Phân tích tài chính Công ty cổ phần Licogi 14

Phân tích tài chính Công ty

Phân tích tài chính Công ty

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————-

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÌNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2015

 

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 5
1.2. Cơ cở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp. 8
1.2.2. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 9
1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 13
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 16
1.2.4.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp 16
1.2.4.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 18
1.3. Các tài liệu và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính 19
1.3.1. Các tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính 19
1.3.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 23
1.3.2.1. Phương pháp so sánh 23
1.3.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố 24
1.3.2.3. Phương phá p dự đoá n 25
1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 26
1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 26
1.4.1.1. Về biến động của tài sản, nguồn vốn 26
1.4.1.2. Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận: 28
1.4.1.3. Về biến động của dòng tiền 29
1.4.2. Các nhóm hệ số tài chính 30
1.4.2.1. Khả năng thanh toán: 31
1.4.2.2. Đòn bẩy tài chính: 33
1.4.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản 36
1.4.2.4. Khả năng sinh lời: 39
1.4.2.5. Hệ số tăng trưởng: 41
1.4.2.6. Phân tích DuPont 42
1.4.2.7. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số Z) 43

CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 46

2.1. Phương pháp nghiên cứu 46
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát 46
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 46
2.1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: 46
2.1.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh 46

2.2. Công cụ thực hiện luận văn 48

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 49

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Licogi 14 49
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 49
3.1.2. Các kết quả đạt được 51
3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 53
3.2. Phân tích thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Licogi 14 57
3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty 57
3.2.1.1. Biến động của tài sản, nguồn vốn 57
3.2.1.2. Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 67
3.2.1.3. Biến động của dòng tiền 70
3.3. Phân tích các nhóm hệ số 71
3.3.1. Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán 71
3.3.2. Nhóm hệ số về đòn bẩy tài chính 76
3.3.3. Nhóm các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 77
3.3.4. Nhóm các hệ số phản ánh khả năng sinh lời 79
3.3.5. Nhóm các hệ số tăng trưởng 83
3.3.6. Phân tích Dupont 84
3.3.7. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số Z) 85
3.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 86
3.4.1. Kết quả đạt được 86
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 88

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 91

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Licogi 14 91
4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 92
4.2.1. Tăng doanh thu 92
4.2.2. Giảm chi phí: 94
4.2.3. Điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 95
4.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, nâng cao trình độ cán bộ 96
4.3. Kiến nghị 98
4.3.1. Về phía Công ty 98
4.3.2. Về phía Nhà nước 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BEP Sức sinh lợi căn bản
2 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
3 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
4 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
5 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
6 TSCĐ Tài sản cố định
7 TSLĐ Tài sản lưu động
8 IGR Tỷ số tăng trưởng nội tại
9 SGR Tỷ số tăng trưởng bền vững

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Các chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 29
2 Bảng 3.1 Biến động tài sản và nguồn vốn (giai đoạn 2012 – 2014) 57
3 Bảng 3.2 Đánh giá biến động tài sản – nguồn vốn (giai đoạn 2012 – 2014) 58
4 Bảng 3.3 Vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi đối tượng được vay vốn 59
5 Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn vốn (giai đoạn 2012 – 2014) 61
6 Bảng 3.5 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn giai đoạn (2012 – 2014) 61
7 Bảng 3.6 Sự biến động của nợ dài hạn 63
8 Bảng 3.7 Sự biến động của nợ ngắn hạn 64
9 Bảng 3.8 Cơ cấu vốn chủ sở hữu 65
10 Bảng 3.9 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) 66
11 Bảng 3.10 Kết quả kinh doanh của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) 67
12 Bảng 3.11 Đánh giá các chỉ tiêu kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2013 68
13 Bảng 3.12 Bảng lưu chuyển tiền tệ qua các năm 71
14 Bảng 3.13 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành 72
15 Bảng 3.14 So sánh hệ số thanh toán hiện hành các doanh nghiệp cùng ngành 73
16 Bảng 3.15 Phân tích khả năng thanh toán nhanh 73
18 Bảng 3.17 Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 75
19 Bảng 3.18 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vồn 76
20 Bảng 3.19 Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 77
21 Bảng 3.20 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi 80
22 Bảng 3.21 So sánh giá trị ROS giữa các doanh nghiệp cùng nghành 81
23 Bảng 3.22 So sánh giá trị ROA giữa các doanh nghiệp cùng nghành 82
24 Bảng 3.23 So sánh giá trị ROE giữa các doanh nghiệp cùng nghành 82
25 Bảng 3.24 Các chỉ tiêu phản ánh hệ số tăng trưởng 83
26 Bảng 3.25 So sánh ROE và hệ số nợ Rd 84
27 Bảng 3.26 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản 86

 

DANH MỤC HÌNH

 

STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1 Sự tăng giảm tài sản, nguồn vốn qua các năm 58
2 Hình 3.2 Cơ cấu tài sản 59
3 Hình 3.3 Cơ cấu nguồn vốn 62
4 Hình 3.4 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) 68
5 Hình 3.5 Khả năng thanh toán hiện hành. 72
6 Hình 3.6 Khả năng thanh toán nhanh 74
7 Hình 3.7 Khả năng thanh toán tức thời 75
8 Hình 3.8 Hiệu quả sử dụng tài sản 78
9 Hình 3.9 Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời 80
10 Hình 3.10 Phân tích biến động ROE và hệ số nợ Rd 85

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ

 

STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Licogi 14 53

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

 

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác, theo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ kinh tế tài chính ngày càng trở nên phong phú và phức tạp.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính nhằm định hướng cho các quyết định, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đúng mức tới việc phân tích tài chính thì họ sẽ có những quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại họ sẽ khó tránh khỏi những quyết định tài chính sai lầm và thất bại. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Công ty cổ phần Licogi 14 là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu dô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc phân tích tình hình tài chính của Công ty đã bước đầu được quan tâm và có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn mang nặng tính hình thức chưa đầy đủ, toàn diện, chưa đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo trong việc quản lý sản xuất kinh doanh và không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế.

Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tình tài chính Tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính Công ty cổ phần Licogi 14” làm đề tài nghiên cứu luận văn. Với mục đích đóng góp một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty, giải quyết những khó khăn hạn chế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin và cho Ban lãnh đạo trong hoạt động quản lý. Kết quả của việc phân tích tình hình tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

 

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận, Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính.
– Làm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra nhưng điểm mạnh cũng như những hạn chế của Công ty.
– Giúp cho doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp.
– Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của doanh nghiệp với các đơn vị cùng ngành để có định hướng phát triển trong tương lai.
– Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 

– Đối tượng nghiên cứu: tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
– Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014.

 

4. Phương pháp nghiên cứu:

 

– Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.
– Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ry cổ phần Licogi 14; Các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; các trang Web.

5. Câu hỏi nghiên cứu:

 

– Công ty chịu tác động từ các yếu tố bất lợi bên ngoài như thế nào?

– Hiệu quả kinh doanh của Công ty như thế nào?

– Các nhà đầu tư có nên đầu tư vào Công ty này hay không?

 

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn:

 

– Luận văn phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 khi sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, các nhóm hệ số tài chính và kết hợp với một số chỉ tiêu khác như mô hình điểm Z, tốc độ tăng trưởng bền vững.
– Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14.

7. Kết cấu của luận văn:

 

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, luận văn được kết cấu thành 4 chương

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần Licogi 14.

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

 

Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan từ đó giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác giả Nguyễn Tấn Bình (2005) đã cho chúng ta thấy phân tích hoạt động doanh nghiệp nói chung ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan. Tác giả đã hệ thống cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu, nội dung cơ bản và công cụ phân tích, cùng một số kiến thức nâng cao về quản trị tài chính cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Tác giả còn cho biết phân tích hoạt động doanh nghiệp thực ra là một lĩnh vực nghiên cứu rộng hơn nhiều, thậm chí có xu hướng phân chia thành các môn học cụ thể và chuyên sâu như: kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài chính, quản trị tài chính…
Tác giả Vũ Duy Hào và Đào Văn Huệ (1998) đã có phần nghiên cứu nội dung phân tích tài chính rất phong phú, bao quát hầu hết những quyết định tài chính mà doanh nghiệp cần xem xét và thực hiện. Cụ thể, đã cho chúng ta biết những vấn đề căn bản về tài chính doanh nghiệp, định giá và quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và chính sách cổ tức, những quyết định khác của tài chính doanh nghiệp. Ngoài việc giới thiệu các khái niệm và lý thuyết về tài chính công ty, tác giả còn làm rõ và nhấn mạnh đến cách thức cũng như khả năng ứng dụng các khái niệm và lý thuyết này như thế nào vào trong thực tế tại Việt Nam.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *