vấn đề chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay và chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại, những nguyên nhân và vấn đề cần giải quyết.
– Đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương một: Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá
Chương hai: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005
Chương ba: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta

Chương một MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

 

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Các lý thuyết thương mại quốc tế

Bắt đầu với quan niệm của chủ nghĩa trọng thương thế kỷ 16 (1500 đến 1800) về thương mại quốc tế. Quan niệm này cho rằng nền kinh tế càng xuất khẩu nhiều càng tốt, nhưng nhập khẩu phải bị hạn chế nhiều. Ý tưởng cơ bản là nhằm tích luỹ càng nhiều vàng bạc hay kim loại quý càng tốt.
– Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Vào năm 1776, Tác phẩm “Một tìm hiểu về nguyên nhân và bản chất sự thịnh vượng của các quốc gia” của Adam Smith được xuất bản, trong tác phẩm này Ông đã đưa ra một quan điểm khác về thương mại. Với “sự thịnh vượng của các quốc gia” chúng ta bước vào thời đại kinh tế học cổ điển, tán thành gỡ bỏ toàn bộ các rào cản hạn chế từ thương mại và các khía cạnh khác của nền kinh tế. Ý tưởng của Adam Smith về thương mại và lợi ích của nó đối với xã hội được biết đến như “Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối”, ở đó Ông cho rằng “Một đất nước nên sản xuất, chuyên môn hoá sâu và xuất khẩu những hàng hoá mà đất nước đó có một lợi thế tuyệt đối.
– Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo: Vào năm 1817, “Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế chính trị” của David Ricardo đã được xuất bản. Ricardo, một nhà kinh tế cổ điển xuất chúng khác, đã chỉ ra rằng Adam Smith đã không chú ý đến các tình huống mà một quốc gia không có lợi thế chi phí tuyệt đối so với các quốc gia khác. Bằng việc dùng phân tích về chi phí so sánh, Ricardo đã chỉ ra rằng thậm chí khi một quốc gia hoạt động tương đối không hiệu quả trong tất cả các ngành sản xuất thì cũng có thể đạt được có được lợi ích thông qua trao đổi thương mại.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *