Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường đất đai ở Việt Nam
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường đất đai ở Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
*****
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Mở đầu 1 – 5
Phần 2: Nội dung 6 – 94
Chương 1: Thị trường đất đai – Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm ở các nước trên tế giới
1.1. Thị trường đất đai. 6 – 20
1.1.1. Quyền sở hữu đất đai 6 – 14
1.1.2. Thị trường đất đai và vai trò của thị trường đất đai trong nền kinh tế
1.2 . Quá trình chuyển đất đai thành hàng hoá 20 – 30
1.2. 1. Sự thay đổi trạng thái sử dụng đất khi đất đai trở thành hàng hoá.
1.2.2. Cơ sở khách quan của sự chuyển đất đai thành hàng hoá 22 – 27
1.2.3. Vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển đất đai thành hàng hoá
27 – 30
1.3. Kinh nghiệm ở một số nước. 31 – 37
1.3.1. Cải cách ruộng đất ở Anh. 31 – 33
1.3.2 Cải cách đất đai ở Trung Quốc 33 – 35
2.3.3. Thị trường BĐS ở Cộng hoà Liên bang Đức – Kinh nghiệm rút ra.
Chương 2. Thị trường đất đai ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề đặt ra.
2.1. Khái quát quá trình chuyển đất đai thành hàng hoá ở Việt Nam. 40 – 50
2.1.1. Giai đoạn trước 1980 40 – 41
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1980 – 1993. 41 – 45
2.1.3. Giai đoạn 1993 đến nay. 45 – 50
2.2. Thực trạng thị trường đất đai ở Việt Nam 50 – 69
2.2.1. Thực trạng thị trường sơ cấp. 50 – 62
2.2.1.1. Khái quát chung về thị trường sơ cấp 50 – 54
2.2.1.2. Thực trạng giao đất, cho thuê, thu hồi đất. 54 – 58
2.2.1.3. Xác lập quyền sử dụng đất. 58 – 62
2.2.2. Thực trạng thị trường thứ cấp 62 – 69
2.2.2.1. Khái quát về thị trường thứ cấp. 62 – 63
2.2.2.2. Thực trạng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng đất đai…
2.3. Đánh giá tổng quát 70 – 74
2.3.1. Về lý luận 70 – 70
2.3.2. Về thực trạng thị trường 70 – 74
Chương 3. Một số giải pháp để hình thành và phát triển thị trường đất đai ở Việt Nam.
3.1. Mục tiêu và nguyên tắc …. 75 – 81
3.1.1. Mục tiêu và định hướng cơ bản…… 75 – 79
3.1.2. Những nguyên tắc chung… 79 – 81
3.2. Những bất cập và giải pháp khắc phục. 81 – 94
3.2.1. Nâng cao nhận thức về thị trường đất đai. 81 – 83
3.2.2. Xác lập hàng hoá cho thị trường 84 – 88
3.2.3. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về đất đai, giao dịch đất đai
3.2.4. Thực hiện nhanh và có hiệu quả công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
89 – 90
90 – 92
3.2.5. Áp dụng cơ chế một giá đối với giao dịch về đất đai 92 – 93
3.2.6. Phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức môi giới , tư vấn , dịch vụ mua – bán đất đai
93 – 94
Phần 3. Kết luận 95 – 96
Danh mục tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai nói riêng, bất động sản nói chung, với tư cách vật chất thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người, được mua bán và trở thành hàng hoá, từng bước từ thấp đến cao, từ cá biệt trở thành phổ biến. Thị trường đất đai, thị trường bất động sản cũng từ đó, được hình thành, phát triển và trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường, kể cả thị trường định hướng XHCN như ở nước ta. Đảng và Chính phủ đã và đang cố gắng từng bước khắc phục tình trạng thiếu vắng, thiếu đồng bộ của các loại thị trường trong nền kinh tế. Hình thành và phát triển thị trường BĐS, bao gồm cả QSD đất theo quy định của pháp luật “.
2. Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay, ở các nước kinh tế phát triển, đặc biệt ở các nước phương Tây, thị trường bất động sản đã và đang phát triển rất sôi động. Đây thực sự là một thị trường nhạy cảm, có vai trò cực kỳ quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển và là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thị trường bất động sản đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế, pháp lý. trong đó hội nghị đặc biệt dành sự quan tâm đến việc nghiên cứu sự phát triển thị trường BĐS, ở các nước có nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi. Đây là những tài liệu tham khảo quý báu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về thị trườngđất đai.
Nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, do tính chất thiết yếu và thời sự của vấn đề hình thành, phát triển thị trường bất động sản. Ở những phạm vi và mức độ khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu, trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến thị trường đất đai, thị trường BĐS như: Đề tài nghiên cứu ” Thị trường BĐS Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2005 ” do Sở Địa chính – nhà đất, Trường Đại học kinh tế TPHCM, Viện kinh tế TPHCM; Văn phòng Kiến trúc sư trưởng, Tổng công ty địa ốc Sài gòn nghiên cứu; Hội thảo về pháp luật đất đai và thị trường BĐS do khoa luật Đại học Quốc gia tổ chức;
3. Mục đích của đề tài.
Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thị trường đất đai; Tìm hiểu thực trạng và xu hướng hình thành. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường này ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Thị trường đất đai nói riêng, thị trường bất động sản nói chung là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường. Chúng có quan hệ mật thiết đến thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường vốn… Khảo sát thực trạng của thị trường đất đai ở Việt Nam giai đoạn trước và sau đổi mới cho đến nay, giải pháp hình thành và phát triển.
5. Dự kiến đóng góp mới của luận văn.
– Góp phần làm rõ những vấn đề có tính lý luận về thị trường đấtđai nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng.
– Góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống thị trường, trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Chương I: Thị trường đất đai – Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm ở các nước nước trên thế giới
Chương II: Thị trường đất đai ở Việt Nam hiện nay – những vấn đề đặt ra.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường đấtđai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 1: Thị trường đất đai – Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới.
1.1 Thị trường đất đai
1.1.1 Quyền sở hữu đất đai.
Con người và xã hội muốn tồn tại thì trước hết phải chiếm hữu tự nhiên, đặc biệt là đất đai. Có thể nói: Chiếm hữu đất đai là điều kiện khởi đầu của sở hữu ruộng đất. Nó là quan hệ xã hội, phát sinh từ việc chiếm hữu đất đai trong xã hội. Về bản chất, đó là quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu đất đai. Theo đó, chủ sở hữu đất đai có ba quyền năng cơ bản là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với đất đai. Như chúng ta đã biết, Quyền sở hữu đất đai trước hết được hiểu là một phạm trù pháp lý. Tuy nhiên, với tư cách là một phạm trù pháp lý, nó chưa thể mang lại gì cho lợi ích của chủ sở hữu đất đai. Nguồn lợi mà các chủ sở hữu đất đai chỉ có.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com