Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam

Công ty xuyên quốc gia

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 

 

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

 

Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60 31 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Văn Hiền

 

HÀ NỘI – 2007

 

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu:……………………………………………………………… 1

Chương 1. Công ty xuyên quốc gia (TNCs) và việc đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển

1.1. Nhận dạng các công ty xuyên quốc gia ( TNCs). 6
1.2. Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và vai trò 13
của nó ở các nước đang phát triển.
1.3. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của TNCs ở các nước trong khu vực 24

Chương 2. Thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra.

2.1. Thực trạng FDI của TNCs vào các lĩnh vực của nền kinh tế Việt 33
Nam.
2.2. Các hình thức FDI của TNCs ở Việt Nam. 51
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với FDI của các TNCs. 64

Chương 3. Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam.

3.1. Một số nhận xét khái quát về xu hướng vận động của FDI của TNCs 78
tại Việt Nam.
3.2. Phương hướng phát triểncác hình thức FDI của TNCs ở Việt Nam 84
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và sử dụng có hiệu qủa FDI của 90 TNCs tại Việt Nam.
Kết luận 118
Danh mục tài liệu tham khảo 120

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do của Hiệp hội các nước Đông Nam á APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu á Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam á
ASEM : Hội nghị thượng đỉnh á – âu
BOT : Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BT : Xây dựng – Chuyển giao
BTA : Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ BTO : Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
CN : Công nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
EU : Liên minh Châu âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐHTKD : Hợp đồng hợp tác kinh doanh HTĐT : Hình thức đầu tư
ICOR : Tỷ số ICOR-Tỷ số giữa đầu tư và phần tăng thêm của GDP IKD : Cụm linh kiện dạng rời
JETRO : Tổ chức ngoại thương Nhật Bản KCN-KCX : Khu công nghiệp, khu chế xuất M & A : Mua lại và sát nhập
NIEs : Các nền công nghiệp mới Nxb : Nhà xuất bản
ODA : Viện trợ phát triển chính thức OECF : Quỹ hợp tác và phát triển kinh tế TBNN : Tư bản nhà nước
TNCs : Các công ty xuyên quốc gia USD : Đồng đô la Mỹ
VAT : Thuế giá trị gia tăng
WTO : Tổ chức thương mại thế giới

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Sự vận động của hàng hoá, dịch vụ, của các dòng vốn đầu tư đã vượt khỏi biên giới các quốc gia, được thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Coporations-TNCs) đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi quốc tế. Với tiềm lực kinh tế to lớn, hệ thống chi nhánh trải rộng khắp thế giới, các công ty này đã gắn kết các bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, thực hiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông một cách sâu rộng, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh dưới những hình thức mới, phong phú, đa dạng.
Đặc điểm đó vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức với tất cả các nước, đặc biệt là với các nước kém phát triển. Những năm vừa qua, Đảng ta xác định một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó các công ty xuyên quốc gia chiếm giữ một vai trò quan trọng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục được cấu trúc lại, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế”. Sự lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là sự lớn mạnh của TNCs là một trong những đặc trưng cơ bản của quá trình quốc tế hoá nền sản xuất xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1988 đến hết năm 2005, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI đáng kể, tổng số vốn đăng ký là 65,7 tỷ USD, trong đó tổng số vốn thực hiện đạt 33 tỷ USD. Đến nay, đã có trên 200 TNCs và 18 quốc gia đầu tư và hoạt động tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: chế tạo thiết bị viễn thông, công nghệ máy tính, khai thác dầu khí, sản xuất ôtô và xe gắn máy, nước giải khát, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế tạo điện tử dân dụng, thương mại và dịch vụ… Hoạt động của TNCs đã đem lại những tác động to lớn đối với nền kinh tế như: cung cấp vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý… Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu đặt ra đối với nước ta, đầu tư của TNCs vào Việt Nam vẫn chưa thật mạnh. Hơn thế nữa, hoạt động của một số công ty còn gây ra các tác động tiêu cực: làm phá sản xí nghiệp vừa và nhỏ, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, chuyển vào nước ta những công nghệ cũ lạc hậu, làm băng hoại truyền thống văn hoá…
Từ thực trạng tình hình đó, tác giả chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam”. Để góp phần vào việc nâng cao khả năng thu hút nhiều hơn với chất lượng tốt hơn của lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học cũng như các nhà quản lý kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu, như:
* Ở ngoài nước: Có nhiều công trình sách báo đề cập đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của TNCs. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng về Việt Nam.
* Ở trong nước:
– Mai Đức Lộc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, luận án phó tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1994.
– Đề tài KHXH- 06- 05, Bản chất, đặc điểm và vai trò của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia trên thế giới – Chính sách của ta.
– Nguyễn Xuân Thiện: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số1/2001.
– Hoàng Thị Bích Loan: Về hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004.
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đều đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của FDI nói chung và TNCs nói riêng cũng như các chính sách nhằm thu

hút và sử dụng nguồn vốn bên ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu nói trên chưa thật sự tổng kết đầy đủ về hoạt động đầu tư của TNCs tại Việt Nam như về số lượng, lĩnh vực hoạt động, xu hướng vận động của các TNCs

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu của Luận văn: từ sự phân tích đúng thực trạng FDI của TNCs vào Việt Nam, luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI của TNCs, khắc phục được mặt trái trong đầu tư trực tiếp của TNCs, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn:
– Phân tích vai trò FDI của TNCs đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình FDI tại Viêt Nam thời kỳ 1988 đến nay và tác động của nó tới nền kinh tế.
– Đề xuất phương hướng và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI của TNCs vào Việt Nam để thực hiện đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nhằm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – xã hội của đất nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là TNCs đã đầu tư vào Việt Nam. Luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của TNCs tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay. Từ đó đưa ra phương hướng và khuyến nghị một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI của các TNCs vào Việt Nam trong những năm sắp tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử.
– Phương pháp thống kê tổng hợp.
– Phương pháp so sánh, phân tích.

– Phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác.

6. Những đóng góp của Luận văn

– Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm và vai trò của TNCs đối với phát triển kinh tế của các nước được đầu tư.
– Đánh giá thực trạng và kết quả của việc đầu tư của các TNCs 1988 đến nay; đồng thời nêu lên những tồn tại và hạn chế.
– Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp của TNCs trong những năm tới.

7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Vấn đề đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) vào các nước đang phát triển.
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) vào Việt Nam.

Chương 1. VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCS) VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1.1. Các công ty xuyên quốc gia.

1.1.1. Khái niệm

Công ty xuyên quốc gia là hình thức tổ chức doanh nghiệp quốc tế trong nền kinh tế thị trường có tầm hoạt động vượt quá khuôn khổ biên giới của một quốc gia.
Theo định nghĩa của UNCTAD, tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) là hệ thống bao gồm công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở chính quốc. Công ty con là các công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài. Có ba loại hình công ty con của TNC là:
+ Chi nhánh là công ty con hoạt động ở nước ngoài với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ.
+ Công ty con phụ thuộc: công ty mẹ sở hữu hơn 50% tổng tài sản công ty này và họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty con này.
+ Công ty con liên kết: công ty mẹ tuy chiếm trên 10% tài sản của công ty nhưng chưa đủ tỷ lệ sở hữu để có quyền hạn như công ty con phụ thuộc.

1.1.2. Đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia

– Về quy mô: Các NTC có quy mô về tài chính rất lớn. Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới, thì Mỹ có 162 công ty, Nhật Bản có 126 công ty, các nước như Đức có 41 công ty, Pháp 42, Anh 34, Hà Lan 8, Thuỵ Sỹ 14, Italia 13, Nga 1. Công ty đứng số 1 thế giới về tài sản ở nước ngoài trong bảng danh sách của UNCTAD năm 2003 là General Electric (Mỹ) với tổng số tài sản nước ngoài là 258.900 triệu USD, tổng doanh thu là 134.187 triệu USD, số lượng công nhân là 305.000 ngàn người. Công ty đứng thứ 2 là Vodafone Group Plc (Anh), tiếp theo sau là 3 công ty Ford Motor, General Motors (Mỹ), British Petroleum Company của Anh.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *