ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI – HABUBANK
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đào Văn Hùng
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt I
Danh mục các bảng II
Danh mục các hình vẽ và sơ đồ III
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 7
1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 13
1.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 13
1.2.2 Các hình thức huy động vốn 18
1.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 22
1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn 22
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 23
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 28
1.4.1 Những nhân tố thuộc về ngân hàng 28
1.4.2 Những nhân tố bên ngoài ngân hàng 31
Chương 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 34
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 34
2.1.2 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 35
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 37
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 45
2.2.1 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 45
2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 47
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 63
Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 68
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 68
3.1.1 Định hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 68
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 74
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 75
3.2.1 Hoàn thiện chính sách lãi suất 75
3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động 77
3.2.3 Phát triển các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn 78
3.2.4 Hoàn thiện chính sách khách hàng 80
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing, phát triển thương hiệu và mạng lưới 81
3.2.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng 82
3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ 83
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 85
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và bộ ngành liên quan 85
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 Habubank Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 TMCP Thương mại cổ phần
4 TCTD Tổ chức tín dụng
5 NHNN Ngân hàng Nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu Tài chính cơ bản tổng hợp 37
2 Bảng 2.2 Báo cáo đầu tư tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 42
3 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn tại Habubank giai đoạn 2008- 6/2011 46
4 Bảng 2.4 Tình hình thực hiện huy động vốn tại Habubank giai đoạn 2008 -6/2011 48
5 Bảng 2.5 Tỷ trọng các loại vốn huy động huy động theo kỳ hạn tại Habubank giai đoạn 2008-6/2011 50
6 Bảng 2.6 Tỷ trọng các loại vốn huy động theo loại tiền tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011 51
7
Bảng 2.7 Chí phí huy động vốn và thu nhập từ hoạt động cho vay, đầu tư tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011
58
8 Bảng 2.8 Chênh lệch lãi suất bình quân tại Habubank giai đoạn từ 2008 – 6/2011 59
9 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 74
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Biểu 2.1 Biểu đồ tăng trưởng tín dụng giai đoạn từ 2008- 6/2011 40
2 Biểu 2.2 Biểu đồ thanh toán quốc tế 44
3 Biểu 2.3 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2011 46
4 Biểu 2.4 Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn từ 2008 – 6/2011 47
5 Biểu 2.5 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Habubank 47
6 Biểu 2.6 Tình hình thực hiện huy động vốn tại Habubank giai đoạn 2008–6/2011 49
7 Biểu 2.7 Tỷ trọng các loại vốn huy động theo kỳ hạn tại Habubank giai đoạn 2008-6/2011 51
8 Biểu 2.8 Tỷ trọng các loại vốn huy động theo loại tiền 52
9 Biểu 2.9 Quan hệ giữa huy động ngắn hạn với cho vay, đầu tư ngắn hạn 54
10 Biểu 2.10 Quan hệ giữa huy động dài hạn với cho vay, đầu tư dài hạn 54
11 Biểu 2.11 Quan hệ giữa vốn huy động bằng VND với cho vay và đầu tư bằng VND tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011 56
Biểu 2.12 Quan hệ giữa vốn huy động bằng ngoại tệ với cho vay và đầu tư bằng ngoại tệ tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011
13 Biểu 2.13 Chênh lệch lãi suất bình quân theo loại tiền tại Habubank giai đoạn từ 2008 – 6/2011 60
14 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng 36
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với các ngành khác trong nền kinh tế, ngành ngân hàng ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Hệ thống ngân hàng với chức năng của mình trực tiếp “hút” (nghiệp vụ huy động vốn ) và “bơm” (cho vay ) vốn vào nền kinh tế, vào khắp các ngõ ngách của hoạt động kinh tế, điều tiết vốn giữa các ngành, các vùng một cách tối ưu nhất. Có thể nói huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của một ngân hàng thương mại, là tiêu chí quan trọng và duy nhất để phân biệt giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân ngân hàng thương mại và đối với xã hội bởi các nguồn vốn mà ngân hàng thương mại huy động được tạo thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời chủ yếu – hoạt động tín dụng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian vừa qua tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank, hoạt động huy động vốn đã ngày càng được nâng cao, để có thể đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank vẫn còn bộc lộ những hạn chế, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước diễn biến phức tạp: lạm phát cao, giá xăng dầu tăng, ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt,…. cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Để có thể giữ vững và tiếp tục phát triển hơn nữa, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank phải có những điều chỉnh thích hợp trong hoạt động huy động vốn của mình. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội – Habubank” đã được em chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động huy động vốn đã được một số người tiến hành nghiên cứu với một số đề tài như “Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, 2009”, “Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2010”, “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) –
Chi nhánh Quảng Ninh, 2010 với những đặc thù riêng cùng với những định hướng chiến lược phát triển khác nhau tại từng thời kỳ
. Với Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank, hiện tại chưa có nghiên cứu tổng thể chính thức nào về hiệu quả hoạt động huy động vốn và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng, vì vậy em đã chọn nghiên cứu vấn đề trên cho bài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại, để đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nộ –
– Habubank.
* Nhiệm vụ:
– Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.
– Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank, đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
– Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
* Phạm vi nghiên cứu – 6/2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phép biện chứng duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu trên quan điểm của ngân hàng về huy động vốn, căn cứ trên cơ sở hoạt động thực tiễn của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn trước những khó khăn, thách thức mà Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank
đang đối mặt.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn.
Bài luận văn sẽ giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank có cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội nâng cao được hiệu quả huy động vốn của mình trong năm 2012 và các năm tiếp theo, góp phần nâng cao vị thế của Ngân hàng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển là kết quả của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ. Được coi là con đẻ của nền kinh tế hàng hóa, Ngân hàng thương mại đã tồn tại như là một tất yếu lịch sử trong đời sống kinh tế xã hội.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại. Trong cuốn Quản trị ngân hàng thương mại của Peter S. Rose, ông viết: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”[16, tr7].
Ở Việt Nam khái niệm Ngân hàng thương mại được chỉ rõ trong luật các TCTD do Quốc hội khóa XII thông qua vào ngày 16 tháng 06 năm 2010, định nghĩa : “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”[12, Mục 3, Điều 4]. Trong đó Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Luật này còn định nghĩa : “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”.