GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 8
1.1. Việc làm cho người lao động ở nông thôn 8
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 8
1.1.2. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn 13
1.1.3. Đặc điểm của lực lượng lao động ở nông thôn 17
1.2. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn 21
1.2.1. Khái niệm giải quyết việc làm 21
1.2.2. Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động
ở nông thôn 22
1.2.3. Vai trò của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội ở nông thôn 32
1.2.4. Quan điểm của Đảng và quy định của Nhà nước ta về giải quyết
việc làm cho người lao động ở nông thôn 33
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn 37
1.3.1. Kinh nghiệm của Nghệ An 37
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Bình 40
1.3.3. Kinh nghiệm của Thanh Hoá 41
1.4. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 42
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN 44
2.1. Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
thôn tỉnh Thái Nguyên 44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 44
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 49
2.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
thôn tỉnh Thái Nguyên 57
2.2.1. Khái quát chung về dân số, lao động và việc làm 57
2.2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn
tỉnh Thái Nguyên 71
2.3. Đánh giá chung về hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thôn tỉnh Thái Nguyên 79
2.3.1. Những kết quả đạt được 79
2.3.2. Những tồn tại về việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn
Thái Nguyên và nguyên nhân 91
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN 97
3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh
Thái Nguyên 97
3.1.1. Hoàn thiện các quy định, chính sách về việc làm và giải quyết
việc làm 97
3.1.2. Đa dạng hoá các ngành, nghề trong nông nghiệp, nông thôn 98
3.1.3. Phát triển các hình thức hợp tác về giải quyết việc làm cho
người lao động ở nông thôn 100
3.1.4. Nâng cao năng lực của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu
việc làm 102
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động
ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên 103
3.2.1. Nâng cao thể lực và trí lực cho người tìm việc làm 103
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh nhằm
khuyến khích tự tạo việc làm trong nông thôn 107
3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu việc làm thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp 110
3.2.4. Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án liên quan tới giải
quyết việc làm trên địa bàn tỉnh 117
3.2.5. Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động 120
3.2.6. Cung cấp thông tin việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm 122
3.2.7. Hoàn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực
giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động 125
KẾT LUẬN 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CMKT: Chuyên môn kỹ thuật
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HTX: Hợp tác xã
LĐNT: Lao động nông thôn
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế – xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát triển hàm chứa sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp… Có việc làm giúp cho bản thân người lao động có thu nhập ổn định cuộc sống, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
Ở nước ta hiện nay, theo Niên giám thống kê năm 2009 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dân số Việt Nam là 86.024.600 người trong đó, nông thôn chiếm 70,43 % (60.588.600 người) và 75,6% lực lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và gần 90% số người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1%. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhận định: “Tỷ trọng nông nghiệp còn quá cao. Lao động thiếu việc làm còn nhiều. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp”.
Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, lao động nước ta có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên làm giàu bằng chính sức lực của mình. Tuy nhiên, cũng rất nhiều thách thức đặt ra cho người lao động Việt Nam nói chung và lao động trong nông thôn nói riêng, đó là chất lượng nguồn lực lao động. Người lao động không biết nghề, không được đào tạo nghề, đào tạo không đến nơi đến chốn thì rất khó có cơ hội tìm được việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy khi gia nhập WTO, ngành dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp, bộ phận dân cư dễ bị tổn thương nhất là nông dân, khu vực dễ bị tổng thương nhất là nông thôn. Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, từng địa phương và từng gia đình. Giải quyết việc làm cho
người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động, một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế – xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là tiền đề quan trọng góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Vì vậy, quan tâm giải quyết, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Thái Nguyên, quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách giải quyết việc làm. Đây là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thái Nguyên.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng
Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên không lớn với 3.541,1 km2, chiếm 1,13% diện tích cả nước. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có gần 1,1 triệu dân, gồm 8 dân tộc, chủ yếu là người Kinh (chiếm khoảng 75%). Mật độ dân số khoảng 260 người/km2, cao nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư rất dày đặc. Nơi có mật độ dân cư cao nhất là thành phố Thái Nguyên (1.300 người/km2), nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Võ Nhai (khoảng 80 người/km2) [33, tr.54-55]. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, chất lượng lao động nông
thôn thấp, hầu hết là lao động phổ thông, phần lớn chưa qua đào tạo. Vấn đề bảo đảm việc làm cho người lao động ở nông thôn đã và đang là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã nêu: “Chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, kết quả còn hạn chế, chất lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo thấp; đói giáp hạt vẫn diễn ra, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với trung bình cả nước đặc biệt là miền núi” [21, tr.38- 39]. Do vậy, vấn đề “Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ với hy vọng đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên, nhằm đáp ứng phần nào những đòi hỏi cấp bách của địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia. Do vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm trong và ngoài nước. Tiêu biểu như:
– Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (2007), “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
– Đinh Đăng Định (chủ biên), “Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Lao động, Hà Nội 2008.
– Đỗ Minh Cương (2007), “Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay”,
Nông thôn mới, Hà Nội.
– Nguyễn Quang Hiển (2007), “Thị trường lao động Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Cũng đã có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thực trạng lao động, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như:
+ Nguyễn Sinh Cúc, “Giải Quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Con số và Sự kiện, số 50, 2008.
+ Nguyễn Hữu Dũng, “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 267, 2007.
+ Vũ Đình Thắng, “Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 23, 2007.
+ Bùi Văn Quán,“ Thực trạng lao động – việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2006 – 2010” Báo Lao động và Xã hội, 2006.
+ Vũ Văn Phúc, “Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay”, Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương, 2007.
Các tác giả đều cho rằng vấn đề việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu, từ đó đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Từ đó, các công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm, đồng thời khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả mới chỉ phân tích vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung hoặc trên địa bàn nông thôn Việt Nam nói riêng chứ chưa nghiên cứu cụ thể các vấn đề trên đối với từng địa phương cụ thể. Do đó, hệ thống giải pháp mà các tác giả đưa ra mang tính tổng quát, vĩ mô chưa sát với thực tế từng tỉnh.
Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ viết về vấn đề việc làm ở một số tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Kiên Giang… với những
cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do xuất hiện nhiều vấn đề mới (quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhiều chính sách mới của Đảng và nhà nước liên quan tới nông nghiệp, nông thôn…) làm cho hệ thống những quan điểm, phương hướng, giải pháp mà các tác giả đưa ra trong những công trình này tỏ ra không còn phù hợp.
Mặt khác, hiện nay chưa có đề tài, công trình khoa học nào luận giải về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện đề tài khoa học này, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả nói trên về những vấn đề lý luận liên quan tới các vấn đề: lao động, việc làm, thất nghiệp và giải quyết việc làm ở nông thôn. Đồng thời, tác giả kết hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương dựa trên cơ sở những đường lối, quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên đề ra trong những năm tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn từng bước phác thảo bức tranh việc làm ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua và luận giải hệ thống giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề việc làm trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở nông thôn Thái Nguyên.
– Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng.
– Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là việc làm và các vấn đề liên quan tới giải quyết việc làm trên địa bàn nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Giới hạn nội dung: Tập trung vào vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn.
– Giới hạn không gian: Đề tài chỉ giới hạn nội dung nêu trên trong khuôn khổ địa bàn nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên.
– Giới hạn thời gian: Nội dung nghiên cứu bao gồm: khảo sát thực trạng trong giai đoạn 2006-2010 và luận giải hệ thống giải pháp cho giai đoạn 2011-2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các khoá. Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các số liệu thống kê trong một số công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ thống, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích, bảng biểu…để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
– Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010.
– Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
– Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, sở, ban, ngành có liên quan đến việc hoạch định chính sách, chiến lược giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên cũng như các địa phương khác có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
1.1. Việc làm cho người lao động ở nông thôn
* Khái niệm việc làm
Điều 13, Chương 2 (việc làm) Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 qui định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Khái niệm này được vận dụng trong các cuộc điều tra về thực trạng lao động và việc làm hàng năm của Việt Nam và được cụ thể hoá thành ba dạng hoạt động sau:
– Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương dưới dạng bằng tiền hoặt hiện vật.
– Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm: sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng, hoặc hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
– Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó bao gồm: sản xuất nông nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý. Theo khái niệm trên, hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình.
Hai là, hoạt động đó phải đúng luật, không bị pháp luật cấm.
Hai tiêu chí này có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động chỉ tạo ra thu nhập như vi phạm pháp luật như: trộm cắp, buôn bán ma tuý, mại dâm… không
thể được công nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp, có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm – chẳng hạn như công việc nội trợ của phụ nữ cho chính gia đình mình. Nhưng nếu người phụ nữ đó cũng thực hiện các công việc nội trợ tương tự cho gia đình người khác thì hoạt động của họ lại được thừa nhận là việc làm vì được trả công.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: