ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————
CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 4
1.1.1 Tổng quan tình hình các nghiên cứu 4
1.1.2 Một số vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu 6
1.2 Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 7
1.2.1 Các khái niệm chung 7
1.2.2 Vị trí của kiểm tra thuế trong quản lý thuế 9
1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc của kiểm tra thuế 9
1.2.4 Các hình thức kiểm tra thuế 12
1.3 Kinh nghiệm về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 30
1.3.1 Kinh nghiệm về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới 30
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Thiết kế nghiên cứu 39
2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40
2.3 Phương pháp phân tích thông tin 40
2.3.1 Phương pháp so sánh 40
2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả 41
2.3.3 Phương pháp phân tích tổng hợp 41
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM 42
3.1 Giới thiệu chung về Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 42
3.1.1 Thông tin khái quát 42
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 42
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Đội kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 48
3.1.4 Đặc điểm về địa bàn quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 51
3.2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 55
3.2.1 Thực trạng nội dung kiểm tra 59
3.2.2 Thực trạng quy trình kiểm tra 60
3.2.3 Các sai phạm phổ biến 63
3.2.4 Thực trạng tổ chức kiểm tra 64
Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM 79
4.1 Định hướng chung về công tác kiểmtra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 79
4.2 Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công táckiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 81
4.2.1 Tăng cường công tác quản lý thuế 81
4.2.2 Giải pháp chung nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra thuế 83
4.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế 87
4.2.4 Áp dụng công nghệ tin học vào hỗ trợ công tác kiểm tra thuế 88
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CBCC Cán bộ công chức
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 CP Cổ phần
4 CSDL Cơ sở dữ liệu
5 DN Doanh nghiệp
6 ĐTNT Đối tượng nộp thuế
7 GTGT Giá trị gia tăng
8 HSKT Hồ sơ khai thuế
9 KK & KTT Kê khai và kế toán thuế
10 KK&NT Kê khai và nộp thuế
11 MST Mã số thuế
12 NNT NNT
13 NSNN Ngân sách Nhà nước
14 SXKD Sản xuất kinh daonh
15 TNCN Thu nhập các nhân
16 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
18 TTHC Thủ tục hành chính
19 UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
TT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Cơ cấu tổ chức lao động ở Chi cục Thuế Gia Lâm theo đội thuế, năm 2018
2 Bảng 3.2 Cơ cấu lao động tại Chi cục Thuế Gia Lâm theo giới tính và tuổi, năm 2018
5 Bảng 3.5 Tổng hợp số thu NSNN của huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2018
7 Bảng 3.7 Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra hồ sơ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm
8 Bảng 3.8 Số doanh nghiệp đã kiểm tra so với kế hoạch giai đoạn 2016-2018
9 Bảng 3.9 Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2016-2018
10 Bảng 3.10 Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm giai đoạn 2016-2018
11 Bảng 3.11 Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu nội địa do Chi cục quản lý giai đoạn 2016-2018
12 Bảng 3.12 Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc kiểm tra từ năm 2016 đến năm 2018
71
13 Bảng 3.13 Số doanh nghiệp đã kiểm tra thuế trên tổng số công chức kiểm tra thuế
DANH MỤC HÌNH
TT Hình Nội dung Trang
1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 39
2 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Gia Lâm 50
3 Hình 3.2 Mô hình quan hệ giữa đội Kiểm tra thuế và các đội khác tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 51
4 Hình 3.3 Cơ cấu loại hình DN tại huyện Gia Lâm năm 2018 54
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong hơn 30 năm đổi mới, hệ thống chính sách thuế được hoàn thiện theo hướng đơn giản, minh bạch, công bằng, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn và những bước phát triển của nền kinh tế.
Hệ thông chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đã bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; tiếp tục khẳng định thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN); đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất, khơi dậy các tiềm năng, nội lực của đất nước.
Về công tác quản lý thuế, trọng tâm của cải cách thuế là pháp chế hóa đầy đủ, toàn diện hoạt động quản lý thuế, dân chủ hóa việc kê khai tính thuế, nộp thuế tiến tới các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) tự kê khai, tự tính thuế, nộp thuế; nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm pháp lý của các ĐTNT. Đồng thời phát huy vai trò kiểm tra, thanh tra của ngành thuế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa vấn đề lý luận về công tác kiểm tra thuế đối với DN; nghiên cứu kinh nghiệm của một số Chi cục khác và rút ra bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
– Phân tích thực trạng, quy trình công tác kiểmtra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm trong giai đoạn 2016-2018. Từ đó đánh giá kết quả thực hiện công tác kiểm ra thuế, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
– Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kiểm tra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
3. Câu hỏi nghiên cứu
– Hoạt động kiểm tra thuế đối với DN bao gồm những nội dung gì?
Những tiêu chí để đánh giá kết quả của kiểm tra thuế đối với DN là gì?
– Thực trạng ckiểm tra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm diễn ra như thế nào? Những vấn đề cần phải khắc phục?
– Cần thực hiện các giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra thuế đối với DN.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về không gian: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
– Phạm vi về thời gian: Dữ liệu phân tích thực trạng giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2016-2018. Khoảng thời gian này, các thông tư hướng dẫn thi hành Thuế TNDN sau khi được sửa đổi và bổ sung hai năm trước đó đã khá ổn định và không có nhiều thay đổi.
– Phạm vi về mặt nội dung: Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu thực trạng và quy trình công tác kiểm tra thuế đối với các DN được thành lập và hoạt động theo Luật DN thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm. Chú trọng nghiên cứu về thực trạng và quy trình để phân tích cụ thể, rõ nét công tác kiểm tra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Trong công tác thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng đã thu hút được sự chú ý, quan tâm của khá nhiều các nhà khoa học, nhà quản lý ở Việt Nam.
Về cơ bản, có thể kể đến hai cuốn giáo trình mang tính học thuật, đó là: “Giáo trình Nghiệp vụ thuế” và “Giáo trình Quản lý thuế” của Học viện Tài chính. Hai cuốn giáo trình này cung cấp những vấn đề lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế cũng như giới thiệu những nghiệp vụ cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam.
1.1.1 Tổng quan tình hình các nghiên cứu
Về thực tiễn, gần đây xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến kiểm tra thuế, bao gồm cả những luận văn thạc sỹ và bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học. Trong đó, tiêu biểu là các công trình sau:
– Nhật Minh (2018) “Gia tăng chất lượng thanh, kiểm tra thuế nhờ ứng dụng tin học”, Thời báo Tài chính Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh vai trò của CNTT trong thời đại công nghệ 4.0 nói chung và vai trò của phân tích rủi ro về thuế của DN thông qua các dữ liệu điện tử nói riêng. Việc vận hành tốt ứng dụng này giúp hỗ trợ đắc lực cho công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra việc triển khai ứng dụng nhật ký thanh tra, kiểm tra điện tử để ghi nhật ký hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra giúp cho cơ quan thuế giám sát một cách dễ dàng, từ đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch thanh kiểm tra.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: