ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt…………..……………………………………. i
Danh mục các bảng………………………………………………………. iii
Danh mục các hình………………………………………………………. iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN FDI CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE 9
1.1. Khái niệm về đầu tư quốc tế 9
1.2. Lý thuyết chiết trung 10
1.3. Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu 12
1.4. Lý thuyết về lợi ích đầu tư nước ngoài 14
1.5. Các mô hình phân tích môi trường đầu tư bên ngoài và bên trong15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂNĐỘI VIETTEL TẠIMOZAMBIQUE GIAIĐOẠN2011–2013 20
2.1 Tổng quan chung và thực trạng thị trường viễn thông Mozambique 20
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 20
2.1.2 Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội 21
2.1.3 Một số quy định cơ bản về pháp luật của Mozambique liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài và ngành viễn thông 22
2.2 Thực trạng thị trường viễn thông Mozambique 25
2.2.1 Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông 25
2.2.2 Quy mô khách hàng 26
2.2.3 Tốc độ tăng trưởng chung của ngành viễn thông 27
2.2.4 Thị trường Internet có dây và băng rộng 29
2.2.5 ức tiêu dùng cho các dịch vụ viễn thông của người dân 31
2.2.6 rpu của dịch vụ di động 32
2.2.7 Giá cả thiết bị đầu cuối 34
2.3 Tóm tắt quá trình thâm nhập thị trường Mozambique của Viettel và sự ra đời của Công ty Liên doanh Movitel 35
2.3.1 Quá trình thâm nhập, xúc tiến đầu tư 35
2.3.2 Sự ra đời của Liên doanh Movitel 35
2.4 Phân tích mô hình Five Forces và SWOT đối với Công ty Movitel36
2.4.1. Phân tích mô hình Five Forces (môi trường ngành) đối với Công ty Movitel 36
2.4.2. Phân tích SWOT đối với Công ty Movitel 42
2.5 Đánh giá quá trình triển khai dự án viễn thông của Viettel tại Mozambique (giai đoạn từ 2011 – 2013) 48
2.5.1 Thuận lợi 48
2.5.2 Khó khăn 49
2.5.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Movitel (giai đoạn từ 2011 – 2013) 51
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE GIAI ĐOẠN 2014 – 2020 64
3.1. Một số dự báo chủ yếu về thị trường viễn thông tại Mozambique trong thời gian từ 2014 – 2020 64
3.1.1 Tiềm năng thị trường 64
3.1.2 Mật độ thâm nhập di động và số lượng thuê bao 65
3.1.3 Về ARPU dịch vụ di động 67
3.1.4 Thị trường băng rộng (có dây và không dây) 68
3.1.5 Sự ra đời của các dịch vụ mới ngoài viễn thông 70
3.2. Một số mục tiêu chủ yếu về kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn 2014 – 2020 71
3.2.1 Mục tiêu về hạ tầng mạng lưới 72
3.2.2 Mục tiêu về kinh doanh 72
3.3. Đề xuất chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique trong thời gian tới 73
3.4. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Viettel trong quá trình thực hiện dự án FDI tại Mozambique giai đoạn từ 2011 – 2013 76
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ARPU Doanh thu trung bình trên một thuê bao/tháng
2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3 BOT Hợp đồng xây dựng – khai thác – chuyển giao
4 BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – khai thác
5 BT Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
6 BTS Trạm thu phát sóng (thuật ngữ viễn thông)
7 BSC Bộ điều khiển trạm gốc (thuật ngữ viễn thông)
8 CBCNV Cán bộ, công nhân viên
9 CNTT Công nghệ thông tin
10 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
11 ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 ĐTQT Đầu tư quốc tế
DWDM Công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao (thuật ngữ viễn thông)
14 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTTH Dịch vụ viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang đến tận nhà (thuật ngữ viễn thông)
16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
17 HLR Bộ định vị thường trú (thuật ngữ viễn thông)
18 HTML Hạ tầng mạng lưới
19 INCM Viện nghiên cứu viễn thông quốc gia Mozambique
20 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
21 ITU Liên minh viễn thông quốc tế
22 KPMG Công ty kiểm toán của Hà Lan
23 KPI Chỉ số đánh giá hoạt động chính
24 KTĐN Kinh tế đối ngoại
25 KTQT Kinh tế quốc tế
26 KTTG Kinh tế thế giới
27 KDQT Kinh doanh quốc tế
28 KHCN Khoa học công nghệ
29 M&A Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập
30 MSC Trung tâm chuyển mạch di động (thuật ngữ viễn thông)
31 N/A (số liệu) chưa hoặc không được tính toán
32 ODA Viện trợ phát triển chính thức
OTT Ứng dụng liên lạc di động hoạt động trên nền băng thông rộng (thuật ngữ viễn thông)
34 ROS Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần
35 SDH Hệ thống phân cấp số đồng bộ (thuật ngữ viễn thông)
36 SXKD Sản xuất kinh doanh
37 TNCs Các công ty xuyên quốc gia
38 UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc
39 VAS Dịch vụ giá trị gia tăng
40 WTO Tổ chức thương mại quốc tế
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Số hiệu Tên Bảng Trang
1 Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát của Mozambique từ 2009 – 2013 22
2 Bảng 2.2 Dân số và tỉ lệ người có khả năng sử dụng di động tại Mozambique từ 2009 – 2013 27
3 Bảng 2.3 Thuê bao và mật độ thâm nhập băng rộng tại Mozambique từ 2009 – 2013 31
4 Bảng 2.4 Tỉ lệ vùng phủ mạng 2G, 3G và cáp quang của Movitel từ 2011 – 2013 51
5 Bảng 2.5 Quy mô hạ tầng mạng lưới của Movitel so với các đối thủ đến hết năm 2013 52
6 Bảng 2.6 Hiện trạng dung lượng mạng lõi 2G và 3G của Movitel 55
7 Bảng 2.7 So sánh chất lượng tham số chính mạng lõi của Movitel so với Mcel 55
8 Bảng 2.8 So sánh hệ thống kênh phân phối của Movitel so với các đối thủ 58
9 Bảng 2.9 Thống kê một số gói cước dịch vụ 2G, 3G cơ bản của Movitel 58
10 Bảng 2.10 Thị phần di động của các công ty viễn thông tại Mozambique 60
11 Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả kinh doanh chủ yếu của Movitel đạt được năm 2013 61
12 Bảng 3.1 Một số dự báo về tình hình kinh tế và dân số Mozambique từ 2014 – 2020 65
13 Bảng 3.2 Tổng thuê bao di động dự kiến của Mozambique từ năm 2014 – 2020 67
14 Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Movitel từ 2014 – 2020 71
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Số hiệu Tên hình Trang
1 Hình 2.1 Thuê bao di động tại Mozambique từ 2009 – 2013 28
Hình 2.2 Mật độ thâm nhập di động tại Mozambique và khu vực Châu Phi từ 2009 – 2013
Hình 2.3 Mật độ thâm nhập Internet/dân số tại Mozambique từ 2009 -2013
Hình 2.4 Tỉ lệ tiêu dùng cho viễn thông/GDP tại Mozambique từ 2009 – 2013
Hình 2.5 Arpu dịch vụ di động tại Mozambique từ 2009 – 2013
Hình 3.1 Dự báo mật độ thâm nhập di động tại Mozambique từ 2014 – 2020
Hình 3.2 Dự báo Arpu di động tại Mozambique từ 2014 – 2020
Hình 3.3 Dự báo mật độ thâm nhập băng rộng tại Mozambique từ 2014 – 2020
69
9
Hình 3.4 Dự báo mật độ thâm nhập Internet/dân số tại Mozambique từ 2014 – 2020
U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới (KTTG), tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng được mở rộng, phát triển hết sức phong phú, đa dạng dưới nhiều hình thức.
Hòa chung với xu thế đó thì Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một trong những đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngay từ năm 2003, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã xác định chiến lược đầu tư ra nước ngoài là tất yếu khách quan và trở thành 1 trong 3 trụ chính hình thành nên một Tập đoàn viễn thông –công nghệ thông tin hùng mạnh của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong thời gian không xa sắp tới. Bởi vì, khi nhìn vào dòng chảy chính của ngành viễn thông hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập. Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số. Do đó, sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần biến mất vì không còn thị phần, không còn thuê bao.[5] Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng và phát triển như trong thời gian vừa qua tại thị trường Việt Nam. Nếu Viettel không lớn mạnh, không có một lượng thuê bao lớn thì sẽ nằm trong số 600 nhà mạng đó.
Tính đến nay, Viettel đã khai trương dịch vụ viễn thông tại năm quốc gia là Campuchia (tháng 2/2009), Lào (tháng 10/ 2010), Haiti (tháng 9/2011), Mozambique (tháng 5/2012), Đông Timor (tháng 7/2013). Dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục khai trương dịch vụ tại hai quốc gia là Peru (dự kiến tháng 4/2014) và Cameroon (dự kiến tháng 5/2014). Hiện nay, thương hiệu Viettel tại Campuchia (Metfone) và Lào (Unitel) đang vững vàng ở vị trí số 1 về cả hạ tầng mạng lưới cũng như thị phần kinh doanh so với các đối thủ. Những kết quả bước đầu đó đã phần nào khẳng định được sự đúng đắn cũng như niềm tin về thành công trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Viettel. Tuy nhiên, những thành công đã đạt được tại Campuchia và Lào mới chỉ là bước khởi đầu trên chặng đường rất dài phía trước mà Viettel còn phải thực hiện. Bởi vì, Viettel có rất nhiều lợi thế mang tính nền tảng sẵn có tại hai thị trường này nên chưa phản ánh được đúng năng lực nội tại của bản thân mình. Việc đầu tư vươn ra các thị trường xa xôi, khó khăn, phức tạp như Châu Mỹ La tinh và Châu Phi… sẽ là liều thuốc thử thực sự đối với năng lực cạnh tranh cũng như sự thành công trong chiến lược đầu tư quốc tế của Viettel. Đặt mình trong thách thức để tìm ra cơ hội chính là chìa khóa cho sự thành công của Viettel trong thời gian qua. Trong đó, Viettel xác định thị trường Châu Phi là khu vực đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ viễn thông, mở rộng thị trường của mình trong tương lai. Minh chứng cho quyết tâm và chiến lược đó là việc quyết định đầu tư vào thị trường Mozambique. Ngày 6/11/2010, Viettel đã chính thức thắng gói thầu triển khai kinh doanh dịch vụ di động tại thị trường Mozambique với tổng giá trị đầu tư của dự án là 493,790,000 USD, thời gian của dự án là 50 năm.
Tại sao phải nghiên cứu đầu tư quốc tế và kinh doanh quốc tế của Viettel tại thị trường Mozambique? Việc nghiên cứu này có ý nghĩa như thế nào đối với Viettel nói riêng và các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung? Viettel cần những chiến lược gì để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường Mozambique trong thời gian tới? Viettel coi việc thành công tại thị trường Mozambique có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nếu thành công tại thị trường này sẽ là bàn đạp và nền tảng để thâm nhập vào các nước khác thuộc khu vực Châu Phi. Qua đó, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel trên thị trường viễn thông thế giới nói chung.
Vì vậy, đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Châu Phi trong thời gian tới nói chung cũng như góp phần vào sự thành công trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài, mở rộng thị trường của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói riêng, qua đó làm rõ các câu hỏi và vấn đề đã nêu ra ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động đầu tư quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ cao là một điều không còn xa lạ đối với thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, có tiềm lực về vốn và công nghệ cao nhưng lại là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Cho đến nay, có một số tài liệu, công trình nghiên cứu và bài viết về đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông đã được công bố như:
Giáo trình “Quản trị, kinh doanh doanh nghiệp viễn thông”, 2006, GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong, NXB Bưu điện. Giáo trình này đã giới thiệu một cách khái quát những vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh cũng như cách thức xây dựng kế hoạch kinh doanh trong ngành viễn thông nói chung. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu mang tính tổng quát về quản trị, kinh doanh viễn thông nhưng chưa đề cập đến vấn đề đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông.
Đề tài: “Hội nhập WTO, những tác động đến ngành Bưu chính viễn thông và CNTT Việt Nam”, 2007, Hà Văn Hội, NXB Bưu điện. Đề tài này đã khái quát và làm rõ những vấn đề có liên quan mà các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, CNTT nói riêng và ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam nói chung sẽ phải đối mặt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới; trong đó bao gồm cả những tiềm năng cơ hội và những thách thức mà ngành này sẽ gặp phải; từ đó đề ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập vào WTO. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ đề cập đến những khía cạnh mới mà ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam gặp phải tại sân chơi trong nước trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO mà chưa đi sâu vào phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Các công trình: “Telecommunications and Development in Africa”, 2007, Bethuel A. Kiplagat, Marcel C. M. Werner, IOS Press Publication, Netherlands và “Telecommunications in Africa”, (1999), Eli M. Noam, Oxford University Press. Các công trình nghiên cứu này đều nêu ra những vấn đề tổng quan cũng như các đánh giá bổ ích về tình hình phát triển của ngành viễn thông tại Châu Phi. Các tác giả đã tập trung đi sâu vào phân tích những tiềm năng, cơ hội cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành viễn thông tại các nước Châu Phi. Qua đó, đã dự báo được bức tranh trong tương lai về sự phát triển của dịch vụ viễn thông tại khu vực này. Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tập trung vào việc phân tích những nhân tố vĩ mô (chính sách, sự bùng nổ dân số, xu thế thay đổi công nghệ….)ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông của Châu Phi mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể việc một doanh nghiệp nước ngoài cần phải đầu tư và hoạt động như thế nào tại khu vực này.
Công trình: “Managing projects in Telecommunication services”, 2006, Mostafa H. Sherif, John Wiley & Sons Inc. Publication, USA, 2006. Qua công trình này, tác giả đã tập trung vào phân tích sâu những phạm trù liên quan đến việc tổ chức quản lý và triển khai một dự án viễn thông nói chung mà chưa đi sâu vào việc phân tích và đưa ra các giải pháp về chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với ngành này.
Công trình: “Foreign Direct Investment in Afica – Some case studies”, 2002, Anupan Basu and Krishna Srininasan, International Monetary Fund. Đây là một công trình nghiên cứu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Châu Phi. Các tác giả đã tập trung vào tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ một số những chính sách mới về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi (Uganda, Lesotho, Zimbabwe, Malawi, Mozambique…), từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà đầu tư về tiềm năng cũng như những rủi ro gặp phải trong quá trình tham gia đầu tư vào thị trường này. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến đặc thù đầu tư trực tiếp vào ngành viễn thông tại các quốc gia trong khu vực lại chưa được đề cập sâu đến.
Luận văn Thạc sỹ: “Đề xuất chiến lược marketing hỗn hợp của Viettel cho thị trường Haiti”, 2010, Nguyễn Phương Thảo, ĐHKT – ĐHQGHN. Nhìn chung, luận văn trên đã đi sâu vào phân tích những vấn đề liên quan đến việc triển khai chiến lược marketing của Viettel tại thị trường Haiti. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và khuyến nghị để phát huy hiệu quả chiến lược marketing, phục vụ cho công tác bán hàng tại thị trường này. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung vào phân tích khía cạnh marketing trong hoạt động kinh doanh mà chưa đi sâu vào phân tích các vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế cũng như là xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh tổng thể cho một Công ty trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình cụ thể nghiên cứu, phân tích sâu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của một doanh nghiệp viễn thông tại khu vực Châu Phi nói chung và tại quốc gia Mozambique nói riêng. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique” – một thị trường hoàn toàn mới mẻ đối với Viettel.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn
– Trên cơ sở một số lý thuyết, mô hình về đầu tư quốc tế và kinh doanh quốc tế; đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Viettel tại thị trường Mozambique cũng như đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp của Viettel tại Mozambique trong thời gian vừa qua.
– Đánh giá, dự báo tiềm năng về cơ hội kinh doanh dịch vụ viễn thông tại thị trường Mozambique trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất một số mục tiêu, chiến lược kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của Viettel tại Mozambique trong giai đoạn từ 2014 đến 2020.
– Qua những thành công cũng như thất bại của Viettel sau gần 03 năm kể từ khi thực hiện dự án đầu tư FDI tại Mozambique; đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu; làm cơ sở cho việc xây dựng cẩm nang về đầu tư, kinh doanh tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi về sau của Viettel.
Nhằm đạt được các mục đích nêu trên; luận văn phải giải quyết được các nhiệm vụ sau
– Phân tích, đánh giá ngành viễn thông tại thị trường Mozambique và các đối thủ cạnh tranh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại thị trường này.
– Đánh giá điểm mạnh, yếu, thuận lợi và khó khăn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel tại thị trường Mozambique từ năm 2011
– 2013.
– Phân tích, dự báo xu thế và tiềm năng kinh doanh viễn thông tại Mozambique trong giai đoạn từ 2014 – 2020. Qua đó, đề xuất một số mục tiêu và chiến lược về kinh doanh Viettel cần thực hiện trong gian đoạn này.
– Dựa trên những thành công và thất bại của Viettel trong quá trình đầu tư dự án FDI tại Mozambique; tìm ra nguyên nhân và khái quát thành các bài học kinh nghiệm để làm cẩm nang cho việc đầu tư, kinh doanh tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi về sau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư trực tiếp của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique.
Phạm vi nghiên cứu
– Thời gian: Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp giai đoạn từ năm 2011 – 2013 cũng như các cơ hội và đề xuất một số chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn từ năm 2014 – 2020.
– Không gian: Do lĩnh vực đầu tư viễn thông rất rộng; ở đây luận văn chỉ tập trung vào việc làm rõ những vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại Mozambique.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau đây: Phương pháp tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử, phương pháp thu thập và phân tích thông tin,phương pháp diễn dịch và quy nạp. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, thống kê, phân tích SWOT, phân tích mô hình 5 lực cạnh tranh Five Force…
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở khoa học để nhận thức đầy đủ hơn về câu hỏi tại sao một doanh nghiệp lại phải tham gia vào quá trình đầu tư ra nước ngoài, kèm theo đó là những vấn đề doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi tham gia vào quá trình kinh doanh quốc tế trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, vận dụng để phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư, kinh doanh của Viettel tại Mozambique và dự báo về các cơ hội, tiềm năng kinh doanh viễn thông của Viettel tại thị trường này; đề xuất một số mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn từ 2014 – 2020.
Tổng kết ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư FDI của Viettel tại Mozambique để làm cơ sở lý luận cho việc triển khai tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi tiếp theo (Tanzania, Burundi, Burkinafaso, Angola, Cameroon….).
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quá trình đầu tư dự án FDI của Viettel tại Mozambique.
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique (giai đoạn từ 2011 – 2013).
CHƯƠNG 3: Đề xuất mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique (giai đoạn từ 2014 – 2020).
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN FDI CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE
1.1. Khái niệm về đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia. [8]
Vốn đầu tư quốc tế gồm có hai dòng chính: Đầu tư của tư nhân (doanh nghiệp) và hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế (ODA). Đầu tư của tư nhân (doanh nghiệp) được thực hiện dưới ba hình thức:
– Đầu tư trực tiếp nước ngoài
– Đầu tư gián tiếp
– Tín dụng thương mại
Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do khả năng và nhu cầu tích lũy vốn của các quốc gia khác nhau là khác nhau, do việc các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới hoặc địa điểm sản xuất với chi phí thấp hơn, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác.
Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực nhưng cũng bao gồm cả những tác động tiêu cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư. Tác động theo chiều hướng nào phụ thuộc nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trước hết là phụ thuộc vào trình độ tổ chức, quản lý của công ty đi đầu tư và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những hình thức của đầu tư quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng đó. Phương diện quản lý là điều kiện để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các công cụ tài chính khác.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: