Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——–o0o———
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội – 2017
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG 5
1.1. Tổng Quan về tình hình nghiên cứu 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6
1.1.3. Tình hình nghiên cứu tại Tổng công ty HKVN Vietnam Airlines 9
1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 9
1.2.1. Nguồn nhân lực 9
1.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực 11
1.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 13
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp 14
1.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 14
1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 16
1.4. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Hàng không
…………………………………………………………………………………………………………………..19 1.4.1. Công tác tuyển dụng…………………………………………………………………………….19
1.4.2. Công tác đào tạo 21
1.4.3. Công tác sắp xếp, bố trí lao động 25
1.4.4. Công tác tạo động lực cho người lao động 27
1.5. Các tiêu chí đanh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Hàng không 32
1.5.1. Tiêu chí đánh giá về năng lực của người lao động 32
1.5.2. Tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động 37
1.5.3. Tiêu chí đánh giá thông qua kết quả thực hiện công việc của người lao động
…………………………………………………………………………………………………………………..38
CHƯƠNG 2 .PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 40
2.1. Quy Trình nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp thu thập thông tin 41
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp 41
2.2.2. Thu thập dữ liêu sơ cấp 41
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp 43
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ( VIETNAM AIRLINES ) 45
3.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Hàng không Việt Nam 45
3.1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ 45
3.1.2. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh 46
3.1.3. Cơ cấu và tình hình nhân lực 48
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines trong những năm gần đây 50
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhận lực tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
…………………………………………………………………………………………………………………..55
3.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực 55
3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực 60
3.2.3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực 63
3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines 66
3.3.1. Công tác tuyển dụng 66
3.3.2. Công tác đào tạo 72
3.3.3. Công tác bố trí công việc 77
3.3.4. Công tác tạo động lực cho người lao động 80
3.4. Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Vietnam Airlines 84
3.4.1. Những kết quả thực hiện 84
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế 88
3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế 95
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2020 97
4.1. Chiến lược và mục tiêu của Tổng công ty hàng không Việt Nam 97
4.1.1. Chiến lược 97
4.1.2 Mục tiêu 98
4.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Vietnam Airlines đến năm 2020 100
4.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số hãng hàng không
…………………………………………………………………………………………………………………101
4.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại hãng hàng không Singapore Airlines 101
4.3.2. Kinh ngiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hãng hàng không Vietjet
…………………………………………………………………………………………………………………103
4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty Vietnam Airlines 105
4.4.1. Giải pháp mở rộng các nguồn tuyển dụng, nguồn đào tạo NNL trong ngành nhằm tăng tính cạnh tranh trong NNL 105
4.4.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực 106
4.4.3. Động viên, khuyến khích người lao động tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp 107
4.4.4. Giải pháp bố trí và sử dụng nguồn nhân lực 107
4.4.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty 109
4.4.6. Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, huấn luyện 110
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 116
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BGTVT Bộ Giao thông vận tải
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 CBCNV Cán bộ công nhân viên
4 CP Chính phủ
5 DN Doanh nghiệp
6 IATA Hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế IATA
7 HĐQT Hội đồng quản trị
8 HK Hàng không
9 HKVN Hàng không Việt Nam
10 KHCN Khoa học công nghiệp
11 KSVKL Kiểm soát viên không lưu
12 LĐ Lao động
13 MTV Một thành viên
14 NĐ Nghị định
15 NL Nhân lực
16 NLĐ Người lao động
17 NNL Nguồn nhân lực
18 NXB Nhà xuất bản
19 PGS. Phó giáo sư
20 QĐ Quyết định
21 QHNNL Quy hoạch nguồn nhân lực
22 QTNL Quản trị nhân lực
23 TCHC Tổ chức hành chính
24 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
25 TP Thành phố
26 TS Tiến sĩ
27 TTg Thủ tướng
28 VN Việt Nam
29 VNA Vietnam Airlines
30 PCCB Phi công cơ bản
DANH MỤC HÌNH
STT Hình Nội dung Số trang
1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 33
2 Hình 3.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi 49
3 Hình 3.2 Tỷ lệ thâm niên làm việc phi công tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật 49
4 Hình 3.3 Trình độ học vấn của người lao động 57
5 Hình 3.4 Trình độ kĩ năng của người lao động 57
6 Hình 3.5 Kỹ năng xử lý tình huống trong công việc 59
7 Hình 3.6 Kỹ năng làm việc nhóm 91
8 Hình 3.7 Ý kiến về các chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ 91
9 Hình 4.1 Nhu cầu lao động bổ sung qua các năm 100
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Số trang
1
Bảng 3.1 Thống kê tình hình sức khỏe của người lao động tổng Công ty 2016
62
2 Bảng 3.2 Thống kê áp lực công việc đối với nguồn nhân lực 65
3
Bảng 3.3 Thống kê kinh phí tuyển dụng qua các năm giai đoạn 2012-2016
72
4 Bảng 3.4 Thống kê số lượng nhân sự đào tạo sau tuyển dụng 74
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế đã chứng minh rằng: Nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng khi nói nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất thì cần phải hiểu đó là những con người có tri thức, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm, và có trách nhiệm cho việc đạt tới tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp chứ không phải con người chung chung. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mặt khác do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế, sự hội nhập của Việt Nam với các tổ chức kinh tế quốc tế và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới là xu thế tất yếu. Điều đó đòi hỏi các DN Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì cần không chỉ tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình ở trong nước mà còn phải thắng trong cuộc cạnh tranh với DN ở nước ngoài. Để tăng vị thế cạnh tranh với các đối thủ thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đặc biệt được coi trọng.
Với tiêu chí con người là khởi nguồn cho mọi sự phát triển,đứng trước cơ hội và thách thức không nhỏ để vươn tầm ra thế giới đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên của tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) luôn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực bản thân, ngày càng chuyên nghiệp hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Một trong những tồn tại và thách thức lớn hiện nay đối với VNA là nguồn nhân lực đặc thù là phi công, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật tàu bay đang còn thiếu và yếu, đặc biệt đối với đội ngũ phi công. Để khai thác đội tàu bay mới, hiện đại, VNA phải thuê tương đối nhiều phi công người nước ngoài, việc thuê nhiều phi công nước ngoài không chỉ tốn kém chi phí mà còn không đảm bảo được tính chủ động khai thác và an ninh quốc gia như sử dụng phi công người Việt Nam. Hiện tượng một số người lao động chưa yên tâm với công việc, xu hướng người lao động chuyển đi nơi khác chưa được khắc phục và có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng “chảy máu chất xám” là điều đáng quan tâm nhất của các nhà quản lý, bởi vì nếu không có giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng này sẽ mất năng lực cạnh
tranh, dẫn đến phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của VNA như đã đặt ra trong giai đoạn 2017-2020. Bên cạnh đó là sự phát triển không ngừng từ các đổi thủ cạnh tranh. Vietjet Air đã vượt qua VNA để trong thị phần nội địa. Vậy VNA cần có giải pháp gì để đẩy mạnh chất lượng nguồn nhận lực và nâng cao chất lượng đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh và môi trường cạnh tranh trong giai đoạn 2017 – 2020?
Từ thực tế đó, đề tài “Chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2017-2020” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu, mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2017-2020.
Để giải quyết mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời một số câu hỏi chính sau:
-Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines giai đoạn 2012- 2016 như thế nào?
-Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu tới chất lượng nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines? Đâu là hạn chế chủ yếu? Nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế này?
-Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines?
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam .
-Nhiệm vụ nghiên cứu:
+Hệ thống hoá và luận giải rõ thêm cơ sở lý luận chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp hàng không.
+Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện tại Vietnam Airlines, chủ yếu trong giai đoạn 5 năm trở lại đây.
+Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty HKVN
+Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty HKVN giai đoạn 2017-2020
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam
Phạm vi nghiêncứu
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: điều tra khảo sát, nghiên cứu phân tích thực tiễn tại Tổng công ty HKVN
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Các dữ liệu được thu thập phục vụ cho quá trình nghiên cứu phản ánh tình hình thực tế chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp từ năm 2012 đến năm 2016 và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2017-2020
+ Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Giới hạn trong phạm vi đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Phạm vi về khách thể nghiên cứu : Nguồn nhân lực đặc thù bao gồm Phi công, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật tàu bay của Vietnam Airlines
4. Những đóng góp của luận văn
Về lý luận, luận văn hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và tại các doanh nghiệp hàng không nói riêng.
Về thực tiễn, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học, luận văn đã phân tích thực trạng chất lượng NNL ở Vietnam Airlines trong giai đoạn vừa qua. Luận văn nêu rõ những thành tựu đã đạt được, các tồn tại và yếu kém cần khắc phục trong việc nâng cao chất lượng NNL tại Vietnam Airlines. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines giai đoạn 2017-2020.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học về NNL, NNL chất lượng cao, cho các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý NNL hàng không.
Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến NNL hàng không trong quá trình hội nhập quốc tế.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục thì luận văn bao gồm 4 chương chính :
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Hàng không.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG
1.1. Tổng Quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, một số các công trình nghiên cứu khoa học mang tính chuyên sâu có liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực ( NNL ) trong các lĩnh vực khác nhau được công bố. Nhiều tác giả có sự quan tâm và thấy sự nhức nhối trong vấn đề nguồn nhân lực VN nói chung dồi dào về số lượng nhưng khan hiếm về chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, sự tâm huyết thôi thúc các tác giả nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế xã hội.
“Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, Mai Quốc Chánh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Tác giả đã chỉ ra các yêu cầu về nhân lực trong thời kì CNH – HĐH, thực trạng nhân lực những năm 90 và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL theo hướng CNH – HĐH.
“Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Phan Văn Kha, NXB Giáo dục, 2007. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, nội dung cơ bản về đào tạo và sử dụng NNL, từ đó, đưa ra các chiến lược nhằm đào tạo và phát triển NNL chất lượng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coi nhân tố con người, phát triển con người, nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thần , trình bày mối quan hệ giữa giáo dục – đào tạo, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn nhân lực đất nước, từ đó xác định trách nhiệm quản lý của giáo dục – đào tạo đối với việc phát triển NNL đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: