Điều chỉnh chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp Dệt may trong bối cảnh khùng hoảng kinh tế năm 2008

Doanh nghiệp Dệt may

 

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4
1.1.1. Các quan điểm 4
1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với Doanh nghiệp 6
1.1.3. Một số chiến lược kinh doanh chủ yếu 7
1.2. ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.2.1. Các tác động đến chiến lược kinh doanh từ môi trường bên ngoài 9
1.2.2. Các tác động đến chiến lược kinh doanh từ nhu cầu bên trong của Doanh nghiệp 15
1.2.3. Thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm thích nghi phát triển với điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 22

2.1. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM 22
2.1.1. Bối cảnh chung của ngành dệt may thế giới trong khủng hoảng 22
2.1.2. Tác động của khủng hoảng tới ngành dệt may Việt Nam 24
2.1.3. Phân tích SWOT 47
2.2 .ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VÀ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 51
2.2.1. Phản ứng của nhà nước và Hiệp hội Dệt May Việt Nam 51
2.2.2. Phản ứng của các doanh nghiệp dệt may 57
2.3. KẾT QUẢ CỦA VIỆC ĐIỀU CHIÊN LƯỢC 64
2.3.1. Một số kết quả đạt được sau khi điều chỉnh chiến lược 64
2.3.2. Một số nhận xét rút ra 82

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 86

3.1. TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 86
3.1.1. Tăng cường các hoạt động phân tích môi trường làm căn cứ xây dựng chiến lược 86
3.1.2. Giải pháp về nguồn vốn 87
3.1.3. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất 88
3.1.4. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường 90
3.1.5. Giải pháp về nhân lực 94
3.2. TỪ PHÍA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 95
3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn, công nghệ 95
3.2.2. Giải pháp về vùng nguyên phụ liệu 96
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất 98
3.2.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường 99
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 101
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT

 

CLKD Chiến lược kinh doanh
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GMC Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn
FOB Giao hàng lên tàu
LNST Lợi nhuận sau thuế
NPS Công ty Cổ phần May Phú Thịnh – Nhà Bè
ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
SXKD Sản xuất kinh doanh:
TCM Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công
TNG Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
TNHH Trách nhiện hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VHXH Văn hóa xã hội

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE ) 12
2 Bảng 1.2 Ma trận SWOT 18
3 Bảng 2.1 Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may theo năm 27
4 Bảng 2.2 Khả năng thanh toán của một số Doanh nghiệp năm 2008 33
5 Bảng 2.3 Khả năng sinh lợi của một số Doanh nghiệp năm 2008 34
6 Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của một số Doanh nghiệp năm 2008 36
7 Bảng 2.5 Cơ cấu doanh thu của TNG trong năm 2007, 2008 38
8 Bảng 2.6 Tình hình đầu tư vào ngành dệt may trong thời gian qua 42
9 Bảng 2.7 Một số phần mền được ứng dụng tại các Doanh nghiệp 43
10 Bảng 2.8 Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 51

11
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
52
12 Bảng 2.10 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của TCM, GMC, NPS 65
13 Bảng 2.11 Tỷ lệ tăng trưởng của một số Doanh nghiệp 77
14 Bảng 2.12 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam theo mặt hàng 78
15 Bảng 2.13 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam theo thị trường 79
16 Bảng 2.14 Cơ cấu chi phí theo doanh thu của một số Doanh nghiệp 80
17 Bảng 2.15 Năng lực sản xuất ngành dệt may Việt Nam năm 2009 81
18 Bảng 2.16 Tổng hợp kết quả SXKD so với kế hoạch 82

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT Số hiệu hình Tên hình Trang
1 Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 13
2 Hình 1.2 Mô hình quản lý chiến lược toàn diện thông tin phản hồi 20
3 Hình 1.3 Các giai đoạn quản trị chiến lược 20
4 Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ 2000 đến 2009 25
5 Hình 2.2 Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ 2000 – 2009 27
6 Hình 2.3 Số liệu các vụ kiện chống bán phá giá từ năm 2000 đến 2009 31
7 Hình 2.4 Số liệu các vụ kiện chống bán phá giá từ năm 2000 đến 2009 32
8 Hình 2.5 Thị trường tiêu thụ hàng dệt may trong năm 2008 40
9 Hình 2.6 Nhập khẩu bông, xơ, sợi và vải của Việt Nam trong năm 2008 40
10 Hình 2.7 Cơ cấu nguyên vật liệu theo quốc gia của TNG trong năm 2008 41
11 Hình 2.8 Nhu cầu nâng cao kiến thức và nhu cầu đào tạo cho đội ngũ hiện tại của ngành dệt may trong năm 2008 46
12 Hình 2.9 Khả năng thanh khoản của TCM 66
13 Hình 2.10 Hàng tồn kho và vòng quay hàng tồn kho của NPS 67
14 Hình 2.11 Các khoản phải thu và vòng quay khoản phải thu của GMC 68
15 Hình 2.12 Vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản, vòng quay vồn chủ sở hữu và doanh thu của TCM 69
16 Hình 2.13 Vốn chủ sở hữu và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của NPS 71
17 Hình 2.14 Tỷ số nợ trên Tổng tài sản và Tổng tài sản của NPS 72
18 Hình 2.15 Tỷ suát lợi nhuân trên doanh thu, tỷ suất sinh lời căn bản của GMC 73
19 Hình 2.16 Lợi nhuận sau thuế, tỷ lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của TCM 74
20 Hình 2.17 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của TCM, NPS 75
21 Hình 2.18 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của TCM, GMC 76
22 Hình 2.19 Tỷ số tăng trưởng bền vững của TCM, NPS, GMC 76

 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), và trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay, áp dụng chiến lược kinh doanh hợp lý luôn đóng vai trò quan trong sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác thực trạng, sự chủ động sắc bén khi đưa ra giải pháp hợp lý và kịp thời.
Những năm qua ngành dệt may đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên đa phần các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô nhỏ, nguồn vốn sản xuất thấp, trang thiết bị lạc hậu nên gặp không ít khó khăn trước sự cạnh tranh của các đối thủ. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang khủng hoảng, tài chính thắt chặt, tiêu dùng giảm sút việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Điều chỉnh chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp Dệt may trong bối cảnh khùng hoảng kinh tế năm 2008 ”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đi sâu khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các Doanh nghiệp dệt may. Phản ứng của các Doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, thắt chặt tín dụng, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu chủ yếu của các doanh nghiệp và nghiên cứu những cơ hội, những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài sẽ tác động đến công ty. Từ đó liên kết các yếu tố lại để tận dụng các cơ hội và né tránh những rủi ro, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm chủ động hơn trong những điều kiện bất lợi.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sự tác động của môi trường đối với hoạt động của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong thời gian qua và hướng phát triển trong thời gian tới.
Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2009 để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở các dữ liệu đã được xử lý (Số liệu thống kê, thu thập tài liệu của Hiệp hội dệt may, Tổng công ty dệt may Việt Nam và một số doanh nghiệp tiêu biểu, các bài phỏng vấn lãnh đạo ngành và doanh nghiệp …). Tác giả sử dụng các phương pháp: Phân tích thống kê, tổng hợp và so sánh định lượng, mô hình, đồ thị, SWOT nhằm tạo ra một tổng thể phương pháp cho phép tiếp cận nhanh và hiệu quả đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

5. Những đóng góp mới của luận văn

Qua thu thập thông tin, thu thập số liệu, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu. Tuy chỉ phân tích tại một số doanh nghiệp dệt may hàng đầu của Việt Nam như: Công ty Cổ phần May Phú Thịnh – Nhà Bè (NPS), Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM), Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC), Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), … nhưng luận văn cũng đã cho thấy được bối cảnh của toàn ngành Dệt May Việt Nam hiện nay.Từ việc phân tích đánh giá trên, đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu của các doanh nghiệp trên và những cơ hội, nguy cơ bên ngoài tác động đến công ty. Luận văn cũng cho thấy những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ của toàn ngành Dệt May.
Luận văn đã đánh giá có căn cứ khoa học về chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn khủng hoảng. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp

6. Bố cục của luận văn

Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng việc thay đổi chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp dệt may trong khủng hoảng kinh tế
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thay đổi chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

 

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1.1. Các quan điểm
Chiến lược kinh doanh (CLKD) của một Doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của Doanh nghiệp. Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ Doanh nghiệp đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì. Mục đích của một chiến lược là nhằm tìm kiếm những cơ hội, hay nói cách khác là nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh. Do đó có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về CLKD do xuất phát từ nhiều các tiếp cận khác nhau:
Theo Raymond Alain – ThiesTart [27, tr. 30], Chiến lược là tổng thể các quyết định, các hành động liên quan đến việc lựa chọn và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Theo Alfred.D. Chandler [27, tr. 30], Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của Doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó.
Theo William.J. Glueck [27, tr. 30], CLKD là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của Doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
Theo Fred R David [18, tr. 30] Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học nhằm thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *