GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HƯNG YÊN

HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

 

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HƯNG YÊN

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

Hà Nội – 2019

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỈNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu đi trước 4
1.1.2. Nhận xét chung 9
1.2. Cơ sở lý luận về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công 9
1.2.1. Khái niệm về đầu tư 9
1.2.2. Đầu tư công và đặc điểm của đầu tư công 10
1.2.3. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư công 17

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 21

2.1. Phương pháp tiếp cận 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 21
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 21
2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 22
2.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh 24
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 24
2.3.6. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến 24

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 1997 – 2017 26

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hưng Yên 26
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 26
3.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 – 2017 .. 27
3.2. Khái quát về tình hình đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 – 2017 35
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong đầu tư công 35
3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư trên toàn tỉnh 36
3.2.3. Tỷ lệ đầu tư công trên GRDP 37
3.2.4. Về tổng vốn, cơ cấu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư khu vực công 38
3.2.5. Nguồn hình thành vốn đầu tư công tỉnh Hưng Yên 41
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 – 2017 43
3.3.1. Hiệu quả trong phân bổ nguồn vốn và quản lý dự án đầu tư 43
3.3.2. Hiệu quả trong sử dụng vốn 47
3.4. Hạn chế trong sử dụng vốn đầu tư công 57
3.4.1. Hạn chế 57
3.4.2. Nguyên nhân 60

CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HƯNG YÊN 61

4.1. Định hướng đầu tư công của tỉnh giai đoạn tới 61
4.1.1. Quan điểm đầu tư công của tỉnh Hưng Yên 61
4.1.2. Định hướng đầu tư một số ngành, lĩnh vực cụ thể 61
4.2. Khả năng cân đối vốn đầu tư công giai đoạn tới 64
4.2.1. Nhu cầu đầu tư 64
4.2.2. Khả năng cân đối 65
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 66
4.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công 66
4.2.2. Giải pháp về huy động vốn cho đầu tư công 72
4.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công 76
4.3.1. Đổi với tỉnh 76
4.3.1. Đối với Chính phủ 79
4.3.2. Đối với Bộ Tài chính 80
4.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
2 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
3 UBND Ủy ban nhân dân
4 Đvt Đơn vị tính

 

DANH MỤC BẢNG

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Số liệu tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 1997 – 2017 28
2 Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997- 2015 30
3 Bảng 3.3 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997 – 2017 31
4 Bảng 3.4 Chỉ số ICOR toàn tỉnh và từng khu vực giai đoạn 1997 – 2007 48
5 Bảng 3.5 Chỉ số ICOR toàn tỉnh và từng khu vực giai đoạn 2008 – 2017 49
6 Bảng 3.6 Kết quả chạy mô hình bằng phần mềm Eviews 53

 

DANH MỤC HÌNH

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Hình 3.1 GRDP bình quân đầu người qua các năm 29
2 Hình 3.2 Cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 – 2017 37
3 Hình 3.3 Tỷ lệ đầu tư công trên tổng sản phẩm 38
4 Hình 3.4 Vốn đầu tư phát triển tỉnh Hưng Yên qua các năm 39
5 Hình 3.5 Tỷ trọng đầu tư phát triển các ngành lĩnh vực 40
6 Hình 3.6 Tỷ trọng đầu tư phát triển năm 2017 43
7 Hình 3.7 Chỉ số ICOR toàn tỉnh và từng khu vực qua các năm 48
8 Hình 3.8 Chỉ số ICOR toàn tỉnh và từng khu vực giai đoạn 2008-2017 49
9 Hình 3.9 Chỉ số ICOR cả nước và tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2017 50

 

MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay đầu tư công có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế.
Tỉnh Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi là nằm kề sát thủ đô Hà Nội, có các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 5 (dài 23 km), tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; quốc lộ 38, quốc lộ 39 (dài 43 km) nối quốc lộ 5 với quốc lộ 1 tại Hà Nam, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và các tuyến đường sông: sông Hồng, sông uộc. Hệ thống cao tốc, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hình thành lên 4 trục ngang và 1 trục dọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện địa lý, địa hình của tỉnh, tạo lên mạng lưới liên hoàn liên kết giữa tỉnh Hưng Yên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh bạn, cũng như kết nối trung tâm tỉnh với các huyện và kết nối giữa các huyện với nhau. Đây là một trong những nhân tố tất yếu tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, nhìn chung những kết quả mà tỉnh đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, một phần nguyên nhân là do tỉnh mới thành lập, nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên, để tìm ra những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi, tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Câu hỏi nghiên cứu

– Thế nào là hiệu quả đầu tư công?

– Trong những yếu tố tác động đến tăng trưởng của tỉnh thì đầu tư công có đóng góp ra sao?
– Hiệu quả quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 1997 – 2017 như thể nào?
– Những giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những lý luận về vốn đầu tư công, các nhân tố ảnh hưởng, phương pháp xác định… Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên. Qua đó, đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công; đồng thời khuyến nghị giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những kế hoạch điều hành kinh tế – xã hội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Phân tích và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chi ngân sách nhà nước, chi tiêu công, vốn đầu tư công.
– Đánh giá cụ thể thực trạng sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên để tìm ra các vấn đề còn tồn tại.
– Đề xuất các giải pháp tài chính, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công trong điều kiện hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
– Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại tỉnh Hưng Yên.
– Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu về vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên trong khoảng thời gian 1997– 2017.

– Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên. Tập trung phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư công, hiệu quả kinh tế đem lại từ các dự án, các vấn đề còn tồn tại.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các báo cáo được công bố và ý kiến chuyên gia trong ngành. Qua đó đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 1997 – 2017 để hình thành khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu của đề tài.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 – 2017
Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỈNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG

 

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu đi trước
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hưng Yên”, tác giả đã tìm hiểu, chọn lọc và nghiên cứu các công trình có sự liên quan và có ý nghĩa nhất định đối với bài nghiên cứu của mình để làm cơ sở phân tích và tổng hợp. Các đề tài luận văn làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu đề tài bao gồm:
Đề tài luận văn thạc sĩ năm 2008 của tác giả Nguyễn Hoàng Anh: “Hiệu quả quản lý đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp”, giai đoạn nghiên cứu 2001-2007.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã nêu ra được cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý đầu tư công của thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đề ra cách thức nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công của thành phố từ việc đưa ra những giải pháp cụ thể trong kế hoạch điều hành kinh tế – xã hội.
Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, kết hợp với phương pháp chuyên gia thông qua việc tham khảo các ý kiến, báo cáo của các chuyên gia trong ngành. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng trên cơ sở số liệu được thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thống kê các cấp. àm căn cứ xác định các hạn chế chủ yếu trong quản lý đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: Năng lực bộ máy cơ quan nhà nước còn yếu do không có động lực thúc đẩy và cơ chế giám sát đủ mạnh; quy định về cách thức thẩm định, lựa chọn dự án công còn đơn giản chưa định lượng được lợi ích kinh tế – xã hội; các chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh; cơ chế quản lý kinh phí cho đầu tư chưa phù hợp. Qua đó, tác giả đã đề ra các cải cách thành phố cần thực hiện kết hợp với các kiến nghị tới Trung ương xem xét, cụ thể như sau:
– Đối với thành phố: Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát, thực hiện phân tích lợi ích – chi phí, cải cách thủ tục đầu tư, thu hút thêm các nguồn lực ngoài ngân sách vào đầu tư công.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *