DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

 

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

 

Hà Nội – Năm 2012

 

MỤC LỤC

Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUÂṆ VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ. viii

1.1 Khái niệm cơ bản về Ngân hàng thương mại và các mặt hoạt động viii
1.1.1 Ngân hàng thương mại viii
1.1.2 Các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại xi
1.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử xi
1.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử xi
1.2.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng xiii
1.2.3 Ưu và nhược điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử xiv
1.2.4 Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử xviii
1.2.5 Đánh giá dịch vụ ngân hàng điện tử xxiv
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và xu hướ ng sử duṇ g dic̣ h vu ̣ xxix

1.3 Kinh nghiệm phát triển dic̣ h vu ̣ ngân hàng điêṇ

tử trên th ế giới xxxii

1.3.1 Trung Quốc xxxiv
1.3.2 Malaysia xxxiv
1.3.3 Singapore xxxv

1.4 Tổng quan tình hình phát triển dic̣ h vu ̣ ngân hàng điêṇ

tƣ̉ tại Việt Nam xxxvi

1.4.1 Tiềm năng thị trường xxxvi
1.4.2 Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam qua các năm. xxxvi 1.4.3 Xu thế phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ……………………………………… xli

Chương 2- THỰC TRAṆ G HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

………………………………………………………………………………………………………………………… xlii
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Lâm Đồng ……… xlii
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về TMCP Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam …… xlii
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng …………………………………………………………………………….. xlii 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011 …………………………….. xlv
2.2 Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Lâm Đồng giai đoaṇ

2009 – 2011 …………………………………………………………… lii

2.2.1 Dịch vụ thẻ thanh toán ………………………………………………………………………… lii

2.2.2 Dịch vụ kiểm tra thông tin tài khoản trực tuyến……………………………………….. lx 2.2.3 Dịch vụ Home banking …………………………………………………………………….. lxiii

2.3 Đánh giá chung về thưc̣ traṇ g hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) Lâm Đồng giai đoaṇ

2009-2011 ………………………. lxiv

2.3.1 Về các chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng hoạt động dịch vụ…………… lxiv
2.3.2 Về các tiêu chí định tính đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ……………….. lxv
2.3.3 Về hoạt động tổ chức quản lý và triển khai dịch vụ ……………………………….. lxvi 2.3.4 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ………………………………………………………… lxix

Chương 3 – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢ I PHÁ P PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG GIAI ĐOAṆ SẮP TỚ I……………………………………………………………………………………….. lxxii

3.1 Phương hướ ng và muc̣

t iêu……………………………………………………………………… lxxii

3.1.1 Dự báo môi trường kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong thời gian tới ……… lxxii
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử năm 2012 và tầm nhìn đến 2015………………………………………………………………………………………. lxxiv
3.1.3 Chiến lược phát triển và phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng tầm nhìn đến 2015 ……………….. lxxiv
3.2 Môṭ số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Lâm Đồng ……………………….. lxxvi

3.2.1 Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…………………… lxxvi
3.2.2 Hoàn thiện, tăng cường, nâng cao ứng dụng công nghệ ……………………….. lxxvii 3.2.3 Giải pháp về chiến lược Marketing hỗn hợp ……………………………………… lxxviii 3.2.4 Nâng cao năng lực quản trị điều hành…………………………………………………. lxxx 3.2.5 Hoàn thiện mô hình tổ chức …………………………………………………………….. lxxxi
3.3 Một số kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản lý và Ngân hàng nhà nước ……. lxxxii

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý ………………………………… lxxxii 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ……………………………………………. lxxxiv
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam …………………….. lxxxv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

ATM Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BSMS Dịch vụ cung cấp thông tin tài khoản qua tin nhắn của BIDV DN Doanh nghiệp
KH Khách hàng

NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương TCTD Tổ chức tín dụng
VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam VND Việt Nam đồng

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu hoạt động cơ bản Bảng 2.2. Các chỉ tiêu hoạt động tín dụng
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hoạt động huy động vốn Bảng 2.4. Các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu hoạt động chung

Bảng 2.6. Thông tin chi tiết về các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của BIDV Bảng 2.7. Một số khoản phí thẻ Visa
Bảng 2.8. Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ Bảng 2.9. Kết quả kinh doanh dịch vụ BSMS

 

MỞ ĐẦU

 

Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do tác động của chu kỳ suy giảm của kinh tế thế giới và Việt Nam. Một trong những giải pháp giúp các ngân hàng thương mại vượt qua giai đoạn này là tái cơ cấu hoạt động theo hướng thu hẹp các nghiệp vụ truyền thống như vay, cho vay và mở rộng các nghiệp vụ thanh toán, dịch vụ tài chính. Trong xu thế đó, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng điện tử là một lựa chọn thích hợp cho các ngân hàng trong quá trình phát triển dịch vụ mới của mình. Dịch vụ này không chỉ giúp ngân hàng giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới mà còn tạo nguồn thu nhập mới cho ngân hàng trong điều kiện các nguồn thu từ dịch vụ truyền thống đã bão hòa. Như chúng ta đã biết, Việt Nam hiện vẫn là một nền kinh tế chủ yếu dựa trên tiền mặt. Theo một thống kê không chính thức, số người dân có tài khoản cá nhân và có thanh toán giao dịch qua ngân hàng chỉ chiếm khoảng dưới 25% dân số Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là, số khách hàng tiềm năng chưa tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng nói chung và các dịch vụ tài chính công nghệ cao nói riêng vẫn còn rất lớn; mở ra tương lai phát triển cho ngành dịch vụ tài chính công nghệ cao.
Dịch vụ ngân hàng điện tử đã bắt đầu được triển khai tại hàng loạt các ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng hiệu quả phát triển vẫn chưa cao do tác động của nhiều yếu tố. Có những yếu tố khách quan từ chu kỳ phát triển kinh tế, từ đặc thù nền kinh tế, đặc thù khách hàng. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố chủ quan từ phía khách hàng như cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ. Là ngân hàng thương mại quốc
doanh vừ a mớ i cổ phần hó a , Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam găp̣ vớ i các ngân hàng cổ phần khác nên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn những hạn chế và vướng mắc . Để nỗ lực phát triển dịch vụ đạt được hiệu quả, cần thiết phải nhận biết và kiểm soát được các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển dịch vụ.
Hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, một tỉnh Tây Nguyên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng cũng đã bước đầu triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử theo xu thế chung. Nhưng đồng thời hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn này đối diện với không chỉ những khó khăn chung toàn hệ thống mà còn với những khó khăn riêng đặc thù khu vực địa lý như cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn hạn chế, thói quen tiêu dùng và sử dụng dịch vụ ở mức thấp,… Với mục tiêu hiểu rõ những đặc thù đó, tác giả lựa chọn đề tài “DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG” làm chủ đề Luận văn thạc sỹ của mình nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Thưc̣ trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh Lâm Đồng –

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam như thế nào?
(2) Cần có giải pháp gì để phát triển dịch vụ này trên địa bàn trong thời gian sắp tới?

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, với lịch sử phát triển dịch vụ thương mại điện tử nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng từ vài thập kỷ trước, việc nghiên cứu sâu trong lĩnh vực này được thực hiện khá nhiều. Ngân hàng điện tử, đặc biệt là internet- banking, sản phẩm ngân hàng trực tuyến đã tạo một bộ mặt mới cho ngành ngân hàng và có những ảnh hưởng đáng kể trong thị trường tài chính, ngân hàng. Qua bề dày phát triển dịch vụ và nghiên cứu đó, lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng khá hoàn thiện. Từ việc nghiên cứu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở pháp lý phát triển dịch vụ đứng dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ cho đến khảo sát và xây dựng các mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ của khách hàng. Ví dụ, một trong những mô hình nổi bật được sử dụng là mô hình phản ánh xu hướng Chấp nhận kỹ thuật – TAM (Technology Acceptance Model) được phát triển từ năm 1998 và hiện nay đã được cập nhật, mở rộng, chỉnh lý qua khá nhiều phiên bản. Tuy nhiên, đa phần các kết quả nghiên cứu trên thế giới chưa thể áp dụng trực tiếp trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam do các đặc thù về xuất phát điểm cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật, do đặc thù về khách hàng,…

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử tại Việt Nam cũng đã có được những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất còn quá mới mẻ và do khách hàng cũng chưa thực sự quan tâm lắm tới những dịch vụ này, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn đang thận trọng và dè dặt khi tung ra những sản phẩm dịch vụ mới. Tình hình nghiên cứu về chủ đề phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay tại Việt Nam có 3 xu hướng chính: Nghiên cứu về hành lang pháp lý phát triển dịch vụ chung trong cả nước, nghiên cứu trên xu hướng lựa chọn dịch vụ của khách hàng , và nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng cụ thể.
Với các nghiên cứu về hành lang pháp lý, việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005. Luật này đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử nói chung và dịch vụ ngân hàng điển tử nói riêng. Tác giả Trần Công Nghiệp đã có những phân tích khá chi tiết về việc áp dụng luật này trong tài liệu giảng dạy thương mại điện tử (2008). Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều hướng dẫn cụ thể hơn để việc áp dụng được chuẩn mực.
Một xu hướng khác trong nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam là định lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn lựa dịch vụ của khách hàng dựa trên các mô hình định lượng phổ biến trên thế giới; ví dụ như nghiên cứu của tác giả Jau- Shyong Wang and Thien-Son Pho về các yếu tố ảnh hưởng xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến được công bố năm 2009.
Xu hướng nghiên cứu thứ ba trong lĩnh vực này là đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ. Ví dụ như nghiên cứu của tác giả Lưu Thanh Thảo với Ngân hàng Á Châu, tác giả Đỗ Thị Bích Hồng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hố Chí Minh,… Các nghiên cứu dạng này phân tích, tổng hợp và so sánh tình hình triển khai dịch vụ và kết quả hoạt động của các ngân hàng cụ thể tại một địa bàn trong bối cảnh so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Do vậy, kết quả nghiên cứu thường chỉ áp dụng cụ thể cho mỗi ngân hàng và ít có giá trị tổng quát hóa trên diện rộng. Mặt khác, các nghiên cứu đã có lại đa phần tập trung nghiên cứu tại các thành phố lớn, nơi có đặc điểm cạnh tranh trên thị trường tương đối khác biệt với các thành phố và tỉnh nhỏ.
Xin chân thành cảm ơn PGS-TS Nguyễn Ngọc Thanh đã hướng dẫn, hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình phát triển luận văn. Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo và Phòng kế hoạch tổng hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng đã tạo điều kiện về thời gian và tài liệu cho tác giả hoàn thành luận văn.

Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUÂṆ  VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm cơ bản về Ngân hàng thương mại và các mặt hoạt động

 

Khái niệm cơ bản về ngân hàng thương mại được nêu ra dựa trên vai trò truyền thống của nó ngay từ khi ra đời, đó là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền. Nói một cách tổng quát, đó là nơi giao dịch trực tiếp với công chúng để nhận ký thác, cho vay và cung ứng những dịch vụ tài chính.
Tại Việt Nam, khái niệm ngân hàng thương mại được quy đinh rõ trong các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản luật sửa đổi bổ sung Luật trên. Cụ thể, Luật các Tổ chức tín dụng (ban hành ngày 26/12/1997) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2004) định nghĩa “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Tổng quát hơn, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010 qui định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó, Luật này nêu rõ hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”

1.1.1 Ngân hàng thương mại

Tóm lại, các định chế tài chính ngân hàng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều chức năng kinh doanh khác nhau nhưng về cơ bản ngân hàng vẫn thực hiện vai trò của một trung gian tài chính tức là làm trung gian giữa những chủ thể cần vốn và những chủ thể có vốn nhàn rỗi. Do đó, hệ thống ngân hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển và tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *