ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH THU
Hà Nội – 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT I
DANH MỤC CÁC BẢNG II
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ III
DANH MỤC CÁC HỘP IV
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM 7
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1.1 Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7
1.1.2 Đặc điểm của TNCs Hoa Kỳ 12
1.1.3 Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp từ TNCs Hoa Kỳ 17
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 22
1.2.1 Những nhân tố chung ảnh hưởng tới hoạt động FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam 22
1.2.2 Những nhân tố thuộc Hoa Kỳ 25
1.2.3 Những nhân tố thuộc Việt Nam 29
1.3 KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ THU HÚT FDI TỪ TNCS CỦA HOA KỲ 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM 39
2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA TNCS HOA KỲ Ở VIỆT NAM … 39
2.1.1 Tổng quan tình hình FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam thời gian qua 39
2.1.2 FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam theo cơ cấu ngành 44
2.1.3 FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam theo hình thức hoạt động 46
2.1.4 FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam theo cơ cấu vùng 48
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TNCS HOA KỲ ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 50
2.2.1 Đối với nguồn vốn 50
2.2.2 Đối với tăng trưởng 52
2.2.3 Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 54
2.2.4 Đối với thị trường xuất nhập khẩu 56
2.2.5 Đối với chuyển giao công nghệ 57
2.2.6 Đối với giải quyết việc làm 58
2.2.7 Tính lan toả toàn cầu 61
2.2.8 Đối với chính trị 63
2.2.9 Đối với môi trường 64
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG FDI CỦA TNCS HOA KỲ Ở VIỆT NAM
………………………………………………………………………………………………….. 66 2.3.1 Những kết quả đạt được ……………………………………………………… 66
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 71
2.3.3 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam 78
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA 81
HOA KỲ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 81
3.1 TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA TNCS HOA KỲ VÀO VIỆT NAM 81
3.1.1 Triển vọng thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam 81
3.1.2 Định hướng thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam 84
3.2 MỘT SỐ GỢI Ý VỀ MẶT CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TỪ TNCS HOA KỲ VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 89
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư 89
3.2.2 Đổi mới công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư đối với TNCs Hoa
Kỳ 98
3.2.3 Tạo lập các đối tác liên kết có hiệu quả với TNCs Hoa Kỳ 101
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam 102
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
01 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
02 BTA Hiệp định Thương mại Song phương
03 CNH, H§H C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸
04 CNTT Công nghệ thông tin
05 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
06 EU Cộng đồng Châu Âu
07 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
08 FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài
09 GDP Tổng thu nhập quốc dân
10 HĐTM Hiệp định thương mại
11 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
12 JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
13 KH-CN Khoa học – Công nghệ
14 M&A Mua bán và Sáp nhập
15 MNC Công ty đa quốc gia
16 MOFA Chi nhánh nước ngoài có sở hữu đa số
17 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
18 R&D Nghiên cứu và phát triển
19 TNCs Các công ty xuyên quốc gia
20 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
21 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
22 UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
23 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Bảng Danh mục Trang
01 2.1 Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân theo ngành 44
02 2.2 Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân theo hình thức 47
03 2.3 Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân theo địa phương 48
04 2.4 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện của Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định Thương mại 51
05 2.5 Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm 54
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT Hình Danh mục Trang
01 2.1 Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp FDI vào ngân sách nhà nước 53
DANH MỤC CÁC HỘP
TT Hộp Danh mục Trang
01 2.1 Công ty Hoa Kỳ cung cấp thiết bị điện cho lưới truyền tải điện quốc gia 55
02 2.2 Doanh nghiệp Hoa Kỳ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin 59
03 2.3 Chương trình tài trợ Ford Grants 65
04 2.4 Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Công ty Intel Products Vietnam (Intel) hợp tác đào tạo cho đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật 68
05 2.5 Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam chống biến đổi khí hậu 69
06 2.6 Các công ty Mỹ lách thuế như thế nào? 71
07 2.7 Hãng dầu khí Mỹ muốn rút vốn khỏi dự án ở biển Đông 73
08 2.8 FDI từ Mỹ có thể gặp rắc rối vì “phí bôi trơn” 79
09 3.1 Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gặp gỡ đoàn đại biểu Hội đồng kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ 82
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ (KH – CN), hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) của các nước đang phát triển. Có thể nói, TNCs là chủ thể, là vật truyền dẫn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kỹ thuật từ các trung tâm phát triển ra các vùng ngoại vi của thế giới.
Hoa Kỳ là một nước công nghiệp hàng đầu thế giới. TNCs Hoa Kỳ có tiềm lực kinh tế mạnh với ưu thế về vốn, KH – CN, thị trường… là những đối tác đầu tư lớn. Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Đảng và nhà nước, Việt Nam đã có những cơ hội tốt trong việc thu hút FDI từ TNCs của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, số lượng TNCs Hoa Kỳ hoạt động ở Việt Nam còn rất ít. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan đã thu hút được khá nhiều TNC của Hoa Kỳ. Phần lớn TNCs của Hoa Kỳ hoạt động ở Việt Nam hiện nay vẫn đầu tư cầm chừng và còn chờ đợi nhiều vào sự thay đổi môi trường đầu tư cũng như sức mua của thị trường. Hiện trạng này đã đặt ra nhiều câu hỏi: Tình hình thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam thời gian qua như thế nào? TNCs Hoa Kỳ có những lợi thế và bất lợi gì so với TNCs khác đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả: hạn chế của họ hay cản trở từ phía các chính sách của Việt Nam? Có hay không mặt trái của việc thu hút FDI từ TNCs Hoa Kỳ? Để thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ, cần phải có những giải pháp như thế nào?
Với những tiến triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ, những động thái mới của môi trường đầu tư trong khu vực, cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khách quan và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam trong thời gian tới. Với những yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh chủ đề FDI của TNCs đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài viết được đăng tải như:
– Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Phạm Lan Phương, Hoàng Bình (1996), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách này chủ yếu nghiên cứu tình hình đầu những năm 90 thế kỷ XX và không có liên hệ gì đối với Việt Nam.
– Nguyễn Thiết Sơn (1999), Các công ty xuyên quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 6.
– Tống Quốc Đạt (2002), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10.
– Phạm Hồng Tiến (2005), Hoạt động FDI của các công ty xuyên quốc gia trong hơn 1 thập kỷ qua, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 12.
– Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
– Lê Mạnh Tùng (2006), Cơ hội, thách thức đối với các công ty xuyên quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học chính trị số 1.– Đinh Trung Thành (2006), Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia, Tạp chí Báo chí và tuyên truyền số 9.
– Đậu Văn Dũng (2006), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội.
– Phạm Quốc Trung (2007), “Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam đến 2010”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3.
– Nguyễn Thị Như Hà (2007), Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI của TNCs, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương số 25.
– Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các công trình trên đã đề cập toàn diện và sâu sắc về TNCs nói chung và TNCs của Hoa Kỳ, Nhật, Châu Âu, các nước NIE Châu Á nói riêng. Tuy nhiên, phần thực trạng chưa đi sâu phân tích vào từng trường hợp cụ thể của TNCs của từng nước. Các công trình trên cũng đề cập đến quan điểm và giải pháp của Việt Nam trong việc thu hút TNCs. Tuy nhiên, những giải pháp được các công trình này đưa ra mang tính chung cho tất cả TNCs trên thế giới chứ không chỉ riêng TNCs của Hoa Kỳ.
– Đinh Trung Thành (2009), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Công trình trên tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị về FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam. Do TNCs Nhật Bản và TNCs Hoa Kỳ có những đặc điểm riêng biệt nên những giải pháp đưa ra cũng cần phải khác nhau.
– Nguyễn Thúy Hòa (2003), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội.
– Nguyễn Xuân Trung (2006), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Tạp chí Châu Hoa Kỳ ngày nay số 11.
Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ lý luận của chuyên ngành kinh tế chính trị và chưa đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện về thực trạng FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam. Thêm vào đó, Hoa Kỳ vừa phải chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, trong khi môi trường thu hút đầu tư ở Việt Nam hiện nay cũng có những thay đổi nhất định trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển mới nhằm thu hút đầu tư của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Như vậy, cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về FDI của TNCs nói chung và FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam nói riêng. Những công trình đó đã đưa lại nhiều giá trị lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho chủ trương thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ trong việc phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến nay. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này không trùng với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ thực trạng đầu tư trực tiếp của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút nguồn vốn FDI của TNCs Hoa Kỳ.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu đặc điểm, tiềm năng của TNCs Hoa Kỳ trong hoạt động đầu tư trực tiếp.
– Nghiên cứu sự cần thiết phải thu hút đầu tư của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
– Phân tích, đánh giá hoạt động FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam, từ đó làm rõ những hạn chế và nguyên nhân.
– Đánh giá triển vọng FDI của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian tới và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
– Đề tài nghiên cứu FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
– Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2001 đến nay, tức là từ khi Hiệp định thương mại (HĐTM) song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, đã góp phần đưa quan hệ đầu tư và thương mại song phương giữa hai nước lên tầm cao mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu tình huống của một số công ty cụ thể cũng được sử dụng kết hợp trong quá trình nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các nguồn thông tin và dữ liệu từ Niên giám thống kê, sách báo, bài nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế và các cơ quan khác.
6. Đóng góp mới của luận văn
– Làm rõ đặc thù của TNCs Hoa Kỳ trong hoạt động đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.
– Làm rõ những thành công và hạn chế trong thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ thời gian qua.
– Đề xuất những giải pháp nhằm thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
– Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam.
– Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam.
– Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khái niệm FDI đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại, đầu tư quốc tế, phân loại và sử dụng trong công tác thống kê quốc tế.
Khái niệm về FDI được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán. Theo IMF thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”. [7, tr100] Khái niệm này nhấn mạnh đến tính lâu dài trong hoạt động đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Đây là sự phân biệt giữa FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) trên thị trường vốn trong nền kinh tế hiện đại.
OECD cũng đưa ra định nghĩa về FDI tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm của OECD, “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài”. [10, tr49]. Uỷ ban Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”. [11, tr243] Định nghĩa này có hai đặc trưng là quyền kiểm soát và lợi ích khống chế. Về quyền kiểm soát thì hầu như đã đạt được sự nhất trí của các nhà nghiên cứu về FDI; còn lợi ích khống chế thì đang có những ý kiến khác nhau, nhưng hiện nay nhiều người đã thừa nhận rằng một công ty nước ngoài có tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu 10% thì có ảnh hưởng nhất định đến quyền kiểm soát doanh nghiệp, tác động đến chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: