TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——————–
HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội – 2019
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀHẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5
1.2. Cơ sở lý luận chung 10
1.2.1 Hoạt động tín dụng của NHTM 10
1.2.2 Rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 13
1.3. Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II của ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Khái niệm, tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel II 19
1.3.2 Quy trình hạn chế rủi ro tín dụng theo Basel II 25
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại34
1.3.4 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng theo Basel II của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước 41
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 43
2.1 Quy trình nghiên cứu 43
2.2 Phương pháp nghiên cứu 44
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2018 46
3.1: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 46
3.1.1: Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 46
3.1.2. Cơ cấu tổ chức 47
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2018 49
3.2.2 Các nội dung và quy trình hạn chế rủi ro tín dụng của VIB tại Hội sở 58
3.3 Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro của VIB theo Basel II 71
3.3.1 1: Kết quả đạt được 71
3.3.2 : Những hạn chế 74
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾVIỆT NAM 78
4.1. Định hướng áp dụng Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 78
4.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung 78
4.1.2 Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II 79
4.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 79
4.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh 79
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng theo Basel 2 80
4.2.3. Đầu tư công nghệ, đồng bộ hóa chính sách và hệ thống 81
4.2.4. Hoàn thiện Khung quản trị rủi ro tín dụng. 82
4.2.5. Tái thiết kế quy trình tín dụng. 83
4.2.6. Đào tạo, truyền thông, có chế độ đãi ngộ phù hợp, tạo động lực 84
4.2.7 Tăng cường giám sát khách hàng và TSBĐ 85
4.3 Kiến nghị 85
4.3.1 Đối với các bộ, ngành 85
4.3.2 Đối với Chính phủ 86
4.3.3. Kiến nghị với Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Ý nghĩa
1 BKS Ban kiểm soát
2 CBTD Cán bộ tín dụng
3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
4 DPRR Dự phòng rủi ro
5 GTCG Giấy tờ có giá
6 HĐCĐ Hội đồng cổ đông
7 HĐTV Hội đồng thành viên
8 KH Khách hàng
9 NH Ngân hàng
10 NHNN Ngân hàng Nhà nước
11 NHTM Ngân hàng thương mại
12 QTRR Quản trị rủi ro
13 RRTD Rủi ro tín dụng
14 SXKD Sản xuất kinh doanh
15 TCTD Tổ chức tín dụng
16 TMCP Thương mại cổ phần
17 TSĐB Tài sản đảm bảo
18 VCSH Vốn chủ sở hữu
19 XHTD Xếp hạng tín dụng
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1
Bảng 3.1 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn và ngành kinh tế của VIB từ 2015 – 2018
53
2 Bảng 3.2 Kết quả phân loại nợ của VIB từ 2015 – 2018 66
3 Bảng 3.3 Đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu khi triển khai giai đoạn 1 của Basel II 68
DANH MỤC HÌNH
TT Hình Nội dung Trang
1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn 41
2 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của VIB 46
Hình 3.2 Tình hình tổng tài sản của VIB từ 2015 – 2018 48
3 Hình 3.3 Tình hình tổng dư nợ của VIB từ 2015 – 2018 49
4 Hình 3.4 Tình hình tổng dư nợ của VIB từ 2015 – 2018 50
5 Hình 3.5 Tình hình tổng doanh thu của VIB từ 2015 – 2018 50
6 Hình 3.6 Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng của VIB từ 2015 – 2018 52
7 Hình 3.7 Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VIB theo quyết định 386/QĐ/2016/HĐQT VIB 54
8 Hình 3.8 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu và nợ có vấn đề của VIB từ năm 2015 – 2018 67
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nền kinh tế tại Việt Nam nói riêngvà trên thế giới nói chung, hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của các ngân hàng thương mại cổ phần, là một trong những nguồn thu mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng, tuy nhiên đồng nghĩa với việc rủi ro đi kèm cũng rất lớn.Hạn chế rủi ro tín dụng (RRTD) được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.
Một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống bởi lẽ, rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề rủi ro lớn nhất mà tất cả các ngân hàng thương mại phải đương đầu và thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.
Hiệp ước Basel II là chuẩn mực quốc tế mà hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng đến từng bước áp dụng, nhằm tăng cường an toàn và hiệu quả hoạt động.
Việt Nam chưa phải là thành viên của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, do đó không bị ràng buộc bởi thời hạn phải tuân thủ các Hiệp ước Basel. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản luật và quy định theo định hướng Basel II. Đặc biệt, nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã xác định lộ trình triển khai tuân thủ Basel II. Theo đó, kể từ tháng 2/2016,
10 ngân hàng gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II cho đến cuối năm 2018. Sau giai đoạn này, Basel II sẽ được áp dụng rộng rãi tại các ngân hàng thương mại còn lại.
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) quốc tế Việt Nam (viết tắt là VIB) cùng với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng TMCP đầu tiên trong danh sách 10 ngân hàng tham gia thí điểm thực hiện thành công, sớm hơn 1 năm so với ngày hiệu lực của Thông tư 41/2016/TT-NHNN. VIB đã triển khai giai đoạn 1 trong đầu năm 2019. Kết thúc giai đoạn này, VIB đã thu được nhiều thành công. Văn hóa, chiến lược, khung quản trị rủi ro tín dụng được chú trọng xây dựng bài bản. Mô hình kinh doanh của VIB được tách bạch rõ ràng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống công nghệ được đầu tư,…. Tuy nhiên, quản trị RRTD tại VIB vẫn không phải không có những hạn chế. Điển hình như mô hình hoạt động kinh doanh được tách biệt độc lập với khâu thẩm định vận hành tuy nhiên chưa được triệt để. Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập dẫn đến ra quyết định cấp tín dụng bị sai lệch hoặc phân loại nợ không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng. Quy trình tín dụng được cải tiến liên tục tuy nhiên chưa tiệm cận thông lệ quốc tế,…. Điều này đặt ra những thách thức cho VIB trong quá trình triển khai giai đoan 2 của Basel II (2019 – 2021).
Chính vì thế việc áp dụng chuẩn mực Basel II để phân tích hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế là một đề tài mới mẻ mà học viên muốn được nghiên và lựa chọn là đề tài bảo vệ luận văn kỳ học này.
Hiện nay, vấn đề quản trị rủi ro luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu tại ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB), với số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tương đối lớn và luôn mở rộng tăng trưởng qua các năm, ngân hàng cần có một cơ chế quản trị rủi ro tại hội sở để điều hành, quản lý các phòng giao dịch, chi nhánh trực thuộc tuân thủ, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, một vấn đề luôn tồn đọng và nhức nhối của các ngân hàng.
Là một nhân viên của ngân hàng và cũng từng nhiều năm công tác trong vị trí quản trị rủi ro, cụ thể là rủi ro tín dụng thuộc khối Quản trị rủi ro của Ngân hàng, tôi cũng nhận biêt được tầm quan trọng của yếu tố này cũng như những bất cập của công tác quản trị rủi ro hiện tại. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
(VIB)” để có thể đóng góp một phần giá trị nghiên cứu vào ứng dụng thực tế cho ngân hàng.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hạn chế rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2015-2018 như thế nào?
Giải pháp giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng một cách tốt nhất, khắc phục những hạn chế hiện tại dựa trên những chuẩn mực mà Basell II đã đưa ra?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 : Mục tiêu chung: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
3.2 : Mục tiêu cụ thể:
Việc nghiên cứu thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II của Ngân hàng TMCP Quốc tế nhằm chỉ ra những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng của NH, khắc phục những điểm yếu trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng hiện tạidựa trên chuẩn mực quốc tế Basel II. Từ đó đưa ra các nhiệm vụ cần nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụngtheo tiêu chuẩn Basel II tại NHTM
Thứ hai: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng giai đoạn 2015- 2018 để đánh giá khái quát về công tác hạn chế rủi ro tín dụng hiện tại đang thực thi tại ngân hàng
Thứ ba: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 :Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tại ngân hàng thương mại 4.2:Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Tại Hội sở chính- ngân hàng TMCP Quốc tế Phạm vi thời gian: Giai đoạn 4 năm gần nhất (2015-2018)
Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam giai đoạn 2015-2018
Chương4: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Qua tìm hiểu cho thấy, tại Việt Nam có khá nhiều những công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, cụ thể như:
“Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012), Trường đại học Ngoại thương, Hà nội: Nội dung luận án đề cập đến Hiệp ước Basel, rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về Hiệp ước Basel, hoạt động kinh doanh, rủi ro, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel đến 2011. Bên cạnh đó, tác giá đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel.
“Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Việt Thạch (2016), Học viện Tài chính: Luận án này đã hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tiếp cận theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel 2 tại NHTM, làm rõ các lợi ích khi NHTM thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 và các điều kiện để các NHTM triển khai QTRRTD theo Basel 2. Đánh giá đúng thực trạng quản trị rủi ro tín dụng để xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các điều kiện thực hiện giải pháp để triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2, mục tiêu Agribank đạt chuẩn Basel 2 vào cuối năm 2020
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: