Quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội

Quản lý chi phí dự án

Quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI

Hà Nội – 2013

 

MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt…………………………………………………………………………………….… i

Danh mục các bảng, hình…………………………………………………………………………………………. ..…ii

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý chi phí của các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 11
1.1.1. Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 11
1.1.2. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 12
1.1.3. Tiêu chí quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 12
1.1.4. Mục tiêu quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 13
1.2. Nội dung của quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 14
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý chi phí xây dựng tại một số nước trên thế giới 25
1.3.1. Thực tiễn quản lý chi phí xây dựng tại một số nước trên thế giới 25
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với Việt Nam 34

Chương 2: Thực trạng quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.

2.1. Môi trường pháp lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước 38
2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chi phí của dự án xây dựng 38
2.1.2. Một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 41
2.2. Phân tích thực trạng quản lýchi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở Hà Nội trong giai đoạn 2006-2013 43
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của thủ đô Hà Nội 43
2.2.2. hực trạng chung về quản lý chi phí của các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở Hà Nội 45
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi phí  xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở Hà Nội 50
2.3.1. Những kết quả đạt được 50
2.3.2. Những bất cập, nguyên nhân và hạn chế trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Hà Nội 50

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.

3.1. Tình hình về đầu tư xây dựng của Hà Nội trong những năm tới 56
3.1.1. Quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội 56
3.1.2. Nhu cầu về xây dựng trong những năm tới 58
3.1.3. Định hướng, mục tiêu đầu tư xây dựng 58
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí của các dự án

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và quá trình quản lý thực hiện các công tác quản lý ………………. 59
3.2.2. Đổi mới cơ chế kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng công trình 60
3.2.3. Nâng cao chất lượng quản lý công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng 63
3.2.4. Nâng cao quản lý chất lượng công tác đấu thầu 66
3.2.5. Đổi mới công tác quản lý khâu thanh, quyết toán công trình 68
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

1. Viết tắt tiếng Việt

Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
2 HĐND Hội đồng nhân dân
3 NSĐP Ngân sách địa phương
4 NSNN Ngân sách Nhà nước
5 NSTƯ Ngân sách Trung ương
6 UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Stt Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang
1 Hình 1.1 Các dữ liệu chủ yếu hình thành quản lý chi phí đầu tư xây dựng 14
2 Hình 1.2 Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư 16

 

LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Trên thực tế việc lãng phí, thất thoát vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng công trình là rất lớn. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quyết định. Hai yếu tố: chất lượng công trình và thời gian xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố chi phí đầu tư xây dựng. Quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng công trình không chặt chẽ. Ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình, có tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Giảm thất thoát, lãng phí chi phí đầu tư xây dựng công trình tức là tăng nguồn vốn. 

2. Tình hình nghiên cứu

International construction cost report, “International construction costs: A changing world economy”. Paul Moore – Mathew Riley – Tim Robinson – Nick Smith, EC Harris research, 2012. Các tác giả đề cập việc xây dựng trên thế giới nên tập trung vào bệnh viện, trường học. Tuy nhiên, một số nơi chưa coi trọng  công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tất cả đều ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng. Paul Martin, Concepts and Practies of Model – based Quantity Takeoff and Estimating. Tác giả đề cập cách tiếp cận mới trong quản lý dự án xây dựng tại Bắc Mỹ, bao gồm: triển khai dự án theo phương thức tích hợp (Integrated Project Delivery – IPD).

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình. phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí của các dự án xây dựng sử dụng ngân sách Nhà nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý chiphí các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
– Nghiên cứu thực trạng quản lý chi phí xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chiphí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý chi phícác dự án xây dựng lớn sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước ở Hà Nội trong các giai đoạn của dự án xây dựng: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
– Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội trong giai đoạn 2006 -2013.
– Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu một số trường hợp điển hình sau:

5. Phương pháp nghiên cứu

– Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng theo các văn bản quy phạm hiện hành để xem xét đối tượng nghiên cứu là quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
– Phương pháp phân tích tổng hợp được áp dụng nhằm làm rõ những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý chi phí.
– Phương pháp so sánh được áp dụng nhằm so sánh, đối chiếu thực trạng công tác quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu (2006-2013).

6. Những đóng góp của luận văn

– Làm rõ thực trạng quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí của các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý chi phícủa các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phícác dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội.

 

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý chi phí của các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

1.1.1. Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là quản lý toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới. Quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: quản lý tổng mức đầu tư; quản lý dự toán công trình. Quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quản lý kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình [28, tr.183].  Mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình của dự án thì chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình xuất hiện ở mỗi thành phần và tên gọi khác nhau tùy thuộc vào chức năng của nó.

1.1.2. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chi phí phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình. Quản lý chi phí chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế thị trường như quy luật giá trị trong hoạt động xây dựng. Quản lý chi phí phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường; Quản lý chi phí theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

Quản lý chi phí dự án

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.

Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *