PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

 

PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH

 

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

 

HÀ NỘI – 2011

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7

1.1. Du lịch và vai trò của nó trong phát triển kinh tế – xã hội 7
1.1.1. Du lịch và phát triển du lịch 7
1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế – xã hội 27
1.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số tỉnh ở Việt Nam 32
1.2.1. Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển du lịch 32
1.2.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng trong phát triển du lịch 33
1.2.3. Kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế phát triển du lịch 34

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 38

2.1. Tiềm năng phát triểndu lịch ở tỉnh Ninh Bình 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội 38
2.1.2. Tài nguyên du lịch 47
2.2. Thực trạng phát triểndu lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ 2000 đến 2010 61
2.2.1. Tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 61
2.2.2. Thực trạng về lực lượng kinh doanh và nguồn nhân lực du lịch ở Ninh Bình 66
2.2.3. Đầu tư, xúc tiến du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch 69
2.2.4. Đánh giá chung về phát triểndu lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua 74

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TỚI NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 79

3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triểndu lịch ở tỉnh Ninh Bình 79

3.2. Giải pháp phát triểndu lịch ở Ninh Bình trong thời gian tới 86
3.2.1. Đẩy mạnh việc xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch 86
3.2.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá du lịch và sản phẩm dịch vụ du lịch 89
3.2.3. Đầu tư phát triển du lịch 91
3.2.4. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tăng cường công tác quản lý du lịch 94
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

 

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND: Hội đồng nhân dân
HĐC: Hồ Đồng Chương
CTQG: Chính trị quốc gia
QLNN: Quản lý nhà nước
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XKLĐ: Xuất khẩu lao động

 

MỞ ĐẦU

 

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch quốc tế là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế tiến lên.
ạo bước phát triển mới về du lịch trong 5 năm tới” [8, tr.52]. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tiếp tục quan điểm trên khẳng định: “Coi kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư pháttriển du lịch, phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 350 tỷ đồng (trong tổng số bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là
6.450 tỷ đồng)” [9, tr.66]. Tiếp tục quan điểm Đại hội XIX, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX xác định: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc… xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng” [10, tr.18].
Những năm gần đây du lịch Ninh Bình có những bước phát triển đáng kể; Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư cải thiện, hệ thống cơ sở dịch vụ, cơ sở lưu trú, phương tiện và thiết bị phục vụ du lịch được nâng cao; Đội ngũ lao động trong ngành du lịch ngày càng phát triển. Năm 2010, toàn tỉnh đã đón được 3.375.261 lượt khách du lịch (tăng 38,66% so với năm 2009, đạt 121,3% so với kế hoạch năm) trong đó khách quốc tế là 700.006 lượt, khách nội địa là 2.675.255 lượt với tổng doanh thu đạt 549.908 tỷ đồng, tăng 119,8% so với cùng kỳ năm 2009, nộp ngân sách nhà nước 55 tỷ đồng tăng 117% so với cùng kỳ năm 2009. Với kết quả trên ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao đời

2. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua kinh tế du lịch của Việt Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng ngày càng được chú trọng phát triển. Đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu về du lịch ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu:
1. Về du lịch, kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch nói chung có các công trình:
– Rober Thanguar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
– Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
– Luật Du lịch, năm 2005, của nước CHXHCN Việt Nam.
– Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội.

2. Các công trình nghiên cứu về du lịch, pháttriển du lịch ở các địa phương nước ta:

 

– “Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và phương hướng phát triển” luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hoá, 1997; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
– “Phát triển dulịch ở An Giang” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Bùi Thu Hằng, 1999; Bảo vệ tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội.
– “Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá – thực trạng và giải pháp phát triển” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2005; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
– “Khai thác tiềm năng du lịch Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Huỳnh Vĩnh Lạc, 2005; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
– “Phát triểndu lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh” luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị của Nguyễn Huy Cảnh, 2006; Bảo vệ tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội…

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

* Mục đích:
Nghiên cứu vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và đối với Ninh Bình nói riêng. Đánh giá đúng thực trạng của du lịch ở Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế – xã hội trên địa bàn của tỉnh.
* Nhiệm vụ:
– Phân tích một số lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch, phát triển du lịch.
– Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua.
– Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển dulịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

– Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Ninh Bình. Cụ thể là Sở du lịch Ninh Bình, các tổ chức, các đơn vị kinh doanh du lịch và các khu du lịch ở tỉnh Ninh Bình.

Khoảng thời gian để sưu tầm thu thập số liệu, phân tích đánh giá thực trạng phát triểndu lịch ở tỉnh Ninh Bình là từ 2000 – 2010. Giai đoạn 2011 – 2015 là mốc thời gian để nghiên cứu và đề xuất các phương hướng và giải pháp phát triển dulịch ở tỉnh Ninh Bình.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:
Sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về du lịch và phát triểndu lịch. Đồng thời, kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch để ứng dụng vào phát triểndu lịch ở tỉnh Ninh Bình.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: điều tra, thống kê, phân tích – tổng hợp, quy nạp – diễn dịch, so sánh, tổng kết thực tiễn…

6. Đóng góp của đề tài

Làm rõ hơn tiềm năng và vai trò của phát riển du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình. Đánh giá một cách khách quan về thực trạng phát triểndu lịch ở tỉnh Ninh Bình. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triểndu lịch thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở Ninh Bình.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chính sách thúc đẩy du lịch phát triển trong những năm tới.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và pháttriển du lịch.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triểndu lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua.

Chương 3: Phương hướng và những giải pháp pháttriển du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

 

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

 

1.1. Du lịch và vai trò của nó trong phát triển kinh tế – xã hội

1.1.1. Du lịch và phát triển u lịch
1.1.1.1. Du lịch và dịch vụ du lịch
* Về du lịch:
– Quan niệm về du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế không có khói. Ngày nay, trên phạm vi thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của các nước, và ngày càng trở thành một trong những hoạt động phổ biến của con người. Đối với mỗi quốc gia đặc biệt là với các nước phát triển, du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
Do phạm vi và góc độ nghiên cứu đa dạng và phong phú, nên trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khái niệm du lịch được đề cập dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Cụ thể:

Trên phạm vi thế giới:

Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union of ficial Travel organization) tại Hà Lan 1925 cho đến nay, khái niệm du lịch được quan niệm rất khác nhau:
. Theo Ausher “Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân” [3, tr.6].
. Theo học giả người Thuỵ Sỹ – Kuns lại cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch” [13, tr.13].

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *