ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ
Hướng dẫn viết luận văn, đề tài: ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘi
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hướng dẫn viết luận văn THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN BÍCH
MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ HTX 6
1.1. Khái niệm về HTX 6
1.2. Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế 7
1.2.1. Khái niệm về cơ chế 7
1.2.2. Khái niệm về cơ chế quản lý kinh tế 7
1.3. Khái niệm cơ chế quản lý HTX 8
1.4. Quan điểm của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển HTX… 9
1.5. Vai trò của HTX và của cơ chế quản lý HTX trong sự phát triển nền kinh tế .. 12 1.5.1. Vai trò kinh tế 12
1.5.2. Vai trò chính trị – xã hội 13
Chương 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HTX VÀ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ HTX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15
2.1. Đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội 15
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 15
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội 16
2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các loại hình HTX ở Hà Nội hiện nay 21
2.2.1. Tình hình tổ chức và hoạt động của HTX 21
2.2.2. Đánh giá hoạt động của HTX 24
2.3. Thực trạng cơ chế quản lý HTX ở thành phố Hà Nội 27
2.3.1. HTX nông nghiệp 27
2.3.2. HTX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 40
2.3.3. HTX thương mại dịch vụ 43
2.3.4. HTX xây dựng 45
2.3.5. HTX vận tải 47
2.3.6. Quỹ tín dụng nhân dân 50
2.4. Cơ chế quản lý HTX trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và trong cơ chế thị trường 51
2.4.1. Cơ chế quản lý HTX trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp 51 2.4.2. Cơ chế quản lý HTX trong cơ chế thị trường 54
2.5. Đánh giá kết quả đạt được về cơ chế, chính sách quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội 58
2.5.1. Những cái được, cái phù hợp, cái thành công 58
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 60
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ HTX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 64
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển HTX và một số vấn đề về cơ chế quản lý HTX đặt ra trong thời gian tới 64
3.1.1. Mục tiêu 64
3.1.2. Phương hướng phát triển HTX trong thời gian tới 65
3.2. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội 73
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đối với HTX 73
3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao vai trò của Nhà nước về HTX 79
3.2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về HTX 80
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân lực của HTX 81
3.2.5. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về HTX 82
3.2.6. Củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX 82
3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên minh HTX Thành phố và các tổ chức đoàn thể trong phát triển HTX 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển kinh tế hợp tác và HTX là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo Luật HTX đạt hiệu quả thiết thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá”.
Như vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã làm sáng tỏ một điều rằng: Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững phát triển. Thực tế đã cho ta thấy phong trào hợp tác hoá ở nước ta trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động, đặc biệt là giai đoạn xây dựng đất nước thời bình, mô hình HTX kiểu cũ đã ngày càng tỏ ra không phù hợp với yêu cầu
lịch sử phát triển kinh tế trong điều kiện mới. Số HTX sản xuất kinh doanh có hiệu quả chỉ còn chiếm tỷ lệ thấp, đa số không thích ứng được với nền kinh tế thị trường sôi động, nhạy bén. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để mô hình kinh tế hợp tác, HTX thích ứng được với nền kinh tế thị trường, đem lại hiệu quả cho những người trực tiếp tham gia HTX nói riêng và góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung đang trở thành một đề tài quan trọng, cần thiết phải nghiên cứu, để tìm ra lời giải đáp thực sự sáng tạo và mang tính thuyết phục nhất.
Đến 31/12/2009, toàn thành phố có 1.580 HTX, trong đó có 960 HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp (chiếm 60,8%), 249 HTX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (chiếm 15,8%), 141 HTX dịch vụ – thương mại (chiếm 8,9%), 69 HTX vận tải (chiếm 4,4%), 20 HTX xây dựng (chiếm 1,2%), 98 Quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 6,2%) và 43 HTX lĩnh vực khác (chiếm 2,7%). Phát triển kinh tế tập thể mà nòng
cốt là hợp tác xã là một chủ trương được Đảng, Nhà nước và Thành phố đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa…”. Đây là một yêu cầu khách quan, vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội sâu sắc. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về quản lý và phát triển kinh tế hợp tác xã. Tuy nhiên, HTX hiện nay còn nhiều mặt khó khăn, yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện. Trong đó, cơ chế chính sách quản lý HTX là một nội dung rất quan trọng cần hoàn thiện và phát triển.
Thực trạng về chính sách quản lý HTX hiện nay có rất nhiều bất cập, công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã không thống nhất, có sự chồng chéo giữa các cấp, ngành. Cơ chế, chính sách còn thiếu tính đồng bộ và cụ thể, khó áp dụng vào thực tiễn… Thực trạng này đòi hỏi cấp thiết phải có sự nghiên cứu để đưa ra cơ chế, chính sách hoàn thiện, xây dựng HTX ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Để phát triển kinh tế tập thể Hà Nội theo Đề án số 17/ĐA-TU, Chỉ thị 31/CT-TU ngày 09/5/2008 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban bí thư TW (Khóa IX), Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 04/12/2008 của UBND Thành phố về triển khai Chỉ thị số 31 của Thành ủy và theo Luật HTX năm 2003 thì một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là làm rõ thực trạng cơ chế quản lý hợp tác xã ở Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất Thành phố các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy xây dựng và phát triển hợp tác xã trên địa bàn Thành phố.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các HTX chịu tác động ảnh hưởng rất lớn và có nhiều hạn chế hơn các doanh nghiệp
khác nên việc nghiên cứu cơ chế quản lý HTX để xây dựng và phát triển các HTX kinh doanh có hiệu quả trong quá trình hội nhập là rất cần thiết và có ý nghĩa kinh tế – xã hội to lớn.
Từ sự phân tích trên cho thấy: việc nghiên cứu cơ chế quản lý HTX là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là đối với cán bộ nghiên cứu, cán bộ công tác trong lĩnh vực HTX và với cả các trường đào tạo về kinh tế. Đề tài nghiên cứu “Đổi mới cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội” có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, đồng thời góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, xây dựng chính sách của Nhà nước đối với HTX.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia có các cơ chế, chính sách cụ thể về HTX như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Trung Quốc, Thuỵ Điển, Đức… Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng thể về cơ chế quản lý HTX mà chỉ có một số cơ quan bộ, ngành của Trung ương và Hà Nội thực hiện nghiên cứu về hoạt động của HTX trong lĩnh vực bộ, ngành đó quản lý. Một số đề tài nghiên cứu về HTX như:
+ Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ HTX và cơ sở sản xuất làng nghề”, năm 2001.
+ Đề tài “Hoạt động của các HTX và công tác hỗ trợ HTX ở Hà Nội – thực trạng và giải pháp”, năm 2002.
+ Đề tài “Nghiên cứu một số mô hình tổ chức hoạt động của HTX theo Luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”, năm 2004.
+ Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2010”, năm 2004.
+ Đề tài “Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các HTX ở Hà Nội”, năm 2007-2008.
+ Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển các mô hình HTX ở Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, năm 2009.
Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ giải quyết các vấn đề giải pháp tại thời điểm trước đây như: vấn đề cụ thể về Quỹ bảo lãnh tín dụng, đào tạo cán bộ HTX… chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế quản lý HTX. Vì thế, đây là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình xây dựng và phát triển HTX ở Hà Nội hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục tiêu nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội hiện nay.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, phát triển cơ chế quản lý HTX của Hà Nội.
– Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về cơ chế quản lý kinh tế và HTX như: khái niệm cơ chế quản lý kinh tế, khái niệm, vai trò của HTX, tính tất yếu khách quan phát triển HTX.
+ Nghiên cứu chủ trương của Đảng về phát triển HTX và thực trạng các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố Hà Nội về HTX.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, phát triển cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: cơ chế quản lý HTX.
– Phạm vi nghiên cứu: cơ chế quản lý HTX của Hà Nội (sau khi hợp nhất Hà Nội và Hà Tây) từ năm 2003 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp tiếp cận kế thừa: Luận văn có kế thừa các nghiên cứu lý luận về HTX nói chung và kế thừa phương pháp điều tra, khảo sát HTX của các đề tài đã thực hiện.
– Phương pháp thu thập tư liệu: thu thập các tư liệu thứ cấp và khảo sát thực tế thu thập các tài liệu sơ cấp.
– Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp phỏng vấn Chủ nhiệm HTX trên địa bàn các quận/huyện.
– Phương pháp tiếp cận hệ thống: Luận văn được nghiên cứu, phân tích và đánh giá mang tính hệ thống trên cơ sở thu thập thông tin về HTX ở Hà Nội.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp…
6. Những đóng góp mới của luận văn
– Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về HTX và cơ chế quản lý HTX.
– Luận văn đưa ra những kết quả phản ánh thực trạng cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội hiện nay.
– Luận văn sẽ đề xuất phương hướng và các giái pháp có căn cứ khoa học, mang tính thực tiễn trong việc hoàn thiện và phát triển cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Để giải quyết được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn được bố cục thành 3 chương:
– Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý HTX.
– Chương 2: Giới thiệu khái quát về HTX và thực trạng cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngoài ra còn có phần Mở đầu và Danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ HTX
1.1. Khái niệm về HTX
HTX là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. Ở nhiều nước trên thế giới, HTX đã có lịch sử hình thành và phát triển gần 200 năm. HTX đầu tiên trên thế giới bắt đầu từ thế kỉ XII ở vùng núi phía Đông nam nước Pháp.
Trong Luật HTX của nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế đều có định nghĩa về HTX. Liên minh HTX quốc tế đã định nghĩa HTX như sau: “HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Năm 1995, định nghĩa này đã được hoàn thiện: “HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX. Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: