ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội – 2007
MỤC LỤC
TRANG
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN 8
1.1. Đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản 10
1.1.1. Tầm quan trọng của lĩnh vực khai thác hải sản đối với các tỉnh ven biển 10
1.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản 11
1.1.3. Đặc điểm đầu tư của lĩnh vực khai thác hải sản 14
1.2. Hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản 15
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản 15
1.2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU. 31
2.1. Khái quát chung về lĩnh vực khai thác hải sản của tỉnh BRVT 31
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí tượng thuỷ văn 31
2.1.2. Tiềm năng nguồn lợi hải sản vùng biển 33
2.1.3. Lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật 37
2.1.4. Cơ cấu nghề nghiệp và sản lượng khai thác hải sản 41
2.2. Thực trạng hiệu quả đầu tư của một số loại nghề khai thác hải 44
sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
2.2.1. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo đôi 44
2.2.2. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo đơn 48
2.2.3. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây 52
2.2.4. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê 55
2.2.5. Hiệu quả kinh tế của nghề câu 59
2.3. Đánh giá chung các loại nghề khai thác hải sản 62
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI 65
PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
3.1. Những định hướng chung và cơ hội, thách thức trong việc phát 65
triển nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
3.1.1. Những định hướng chung 65
3.1.2. Những cơ hội và thách thức 67
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt 69
động khai thác hải sản tỉnh BRVT
3.2.1. Bố trí lại nghề khai thác hải sản một cách hợp lý 69
3.2.2. Giải pháp về thể chế chính sách 74
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 76
3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
Danh mục tài liệu tham khảo 82
Phụ lục 83
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 1 Biến động trữ lượng nguồn lợi cá đáy theo dải độ sâu trong giai đoạn từ 2000 đến 2005 35
Bảng 2 Năng lực tàu thuyền KTHS tỉnh BR – VT giai đoạn 1996 – 2005 38
Bảng 3 Cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp KTHS tỉnh BR-VT giai đoạn 2000-2004 42
Bảng 4 Sản lượng và thành phần sản lượng khai thác hải sản 43
Bảng 5 Chi phí cố định của nghề lưới kéo đôi 44
Bảng 6 Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lưới kéo đôi 46
Bảng 7 Chi phí cố định của nghề lưới kéo đơn 49
Bảng 8 Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lưới kéo đơn 51
Bảng 9 Chi phí cố định của nghề lưới vây 53
Bảng 10 Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lưới vây 54
Bảng 11 Chi phí cố định của nghề lưới rê 56
Bảng 12 Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lưới rê 58
Bảng 13 Chi phí cố định của nghề câu 59
Bảng 14 Các chỉ tiêu kinh tế của nghề câu 61
Bảng 15 Sản lượng khai thác tỉnh BR-VT trong các năm 1996 – 2005 70
Bảng 16 Năng suất khai thác trên một đơn vị công suất 71
Hình 1 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 23
Hình 2 Biểu đồ tương quan giữa CPUE và công suất khai thác 71
Hình 3 Biểu đồ tương quan giữa sản lượng khai thác và cường lực khai thác 72
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển miền Đông Nam Bộ, có bờ biển dài trên 200 km, trong đó có trên 110 km vùng bờ ven đảo với 6 cửa sông và một quần đảo Côn Sơn tạo ra hệ thống giao thông thuỷ thuận tiện đã tạo cho tỉnh có điều kiện phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt là nghề khai thác hải sản. Bà Rịa – Vũng Tàu có 5 huyện thị ven biển, trong đó có một huyện đảo Côn Đảo cách Vũng Tàu 180km, có diện tích 75,2km2 với 66km bờ biển, có đa dạng sinh học cao và nhiều loại hải sản quý hiếm.
Biển Bà Rịa – Vũng Tàu với lợi thế nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ, có trữ lượng và khả năng khai thác hải sản tương đối cao đã tạo cho nghề khai thác của tỉnh có những bước phát triển đáng kể trong những năm vừa qua. Tổng số tàu thuyền của toàn tỉnh đến tháng 7 năm 2006 là 4.980 chiếc với tổng công suất là 650.380cv (bình quân 121cv/tàu), cao hơn rất nhiều so với các tỉnh trong khu vực và công suất bình quân của cả nước. Tuy nhiên trên thực tế nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn đang ở tình trạng phát triển mạnh các đội tàu khai thác ở những vùng nước gần bờ, ven hải đảo và nghề khai thác hải sản xa bờ cũng mới chỉ phát triển trong một vài năm trở lại đây. Việc phát triển nhanh chóng đội tàu đánh bắt đã làm các hoạt động khai thác càng trở nên sôi động, tuy nhiên việc đầu tư quá mức, không tính đến hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế đã dẫn đến những thăng trầm trong chính những hoạt động khai thác. Các vùng biển ven bờ, đảo đang ngày càng chịu nhiều sức ép do các hoạt động khai thác của con người (sử dụng kích thước mắt lưới quá nhỏ, khai thác quá mức ở diện rộng, sử dụng các công cụ khai thác mang tính hủy diệt, ô nhiễm môi trường…). Nhìn chung nguồn lợi hải sản ven bờ đang trong tình trạng ngày càng suy giảm cả về chất lượng và số lượng. Nhiều dấu hiệu cho thấy sự bền vững của nghề khai thác hải sản ven bờ ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang đứng trước những thử thách về nguồn lợi và hiệu quả kinh tế. Mặt khác mọi hoạt động khai thác vẫn đang diễn ra khá tự do và ngày càng trở nên khó kiểm soát. Nghề khai thác hải sản xa bờ ở đây cũng mang tính tự phát, số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề nghiệp chưa hợp lý, gây khó khăn cho các nhà quản lý và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Đứng trước thực trạng này, vấn đề cần giải quyết là bố trí và quản lý khai thác nguồn lợi hải sản một cách hiệu quả và bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Để giải quyết được vấn đề đó, việc tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư của từng loại nghề khai thác hải sản trong tỉnh là việc làm cầp thiết. Đây sẽ là căn cứ rất quan trọng cho các nhà hoạch định ra quyết định trong quá trình quản lý nhằm phát huy một cách có hiệu quả nghề khai thác hải sản của tỉnh trong tương lai. Đứng trước sự cấp thiết đó, đề tài luận văn thạc sỹ “ Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được chọn để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề khai thác hải sản trên quy mô cả nước hoặc của một tỉnh nào đó cụ thể cũng đã được một số cá nhân và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, các đánh giá này nhìn chung chưa đầy đủ và độc lập. Hầu hết các đánh giá đều được kết hợp với các mục tiêu nghiên cứu khác như: quy hoạch hoặc nghiên cứu về môi trường…
Nghiên cứu này có thể nói không phải là vấn đề mới mẻ đối với các ngành, nhưng trong bản luận văn thạc sỹ này vấn đề đánh giá hiệu quả đầu tư của nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được nhìn nhận một cách độc lập và tập trung hơn, bên cạnh đó cách thức tiến hành nghiên cứu sẽ được cải tiến hơn nhằm xác định được rõ các yếu tố tác động lên hiệu quả đầu tư.
Các nghiên cứu đã và đang được tiến hành trên phạm vi tỉnh Bà Rịa Vũng tàu có liên quan đến lĩnh vực khai thác hải sản bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh BRVT
+ Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tỉnh BRVT
+ Chiến lược phát triển kinh tế biển đảo các huyện trên địa bàn tỉnh BRVT
+ Đánh giá công nghệ và năng suất khai thác của nghề khai thác hải sản xa bờ Đông Tây Nam bộ.
+ Đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các tàu khai thác xa bờ (đang được tiến hành).
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá được hiệu quả đầu tư của nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để làm căn cứ cho các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách ra quyết định trong quá trình quản lý. Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong nghề khai thác tỉnh BRVT.
Mục tiêu cụ thể:
– Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của từng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xác định được những nghề đầu tư có hiệu quả nhất để khuyến cáo đầu tư đạt hiệu quả cao.
– Xác định được các yếu tố tác động chủ yếu đến năng suất và sản lượng làm cở sở cho người dân có hướng đầu tư hợp lý và hiệu quả. Đồng thời sẽ góp phần khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi hải sản trong tương lai.
– Đề xuất các giải pháp về vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực… ưu tiên đầu tư tạo cơ hội cho những nghề khai thác có hiệu quả phát triển mạnh và ổn định, đồng thời đối với những nghề kém hiệu quả sẽ được thu hẹp với một tỷ lệ hợp lý để dần dần chuyển đổi sang những nghề có hiệu quả hơn giúp người dân ổn định cuộc sống.
– Đề xuất các giải pháp về thể chế, chính sách và quản lý nghề cá, các chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý nghề cá và bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải sản.
4. Đối tượng nghiên cứu
Một số loại nghề khai thác hải sản (nghề lưới kéo, nghề câu, nghề lưới vây và nghề lưới rê).
5. Phạm vi nghiên cứu
Các loại nghề khai thác chính trên trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu. Đồng thời phương pháp so sánh cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư.
+ Kết hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản để thực hiện nghiên cứu.
+ Sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra, thống kê đã có từ trước tới nay của các cơ quan trong và ngoài ngành thuỷ sản, của các dự án nghiên cứu để đánh giá về điều kiện tự nhiên, tiềm năng nguồn lợi, môi trường và hiện trạng nghề khai thác hải sản.
+ Trên cơ sở các số liệu thống kê, điều tra bổ sung qua phương pháp đánh giá nhanh, phỏng vấn hộ gia đình theo biểu mẫu điều tra và phương pháp có sự tham gia của người dân để đánh giá hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản.
7. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
– Hệ thống hoá và hoàn chỉnh quy trình đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản.
– Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh BRVT.
– Góp phần làm căn cứ cho các nhà quản lý của tỉnh BRVT ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực khai thác hải sản trong giai đoạn tới.
8. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chương 3: Định hướng phát triển chung và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN
Đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.. .
Những kết quả đạt được có thể là các mục tiêu kinh tế như sự tăng lên của các tài sản tài chính, tài sản vật chất, có thể là mục tiêu chính trị, văn hoá xã hội và các nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất hơn trong nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đạt được do quá trình đầu tư mang lại, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất,tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn đầu tư mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế.
Đối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là sự quyết định sự ra đời,tồn tại và tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đối với nền kinh tế, đầu tư quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội,là chìa khoá của sự tăng trưởng của nền kinh tế.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: