Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An

Dịch vụ môi trường rừng

 TRƯỜ NG ĐAỊ HOC̣ NÔNG LÂM

 

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ AN

 

LUẬN VĂN SƠ BỘ THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

 

 

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 9
1.2. Khái niệm cơ chế tài chính 12
1.3. Chính sách dịch vụ môi trường rừng 14
1.3.1. Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường rừng 14
1.3.2. Nguyên tắc và hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng 17
1.4. Nội dung cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng 18
1.4.1. Thu từ dịch vụ môi trường rừng 18
1.4.2. Chi từ dịch vụ môi trường rừng 25
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng 30
1.5.1. Chính sách của nhà nước 30
1.5.2. Năng lực quản lý của nhà nước 31
1.5.3. Sự đồng thuận của đối tượng phải chi trả 31
1.5.4. Chất lượng dịch vụ cung ứng 32
1.5.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên phải chi trả 32
1.5.6. Thiên tai, hạn hán 32

CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 34

2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu: 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: 34
2.2.2. Thu thập số liệu 34
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 35
2.3.2. Thời gian nghiên cứu 35
2.4. Phân tích, đánh giá và xử lý thông tin 35

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ  MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ-AN 37

3.1. Tổng quan về tài nguyên rừng tại tỉnh Nghệ An 37
3.1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chủ quản lý của
tỉnh Nghệ An năm 2012 37
3.1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chức năng rừng của tỉnh Nghệ An năm 2012. 41
3.2. Thực trạng cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An. 42
3.2.1. Cơ chế tài chính trước khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An 42
3.2.2. Cơ chế tài chính về chính sách chi trả DVMTR tại Nghệ An 44
3.2.3. Ảnh hưởng từ nguồn thu-chi tài chính thực hiện chi trả DVMTR tại tỉnh Nghệ An
……………………………………………………………………………………………………………………….. 61
3.2.4. Các quan hệ tài chính hiện hành giữa các chủ thể: cơ quan quản lý, chủ rừng và người nhận giao khoán bảo vệ rừng 62
3.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát 64
3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An .. 66 3.3.1. Những kết quả đạt được 66
3.3.2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân. 69

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI NGHỆ AN 83

4.1. Định hướng của tỉnh Nghệ An đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển dịch vụ môi trường rừng đến năm 2020 83
4.1.1. Định hướng về kinh tế 83
4.1.2. Định hướng về Xã hội 83
4.1.2. Định hướng về môi trường 84
4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An
……………………………………………………………………………………………………………………….. 85
4.2.1. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ và Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ bảo vệ & phát triển rừng của tỉnh 86
4.2.2. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các Đề án đã xây dựng 86
4.2.3. Tăng cường hoàn thiện công tác thu DVMTR 87
4.2.4. Công khai thủ tục thu, chi DVMTR 87
4.2.5. Thực hiện công khai, minh bạch 87
4.2.6. Xử phạt và khen thưởng 88
4.3. Kiến nghị thực hiện hoàn thiện cơ chế tài chính DVMTR 88
4.3.1. Kiến nghị Chính phủ 88
4.3.1.1. Hình thức chi trả gián tiếp là phù hợp 88
4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn 94
4.3.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Nghệ An 97
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA
1 BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
2
DN Doanh nghiệp
3
DVMTR Dich vụ môi trường rừng
4 HCSN Hành chính sự nghiệp
5 PES Chi trả dịch vụ môi trường rừng
6
PTNT Phát triển nông thôn
7 TC Tài chính
8 UBND Ủy ban nhân dân

 

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Giá trị rừng trong việc điều tiết nước trong những năm ẩm ướt 20
Bảng 1.2. Giá trị rừng trong việc điều tiết nước trong những năm khô hạn 21
Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chủ quản lý của tỉnh Nghệ An năm 2012 38
Bảng 3.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chức năng rừng của tỉnh Nghệ An năm 2012 41
Bảng 3.3. Kết quả huy động nguồn thu của Quỹ BV&PTR 49
Bảng 3.4. Kết quả giải ngân nguồn tiền thu được trong năm 2012 53
Bảng 3.5. Kết quả giải ngân nguồn tiền thu được trong năm 2013 56
Bảng 3.6. Kết quả công tác giám sát, đánh giá quá trình triển khai chính sách chi trả DVMTR 60
Bảng 3.7. Tổng hợp nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách 72
Bảng 4.1. Tổng hợp nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách 90
Bảng 4.2. Tổng hợp nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách 96

 

MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 20 năm qua cùng với việc đổi mới đất nước, Ngành lâm nghiệp Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực. Từ sản xuất theo truyền thống lấy quốc doanh làm nòng cốt, chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên sang sản xuất lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, nhằm thu hút nguồn lực tập trung cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển rừng. Do đó rừng ở Nghệ An đã có sự phát triển nhanh về diện tích và giá trị kinh tế.
Nghệ An là tỉnh bắc Miền Trung có có diện tích tự nhiên 1.648.820,9 ha, diện tích đất lâm nghiệp 1.180.132,2 ha chiếm 72%, trong đó diện tích có rừng 888.695,7 ha. Tỷ lệ độ che phủ của rừng chiếm 53,9%; là tỉnh có hệ thống địa hình chia cắt sâu, phía tây giáp nước bạn Lào, phía đông giáp biển đông, nên các sông, suối ở Nghệ An có độ dốc lớn. Nghệ An có lưu vực chính của sông Cả, sông Hiếu và có một phần lưu vực của sông Chu. Rừng Nghệ An không những có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh mà còn đóng góp lớn cho kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường cả nước. Lợi ích của rừng đem lại rất lớn cho toàn xã hội. Tài nguyên rừng hiện còn khá phong phú và tính đa dạng sinh học rất cao: Nghệ An có khu dữ trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, có 1 vườn quốc gia và 02 khu bảo tồn thiên thiên, 12 ban quản lý rừng phòng hộ và 1 ban quản lý rừng đặc dụng; rừng bảo vệ môi trường sinh thái, đem lại cảnh quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lich sinh thái.
Theo Niên giám thống kê Nghệ An (2012) thì dân số của Nghệ An có 2.951.985 người, trong đó nam chiếm 1.465.045 người và nữ 1.486.940 người, mật độ 179 người/km2, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 10,9%, phương thức sản xuất lạc hậu, đời sống khó khăn; phá rừng làm rẫy là tập quán hàng ngàn năm của đồng bào các dân tộc Nghệ An đã tạo ra áp lực phá rừng làm rẫy lấy đất sản xuất làm nông nghiệp là rất lớn.

Mặc dù, Trung Ương, Tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách tương đối phù hợp và đã tạo động thái chuyển biến rõ rệt trong hoạt động lâm nghiệp của địa phương; phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư của nguồn vốn ngân sách nhà nước và kết quả của việc đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng với tỉ trọng vốn đầu tư cho trồng rừng ngoài ngân sách nhà nước trong thời gian qua chiếm 25-30%, nâng độ che phủ của rừng từ 41,5% năm 2000, 47% năm 2007, và
năm 2013 lên 53,9%.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được về mặt diện tích thì trữ lượng rừng mới đạt ở mức thấp hoặc trung bình trong khoảng theo tiêu chí. Khả năng phòng hộ hữu hiệu của rừng chưa cao nên mức độ điều tiết nguồn nước của rừng còn bị hạn chế. Hiệu quả hạn chế lũ quét, lũ ống, bào mòn xói lở đất trong mùa mưa chưa cao và nhanh chóng bị hạn hán trong mùa khô. Rừng chưa nuôi sống được người dân sống trong rừng và gần rừng. Tình hình phá rừng, khai thác rừng còn diễn ra phổ biến. Chất lượng rừng tự nhiên ngày càng giảm sút.
Để không ngừng nâng cao giá trị sử dụng đất, giải quyết việc làm và từng bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nông thôn miền núi, đồng thời để tạo điều kiện thực hiện luật “Bảo vệ và phát triển rừng” Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như UBND tỉnh đã có nhiều chính sách về đất đai cũng như đầu tư, hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các Nghị định về giao đất khoán rừng, cho thuê đất rừng; Các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ để người dân sống trong rừng và gần rừng sản xuất kinh doanh rừng bền vững, bảo vệ rừng Đặc dụng và rừng

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu đánh giá cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2013 tại Nghệ An.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa các vấn đề chung về cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng, mô hình áp dụng tại một số nước;
– Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính

phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Thực hiện Thông tư 80/2011-TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Nội dung: Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tại tỉnh Nghệ An, trong các khía cạnh: Thu và chi từ dịch vụ môi trường rừng
– Thời gian: từ năm 2011-2013

4. Những đóng góp của luận văn

4.1. Đóng góp về mặt lý luận
– Hệ thống lại một số các công trình nghiên cứu về cơ chế tài chính giúp trong thời gian gần đây ở trong nước và ngoài nước, qua đó giúp người đọc có cách tiếp cận về cơ chế tài chính.
– Hệ thống hóa các vấn đề chung về cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng, mô hình áp dụng tại một số nước.
4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
– Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Thực hiện Thông tư 80/2011-TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An.

5. Kết cấu của luận văn

 

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An

Dịch vụ môi trường rừng

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

 

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến hoạt động quản lý TC, các nhà nghiên cứu trước đây hầu hết đã tập trung vào kiểm tra, điều tra và mô tả hành vi của các DN nhỏ và vừa trong thực tiễn quản lý TC.

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu gần đây như Sudhindra Bhat (2008) và Great Britain (2011). Great Britain (2011) nhấn mạnh mục tiêu của quản lý tài chính bao gồm cả thanh khoản, lợi nhuận và tăng trưởng. Do đó, các lĩnh vực cụ thể mà quản lý tài chính cần phải được quan tâm tới là quản lý thanh khoản (dòng tiền, quản lý vốn lưu động), quản lý lợi nhuận (phân tích lợi nhuận, kế hoạch lợi nhuận), và quản lý phát triển (lập kế hoạch và quyết định nguồn vốn).
Sudhindra Bhat (2008) xem xét các lĩnh vực cụ thể của quản lý tài chính bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cụ thể quản lý tài chính bao gồm: quản lý vốn lưu động, quản lý tài sản dài hạn, quản lý nguồn tài chính, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch và đánh giá khả năng sinh lời.
Eugene F. Brigham, Michael C. Ehrhardt (2008) định nghĩa quản lý tài chính dựa trên huy động và sử dụng nguồn vốn: Quản lý tài chính là quan tâm đến việc nâng cao các quỹ cần thiết để tài trợ cho tài sản và hoạt động của doanh nghiệp, việc phân bổ đề tài sợ tiền giữa các ứng dụng cạnh tranh, và với việc đảm bảo rằng các khoản tiền được sử dụng hiệu quả và hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra.

 

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *