ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*******
DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ ATM TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội – 2007
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1
Mạng lưới kết nối quốc tế các tổ chức tài chính Trang
16
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 55
Sơ đồ 2.2 Số thẻ Connect 24 của NHNTVN 61
Sơ đồ 2. 3 Tỉ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ATM ở Việt Nam 78
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng tổng kết và dự báo các thị trường thẻ trên thế giới 32
Bảng 1.2 Thực trạng sử dụng thẻ ngân hàng trong dân cư 39
Bảng 1.3 Mức độ nhận thức của người dân về tiện ích cơ bản của thẻ 40
thanh toán
Bảng 1.4 Mức độ nhận thức của người dân về các điều kiện để sử 41
dụng thẻ thanh toán
Bảng 2.1 Số thẻ và số máy ATM và số máy dự kiến lắp thêm của một 50 số ngân hàng tại Việt Nam
Bảng 2.2 Hoạt động của Hệ thống ATM tại VCB năm 2003-2006 68
Bảng 2.3 Tình hình tra soát và khiếu nại tại VCB 73
Bảng 2.4 Mức phí ATM của các Ngân hàng tại Việt Nam 76
Bảng 2.5 Số lượng máy ATM tại Việt Nam 31/12/2002 78
MỤC LỤC
Mở đầu 1
1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 7
7 Bố cục của luận văn 7
Chương 1 Tổng quan về dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại
1.1 Giới thiệu chung thanh toán thẻ 8
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của thẻ 8
1.1.2 Các loại thẻ 11
1.1.3 Quy trình thanh toán thẻ 14
1.2 Vai trò của dịch vụ thanh toán thẻ 20
1.2.1 Lợi ích từ phát triển thanh toán thẻ 20
1.2.2 Xu thế phát triển của thẻ tín dụng tại một số khu vực trên 31
thế giới
1.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ 38 thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố khách quan 38
Chương 2 Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1 Khái quát về hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam 47
2.1.1 Giai đoạn thâm nhập vào thị trường
47
(từ những năm 90 đến đầu thế kỉ 21)
2.1.2 Giai đoạn đầu phát triển (từ 2003 đến nay) 49
2.2 Hoạt động thanh toán thẻ ATM của ngân hàng Ngoại 54
thương Việt Nam
2.2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 54
2.2.2 Tình hình phát hành thẻ 59
2.2.3 Thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ ATM 66
2.2.4 Các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ ATM 71
2.2.5 Thực trạng cạnh tranh của hoạt động thanh toán thẻ ATM 74
2.3 Đánh giá chung 79
2.3.1 Kết quả đạt được 79
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 84
Chương 3 Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại 92
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
3.1 Bối cảnh và định hướng phát triển thẻ ATM tại ngân hàng 92
Ngoại thương
3.1.1 Bối cảnh phát triển thẻ ATM tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
3.1.2 Định hướng phát triển thẻ ATM tại Ngân hàng Ngoại 95
thương Việt Nam
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại Ngân 96
hàng Ngoại thương
3.2.1 Nhóm giải pháp chủ yếu 96
3.2.2 Nhóm giải pháp bổ trợ 104
3.3 Kiến nghị 111
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 111
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ 115
Kết luận 119
Tài liệu tham khảo 121
BẢNG GIẢI NGHĨA CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA
ACB Ngân hàng Á Châu
AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BCEL Ngân hàng ngoại thương Lào
BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển
EAB Ngân hàng Đông á
ICB Ngân hàng Công thương
SACOMBANK Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
TECHCOMBANK Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
ATM Automated teller machines
Banknet Công ty chuyển mạch quốc gia
CSCNT Cơ sở chấp nhận thẻ
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTTT Ngân hàng thanh toán thẻ
POS Point of sale
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển cấp nhà nước
WB World bank
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong những năm qua, kết quả từ hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng đã đóng góp một phần hết sức quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ…Có thể thấy rằng, nhu cầu của khách hàng ở các ngân hàng hiện nay hết sức đa dạng, phức tạp. Họ đòi hỏi từ phía ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao với nhiều tiện ích, lợi ích. Như vậy, nhu cầu cao của khách hàng vừa là thách thức vừa là căn cứ quan trọng đối với các ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển các dịch vụ mới. Trong đó, thanh toán thẻ là một dịch vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trước đó. Nó thể hiện sự thành công to lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạt động ngân hàng.
Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy kinh tế càng phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt càng giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng. Đỉnh cao của sự phát triển các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt là sự ra đời của tiền điện tử – thẻ thanh toán.
Theo xu thế phát triển tài chính ngân hàng thế giới, trong những năm qua dịch vụ thẻ được triển khai mạnh ở Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng đều ý thức được
tiềm năng to lớn của thị trường này, từng bước xâm nhập, hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các ngân hàng phải có những chiến lược và bước đi phù hợp.
Với những lợi thế của một ngân hàng thương mại nhà nước về vốn, mạng lưới chi nhánh rộng, nguồn nhân lực, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã sớm gia nhập thị trường này và đạt được những thành công nhất định. Dịch vụ thẻ được khách hàng biết đến và sử dụng ngày càng nhiều. Tuy là một ngân hàng tham gia thanh toán thẻ ngay từ những năm đầu tiên nhưng VCB cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Và trong thời gian tới, VCB không những phải giải quyết khó khăn chung mà còn phải cạnh tranh với những ngân hàng trong nước và ngoài nước cùng tham gia dịch vụ thanh toán thẻ. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài “Dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” để tìm hiểu sâu hơn về thị trường thẻ nói chung và thị trường thẻ ATM ở ngân hàng Ngoại thương nói riêng để có thể đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ thẻ của ngân hàng.
2. Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, thẻ thanh toán đã được biết đến hơn 10 năm trước đây, nhưng phải đến năm 1998 thị trường thẻ mới trở nên sôi động khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Bởi lợi nhuận từ dịch vụ này rất hấp dẫn đối với các ngân hàng và đó chính là cơ hội để các Ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và đây cũng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại giúp
Việt Nam đi tắt đón đầu trong dịch vụ ngân hàng, giúp hoạt động ngân hàng trong nước có sức mạnh cạnh tranh về công nghệ với các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ đem lại không ít những khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam như: khó khăn về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ nói chung và bản thân ngân hàng nói riêng đã gây nhiều trở ngại đối với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ đạt tới những giá trị tiềm năng vốn có của nó, buộc ngân hàng phải không ngừng tự mình nhìn lại và đưa ra các biện pháp giải quyết để có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Hoạt động sôi nổi của thị trường thẻ những năm qua đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thẻ, có thể tổng hợp các công trình đó như sau:
– Nguyễn Danh Lương (2003), Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội – “Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam”, công trình phân tích đánh giáthực trạng của hình thức thanh toán ở nước ta, đặc biệt là nghiên cứu, phân tích tranh chấp và rủi ro trong nghiệp vụ thẻ. Qua đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu tổn thất, hạn chế rủi ro, mở rộng và hoàn thiện thị trường thanh toán thẻ ở nước ta.
– Trần Tấn Lộc (2004), Luận án tiến sĩ Khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh – “Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ Ngân hàng tại Việt Nam”, công trình đề cập những lý luận tổng quan về thẻ ngân hàng. Khảo sát thị trường thẻ tại ngân hàng Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam.
– Lê Văn Tề, Trương Thị Hồng (1999), NXB trẻ Thành phố Hồ Chí Minh – “Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam”,
cuốn sách đề cập lịch sử ra đời quy trình phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ trong tương lai ở Việt Nam. Nghiệp vụ kinh doanh thẻ quốc tế và ứng dụng thẻ thanh toán tại VCB – Hồ Chí Minh.
– Trần Mai Ước (01-02/2006), “ Phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam thách thức và cơ hội” đăng trên tạp chí Công nghệ ngân hàng, tác giả tổng quan về tình hình phát triển trong lĩnh vực thanh toán thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua, bên cạnh đó đề cập những tiện ích, cũng như thách thức và đưa ra những gợi ý phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới .
– Nguyễn Đức (8/2006), “Để phát triển thị trường thẻ ngân hàng” đăng trên Diễn đàn Thị trường chủ nhật, tác giả nêu lên thực trạng hoạt động thị trường thẻ ngân hàng các ngân hàng và đưa ra những giải pháp để phát triển thị trường thẻ ngân hàng.
– Trần Tấn Lộc (2003), “Một số vấn đề về phát triển hệ thống ATM tại Việt Nam” đăng trên Chuyên đề Tạp chí ngân hàng, tác giả đưa ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế và thực hiện kết nối hệ thống ATM để khắc phục đề xuất một số giải pháp, bốn phương án cơ bản góp phần đưa dịch vụ ATM phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới.
– Trung Kiên (02/2006), “Thị trường thẻ ATM vẫn còn nhiều thách thức” đăng trên tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam, bài báo đề cập đến những khó khăn khi sử dụng thẻ ATM.
– Lê Ngọc Sơn (08/2006), “Thẻ ATM- “chiếc ví hiện đại” đăng trên Xã hội thông tin, bài viết nêu lên những ưu điểm, tiện ích khi sử dụng thẻ ATM và một số cách thức để sử dụng thẻ an toàn.
Các công trình trên đã nghiên cứu thẻ ngân hàng nói chung ở góc độ khác nhau,tuy nhiên hiện vẫn chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống vai trò hoạt động dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy, đề tài này được lựa chọn để tìm hiểu đánh giá vai trò của việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi mới hiệu quả phát triển dịch vụ thẻ ATM trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích:
Đề tài tiến hành phân tích tình hình và đánh giá thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng trong thời gian qua để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm đổi mới và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển dịch vụ thẻ.
– Phân tích thực trạng của dịch vụ thẻ ATM ở Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương, đưa ra những đánh giá cần thiết làm cơ sở để tiếp tục sắp xếp, tổ chức hoạt động thanh toán thẻ ATM theo yêu cầu khách quan.
– Đề xuất phương án đổi mới tổ chức hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ ATM ở Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương nhằm thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu dịch vụ thanh toán thẻ ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong mối quan hệ phát triển chung của thị trường thẻ Việt Nam.
+ Về thời gian: luận văn tập trung vào thời kỳ từ 2002 cho đến nay, đây là thời kỳ VCB bắt đầu triển khai hệ thống giao dịch ATM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp cơ bản như sau:
– Phương pháp đánh giá tổng quan.
– Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu.
– Thống kê kinh tế.
Tất cả phương pháp các phương pháp trên được sử dụng để thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá tổng quan nhằm tìm ra những căn cứ, cơ sở minh hoạ cho các luận điểm đồng thời góp phần đưa ra những phương hướng, giải pháp phù hợp với tình hình Việt Nam.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
– Phân tích toàn diện thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung trong bối cảnh mới của Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu như trên, đề tài này gồm có 3 chương
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Giới thiệu chung thanh toán thẻ
Thẻ đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong phạm vi rộng, thẻ nói chung bao gồm tất cả các loại: thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành công nghiệp ngân hàng. Đó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính cá nhân và sẽ không có sự bùng nổ trong bán lẻ vào những năm 1970 và 1980 nếu không có sự ra đời của thẻ. Sự phát triển của thẻ là thành quả của sự đổi mới và khả năng marketing của các chuyên gia ngân hàng thế giới.
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thẻ
Tuy nhiên, ngân hàng không phải là người đầu tiên phát hành thẻ. Tại Mỹ, các thẻ bách hoá, thẻ du lịch và giải trí được phát hành trước khi bước vào ngành công nghiệp ngân hàng. Một vài yếu tố đã thúc đẩy các ngân hàng tham gia vào lĩnh vực thẻ. Nó cho phép các ngân hàng đưa ra được các dịch vụ mới cho các khách hàng hiện có và là một phương tiện tối ưu để hấp dẫn các khách hàng mới- các cánhân cũng như những doanh nghiệp bán lẻ. Mặc dù không phải là một yếu tố quyết định, có lẽ nhiều ngân hàng đã tham gia vào lĩnh vực này nhằm đuổi kịp những phát triển mà sự cạnh tranh đòi hỏi. Dĩ nhiên là các ngân hàng cũng được khuyến khích áp dụng các kế hoạch thẻ do khả năng có thể gia tăng lợi nhuận của chính ngân hàng.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: