Nợ công bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với Việt Nam

Nợ công bền vững

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

 

NỢ CÔNG BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

 

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2019

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13

1.1. Nội dung tổng quan 13
1.1.1. Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 13
1.1.2. Về giới hạn an toàn nợ công, vay nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ công…17 1.1.3. Về quản lý nợ công 21
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam 28
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu 36
1.2.1. Đánh giá tổng quát các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về nợ công và quản lý nợ công 36

Chương 2 CƠ CỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG BỀN VỮNG 38

2.1. Một số khái niệm có liên quan đến nợ công 38
2.1.1. Khái niệm về nợ công và xác định phạm vi nợ công 38
2.1.2. Nợ trong nước và nợ nước ngoài 46
2.1.3. Thâm hụt ngân sách 47
2.2. Nợ công bền vững và khả năng trả nợ 49
2.3. Tiêu chí định lượng và xác định yếu tố tác động đến nợ công 51
2.3.1. Tiêu chí định lượng đánh giá nợ công 51
2.3.2. Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ với thâm hụt ngân sách 55
2.4. Các nhân tố định tính về công tác quản lý tác động đến nợ công  71
2.5. Một số mô hình phân tích định lượng về nợ công  75

Chương 3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NỢ CÔNG BỀN VỮNG 80

3.1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả từ các cuộc khủng hoảng nợ 80
3.2. Nợ công và quản lý nợ công ở một số nước 97
3.2.1. Nợ công của Nhật Bản 97
3.2.2. Nợ công của Indonesia 106
3.2.3. Nợ công của Phillipines 115
3.2.4. Nợ công của Hi Lạp 121
3.3. Khái quát những bài học kinh nghiệm quốc tế về nợ công bền vững 123
3.3.1. Về chính sách kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng bền vững 123
3.3.2. Về quy mô, cơ cấu nợ công và thực thi chính sách vay nợ 124
3.3.3. Đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và đa dạng hóa nguồn vay nợ 124
3.3.4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ công 125

Chương 4 NỢ CÔNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ GỢI Ý 126

4.1. Tổng quan về nợ công ở Việt Nam 126
4.2. Phân tích nợ công ở Việt Nam theo mô hình DSA 146
4.2.1. Phạm vi đánh giá 146
4.2.2. Một số giả định vĩ mô và giả định cơ sở 147
4.2.3. Tóm tắt một số kết quả đánh giá 148
4.2.4. Một số yếu tố ngoài mô hình phân tích cần lưu ý 155
4.3. Một số gợi ý về bền vững nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam 157
KẾT LUẬN 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 174

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
2 ATR Thời gian bình quân đến khi định lại lãi suất
3 DeMPA Khuôn khổ phân tích chất lượng nợ
4 DMO Cơ quan quản lý nợ
5 DSA Phân tích bền vững nợ
6 DPI Chỉ số đánh giá chất lượng quản lý nợ
7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
8 EU Liên minh Châu Âu
9 EUROZONE Khu vực đồng tiền chung Châu Âu
10 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
11 GNP Tổng sản phẩm quốc dân

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý nợ công 27
3 Bảng 2.2 So sánh phạm vi nợ của một số quốc gia 45
4 Bảng 3.1 Tổng đầu tư của các nước Mỹ Latin qua một số giai đoạn 84
7 Bảng 4.1 Huy động nợ công giai đoạn 2010 – 2018 130
8 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn vay nợ công (%) 131
9 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng quản lý nợ công 142
10 Bảng 4.4 Các chỉ tiêu nợ, kinh tế vĩ mô và thị trường 148
11 Bảng 4.5 Các yếu tố góp phần làm tăng nợ công 148

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

STT Hình, biểu đồ Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Đường cong Laffer về ngưỡng nợ tối ưu 34
2 Hình 2.1 Sơ đồ phạm vi nợ công theo quan điểm của IMF 42
3 Hình 2.2 Vận động của nợ công ổn định (ф < 1) 61
4 Hình 2.3 Vận động của nợ công đột biến (ф > 1) 61
5 Biểu đồ 3.1 GDP và cán cân thương mại ở Mỹ Latin 1961 – 2009 83
6 Biểu đồ 3.2 Nợ nước ngoài của một số nước Đông Nam Á giai đoạn 1970 – 2010 (%GDP) 88
7 Biểu đồ 3.3 Nợ Chính phủ của khu vực EU (bình quân, % GDP) 93

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nợ công bền vững

Nhật Bản, Trung Quốc cũng gặp những vấn đề nhất định, là nguy cơ có thể dẫn đễn những cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai. Và nợ của khối doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc hiện nay vẫn đang là những nguy cơ tiềm ẩn đối với tính bền vững nợ cũng như ổn định kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn. Mới đây, vào tháng 9 năm 2018, Ủy ban Châu Âu lần đầu tiên không thông qua ngân sách của Chính phủ một nước thành viên là Italy do nợ công và thâm hụt ngân sách của nước này quá cao, tiềm ẩn rủi ro có thể dẫn đến khủng hoảng và ảnh hướng đến an ninh tài khóa và nợ công của khối đồng tiền chung Châu Âu.

Nợ công bền vững

Mặc dù vấn đề an toàn nợ công nói chung và mối quan hệ giữa nợ công với các biến số kinh tế vĩ mô như: tiêu dùng và đầu tư; thâm hụt ngân sách; lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát; các cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân thanh toán không phải là vấn đề mới, song những cuộc khủng hoảng nợ công và những diễn biến gần đây về tình hình nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trên toàn cầu đã và đang “làm mới lại” các chủ đề nghiên cứu về tính an toàn và bền vững nợ công, nợ của chính phủ. Với thực tế là các chính phủ, khu vực công ở tất cả các nước đều là những bên tham gia có tầm quan trọng cả về quy mô cũng như về mặt định hướng.

Vấn đề đặt

Các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công gần đây cũng chỉ là sự tiếp nối của nhiều cuộc khủng hoảng trong lịch sử, chúng chỉ là những sự lặp lại, nhưng dường như các quốc gia, thậm chí cả các quốc gia có trình độ phát triển cao, trình độ quản lý được đánh giá tốt vẫn tiếp tục gặp phải các cuộc khủng hoảng. Theo thống kê, phân loại các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ. Những yếu tố tác động đến tính an toàn của hệ thống tài chính, tiền tệ và nợ công và quên mất rằng các nguyên nhân khủng hoảng. Để có những hành động quản lý phù hợp, phòng ngừa ngay khi manh nha các yếu tố tiềm ẩn thì bất kỳ quốc gia nào cũng có thể xảy ra khủng hoảng nợ công.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về vấn đề bền vững nợ công; lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công trên thế giới; kinh nghiệm của một số quốc gia và vấn đề đặt ra đối với tính bền vững nợ công, tác giả đặt mục tiêu nghiên cứu về bền vững của nợ công, trong đó tổng hợp khuôn khổ lý thuyết, các yếu tố tác động đến bền vững nợ công; và quản lý nợ công ở một số nước để rút ra các bài học kinh nghiệm về quản lý nợ công. Đối với Việt Nam, căn cứ nghiên cứu về khuôn khổ bền vững nợ công và quản lý nợ công, tác giả phân tích diễn biến, tình hình nợ công hiện nay và đánh giá các yếu tố tác động đến nợ công và quản lý nợ công bền vững.

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, Luận án hướng đến trả lời một số câu hỏi chủ yếu sau đây:
(1) Đánh giá nợ công bền vững trong khuôn khổ nào, cả về khung lý thuyết các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến các chỉ tiêu nợ công.
(2) Những yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động làm hình thành, thay đổi và do đó quyết định đến quy mô nợ công cũng như tính bền vững nợ công. Liệu có một quy tắc chung nào để xác định ngưỡng nợ công bền vững hay không?
(4) Thực tiễn kinh nghiệm quốc tế từ các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ trên thế giới và kinh nghiệm quản lý nợ công ở một số quốc gia lựa chọn, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào đối với quản lý nợ công bền vững, gồm cả những bài học kinh nghiệm cần học tập và bài học nên tránh?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nợ công bền vững

3.1 Đối tượng nghiên cứu

– Khuôn khổ lý thuyết về các vấn đề liên quan đến nợ công và tính bền vững của nợ công:
+ Quan điểm truyền thống về nợ công và thâm hụt ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế và các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu;
+ Lý thuyết của trường phái Ricardo về nợ công, nợ chính phủ trong mối quan hệ tổng quát về kinh tế vĩ mô và hiệu quả chính sách của chính phủ đối với tăng trưởng;
– Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về nợ công và quản lý nợ công. Trong đó đăt trọng tâm đánh giá vào việc so sánh, kiểm chứng với khuôn khổ lý thuyết đánh giá về nợ công bền vững.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đối với kinh nghiệm quốc tế: lựa chọn một số quốc gia, theo nhóm vấn đề nghiên cứu, trong đó phân thành các nhóm: các quốc gia đã gặp khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công giai đoạn 1980, những năm 1990 và giai đoạn vừa qua; kinh nghiệm quản lý nợ công ở một số nước điển hình nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, gồm cả các nước phát triển với thông lệ quản lý nợ tốt và các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam: nợ công của Việt Nam và những biến số kinh tế vĩ mô có liên quan.
Thời gian nghiên cứu: Đối với Việt Nam, đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu về nợ công của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến nay.

4. Phương pháp luận và khung nghiên cứu Nợ công bền vững

4.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp kế thừa: Luận án sử dụng số liệu thứ cấp, các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến nợ công, tính bền vững nợ công cũng như các nghiên cứu đánh giá về các cuộc khủng hoảng nợ công cũng như kết quả. Sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng về nợ công ở một số nước hoặc các cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước lựa chọn; so sánh với thực tế của nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu tình huống: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để tìm hiểu về nợ công và quản lý nợ công.

4.2 Khung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu và kết quả cần đạt được
1. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết về cân bằng kinh tế vĩ mô, sự hình thành nợ quốc gia, nợ công – Kế thừa
2. Nghiên cứu các trường phái lý thuyết lý giải về tính bền vững của 
3. Kính nghiệm quốc tế trong quản lý nợ công bền vững Nghiên cứu tình huống. 
4. Khuôn khổ quản lý nợ công – Kế thừa
– Nghiên cứu tình huống – Nghiên cứu một số mô hình quản lý nợ công gắn với quản lý nợ công bền vững.
– Khuôn khổ đánh giá các yếu tố quản lý nợ công bền vững theo thông lệ tốt của quốc tế

5. Những đóng góp mới của Luận án

5.1. Về lý luận: Luận án tổng hợp các trường phái lý thuyết cũng như phương pháp đánh giá về an toàn, bền vững nợ công thông qua tổng hợp các nghiên cứu cho đến nay cả trong nước và quốc tế để chỉ ra những phương pháp tiếp cận chủ yếu trong việc nghiên cứu đánh giá về nợ công nói chung và an toàn, bền vững nợ công nói riêng. Trên cơ sở đó, Luận án xây dựng được khuôn khổ xác định và cơ chế tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự biến động nợ công, làm căn cứ và khuôn khổ xác định nhân tố ảnh hưởng để từ đó có thể có được các biện pháp chính sách đúng đắn nhằm kiểm soát nợ công trong giới hạn đảm bảo bền vững.

5.2. Về thực tiễn:

Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nợ công và các cuộc khủng hoảng nợ công gần đây, kinh nghiệm của một số nước cũng như đi sâu phân tích diến biến, nguyên nhân, thực trạng nợ công ở Việt Nam, Luận án rút ra một số bài học thực tiễn trong việc đảm bảo nợ công bền vững; Đồng thời gợi ý một số vấn đề và các định hướng giải pháp nhằm đảm bảo nợ công bền vững ở Việt Nam trong trung và dài hạn.

6. Bố cục của Luận án

Luận án được tổ chức thành 4 chương gắn kết, logic nhằm trả lời thấu đáo nhất có thể các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
Chương 1 đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nợ công, nợ quốc gia, nợ nước ngoài của chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; các nghiên cứu trong và ngoài nước về nợ công và bền vững nợ công cũng như khuôn khổ đánh giá công tác quản lý nợ công được chấp nhận phổ biến hiện nay. Đối với Việt Nam, các nghiên cứu về an toàn bền vững nợ công dường như thiếu vắng và chưa có câu trả lời nào về thực trạng cũng như đánh giá có hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ.

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Nội dung tổng quan
1.1.1. Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Về nợ công và ngân sách: N. Gregory Mankiw, William Scarth (1995) và các tác giả khác nghiên cứu. Nợ công đã khái quát hóa các quan điểm kinh tế học về sự hình thành nợ công. Quan điểm truyền thống về nợ công cho rằng việc Chính phủ vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng tổng cầu tro. Tuy nhiên, chưa có đánh giá thấu đáo về tác động dài hạn của việc vay nợ của chính phủ cũng như chưa đề cập được đến khả năng vay nợ, thời hạn cũng như tác động lâu dài của việc vay nợ lên cán cân thanh toán, lãi suất và xa hơn là sự an toàn nợ. 

Nợ công bền vững

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chung tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.

Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *