ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LÊN TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
———

 

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LÊN TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

 

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

 

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020

 

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
Tóm tắt 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 10
1.2.1 Mục tiêu 10
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu: 11
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 14
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 14
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 14
1.4.1 Đóng góp về cơ sở lý thuyết 15
1.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 16
1.5 Cấu trúc của luận án 17
1.6 Kết luận Chương giới thiệu 18

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 19

2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô lên mức độ truyền dẫn 19
2.1.1 Mối quan hệ giữa môi trường lạm phát và ERPT 19
2.1.2 Mối quan hệ giữa mức độ biến động tỷ giá và ERPT 24
2.1.3 Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và ERPT 28
2.1.4 Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và ERPT 31
2.2 Một số nghiên cứu về ERPT điển hình ở Việt Nam 34
2.3 Sơ lược về mối hệ giữa lạm phát và tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2018 40
2.3.1 Diễn biến tỷ giá và lạm phát giai đoạn 2000 – 2011 40
2.3.2 Giai đoạn 2012 – 2018 43
2.4 Tổng kết chương Tổng quan lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm. 45

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 47

3.1 Khung lý thuyết 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
3.2.1 Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn 54
3.2.2 Quy trình xây dựng mô hình STR 59
3.3 Mô hình thực nghiệm 67
3.3.1 Mô hình thực nghiệm 67
3.3.2 Mô tả biến nghiên cứu 69
3.4 Dữ liệu 72
3.5 Tổng kết chương phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 73

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 74

4.1 Thống kê mô tả các biến 74
4.2 Hệ số tương quan 76
4.3 Kiểm định nghiệm đơn vị 77
4.4 Kết quả thực nghiệm 79
4.4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính cơ sở 79
4.4.2 Kết quả hồi quy từ mô hình STR (Smooth transition regression) 82
4.5 Tổng kết chương Kết quả nghiên cứu 112
4.6 Hạn chế và hướng mở rộng 114

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 115

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 1
1. Khảo sát tính mùa vụ của lạm phát 1
2. Kiểm định tính dừng 1
2.1 Biến lạm phát (inf_sa) 1
2.2 Biến tỷ giá hối đoái (er) 3
2.3 Biến sản lượng công nghiệp (iip_sa) 5
2.4 Biến chỉ số giá hàng hóa toàn cầu (gpi) 7
3. STR VỚI INF_SA LÀM BIẾN CHUYỂN TIẾP 9
3.1 Biến chuyển tiếp là inf_sa(-1) 9
3.2 Biến chuyển tiếp là inf_sa(-2) 10
3.3 Biến chuyển tiếp là inf_sa(-3) 11
3.4 Biến chuyển tiếp là inf_sa (-4) 12
3.5 Biến chuyển tiếp là inf_sa(-5) 12
3.6 Biến chuyển tiếp là inf_sa (-6) 13
3.6.1 Kết quả hồi quy 13
3.6.2 Kiểm định phi tuyến 14
3.6.3 Kiểm định phi tuyến còn lại 15
3.6.4 Kiểm định phần dư không có tự tương quan 16
3.6.5 Kiểm định hệ số hồi quy ổn định 17
3.6.6 Kiểm định Wald cho hệ số ERPT 17
4. STR VỚI ER LÀM BIẾN CHUYỂN TIẾP 18
4.1 Biến chuyển tiếp là er(-1) 18
4.2 Biến chuyển tiếp là er(-2) 19
4.3 Biến chuyển tiếp là er(-3) 20
4.3.1 Kết quả hồi quy 20
4.3.2 Kiểm định phi tuyến 21
4.3.3 Kiểm định phi tuyến còn lại 22
4.3.4 Kiểm định phần dư không có tự tương quan 22
4.3.5 Kiểm định hệ số hồi quy ổn định 23
4.3.6 Kiểm định Wald cho hệ số hồi quy 24
4.4 Biến chuyển tiếp là er(-4) 25
4.5 Biến chuyển tiếp là er(-5) 26
4.6 Biến chuyển tiếp là er(-6) 26
5. STR VỚI BIẾN BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ LÀM BIẾN CHUYỂN TIẾP 27
5.1 Biến chuyển tiếp lner_std (-1) 27
5.2 Biến chuyển tiếp lner_std (-2) 28
5.3 Biến chuyển tiếp lner_std (-3) 29
5.4 Biến chuyển tiếp lner_std (-4) 29
5.5 Biến chuyển tiếp lner_std (-5) 30
5.6 Biến chuyển tiếp lner_std (-6) 31
5.7 Biến chuyển tiếp lner_std (-7) 32
5.7.1 Kết quả hồi quy 32
5.7.2 Kiểm định phi tuyến 33
5.7.3 Kiểm định phi tuyến còn lại 33
5.7.4 Kiểm định phần dư không có tự tương quan 34
5.7.5 Kiểm định hệ số hồi quy ổn định 35
5.7.6 Kiểm định Wald cho hệ số hồi quy 36
6. STR VỚI G_IIP LÀM BIẾN CHUYỂN TIẾP 38
6.1 Biến chuyển tiếp là iip_sa(-1) 38
6.2 Biến chuyển tiếp là iip_sa(-2) 38
6.3 Biến chuyển tiếp là iip_sa(-3) 39
6.3.1 Kết quả hồi quy 39
6.3.2 Kiểm định phi tuyến 40
6.3.3 Kiểm định không còn phi tuyến 41
6.3.4 Kiểm định phần dư không có tự tương quan 42
6.3.5 Kiểm định các hệ số hồi quy ổn định 43
6.3.6 Kiểm định Wald cho hệ số hồi quy 43

7. STR VỚI BIẾN OPEN LÀM BIẾN CHUYỂN TIẾP 47

7.1 Biến chuyển tiếp là open(-1) 47
7.2 Biến chuyển tiếp là open(-2) 47
7.2.1 Kết quả hồi quy 47
7.2.2 Kiểm định phi tuyến 48
7.2.3 Kiểm định không còn phần phi tuyến 49
7.2.4 Kiểm định phần dư không còn tự tương quan 50
7.2.5 Kiểm định các hệ số hồi quy ổn định 51
7.2.6 Kiểm định Wald-test 51
7.3 Biến chuyển tiếp là open(-3) 52
7.4 Biến chuyển tiếp là open(-4) 53
7.5 Biến chuyển tiếp là open(-5) 54
7.6 Biến chuyển tiếp là open(-6) 54

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

ARDL : Mô hình tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag model)
CPI : chỉ số giá tiêu dùng
ERPT : Truyền dẫn tỷ giá (Exchange rate pass-through)
ESTR : Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dạng mũ (Exponential Smooth transition regression model)
EU : Liên minh Châu Âu
G7 : Nhóm các quốc gia công nghiệp tiên tiến nhất
LM-tets : Lagrange Multiplier test
LSTR : Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dạng logic (logistic smooth‐transition regression model)
Mark-up : Phần lợi nhuận cộng thêm tính trên chi phí
NEER : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương
NER : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
NLS : Bình phương nhỏ nhất phi tuyến
PTM : Định giá để thương mại (pricing to market)
REER : Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đa phương
RER : tỷ giá hối đoái thực hiệu lực song phương
STAR : Mô hình véc tơ tự hồi quy chuyển tiếp trơn
STR : Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn (Smooth transition regression model)
TGHĐ : Tỷ giá hối đoái
TVAR : Mô hình véc tơ tự hồi quy có ngưỡng
VAR : Mô hình véc tơ tự hồi quy
VECM : Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số
WTO : Tổ chức thương mại thế giới

 

DANH MỤC BẢNG

 

Bảng 2.1: Tóm tắt một số nghiên cứu về ERPT ở Việt Nam Trang 36
Bảng 2.2: Diễn biến tỷ giá và CPI (2012 – 2018) Trang 45
Bảng 3.1 Các biến số sử dụng trong nghiên cứu Trang 72
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến (tần suất tháng) Trang 74
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến (tần suất quý) Trang 75
Bảng 4.3: Hệ số tương quan tần suất tháng Trang 76
Bảng 4.4: Hệ số tương quan tần suất quý Trang 77
Bảng 4.5: Kiểm định tính dừng bộ dữ liệu theo tần suất tháng Trang 78
Bảng 4.6: Kiểm định tính dừng bộ dữ liệu theo tần suất quý Trang 78
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình ARDL (2,2,9,1) Trang 81
Bảng 4.8: Kiểm định lựa chọn mô hình với biến chuyển tiếp là lạm phát Trang 83
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy với biến chuyển tiếp là lạm phát inf_sa (-6)
Trang 85
Bảng 4.10: Kiểm định không còn phần phi tuyến với biến lạm phát Trang 86
Bảng 4.11: Tốc độ lạm phát của Việt Nam và một số khu vực trên thế giới Trang 88
Bảng 4.12: Kiểm định lựa chọn mô hình với biến chuyển tiếp là tỷ giá
Trang 91
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy với biến chuyển tiếp là tỷ giá Trang 92
Bảng 4.14: Kiểm định không còn phần phi tuyến với biến tỷ giá Trang 93
Bảng 4.15: Kiểm định lựa chọn mô hình với biến chuyển tiếp là biến động tỷ giá Trang 96
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy với biến chuyển tiếp là biến động tỷ giá lner_std (-7) Trang 97
Bảng 4.17: Kiểm định không còn phần phi tuyến với biến biến động tỷ giá
Trang 98
Bảng 4.18: Kiểm định lựa chọn mô hình với biến chuyển tiếp là tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp Trang 101
Bảng 4.19: Kết quả hồi quy mô hình với biến chuyển tiếp là tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp Trang 103
Bảng 4.20 Kiểm định không còn phi tuyến với biến tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp (iip_sa (-3)) Trang 104
Bảng 4.21: Kết quả hồi quy mô hình ARDL (2,3,1,0) Trang 107
Bảng 4.22: Kiểm định lựa chọn mô hình với biến chuyển tiếp là thay đổi độ mở thương mại (open) Trang 108
Bảng 4.23: Kết quả hồi quy với biến chuyển tiếp là độ mở thương mại open(-2) bằng mô hình LSTR Trang 110
Bảng 4.24: Kiểm định không còn phần phi tuyến với biến độ mở thương mại
Trang 111
Bảng 5.1: Tập hợp kết quả hồi quy từ các mô hình STR Trang 115

 

DANH MỤC HÌNH VẼ

 

Hình 1.1: Kênh truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát Trang 7
Hình 1.2: Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô lên quá trình truyền dẫn tỷ giá Trang 13
Hình 2.1: Diễn biến lạm phát và TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2018 Trang 40
Hình 3.1: Hàm chuyển tiếp LSTR1 với c = 1 Trang 57
Hình 3.2: Hàm chuyển tiếp LSTR2 với c = -1 và c = 1 Trang 57
Hình 3.3: Hàm chuyển tiếp ESTR1 với c = 0 Trang 58
Hình 3.4: Quy trình các bước ước lượng mô hình STR Trang 60
Hình 4.1: Lạm phát trước và sau khi xử lý tính mùa vụ (theo tháng) Trang 77
Hình 4.2: Tiêu chuẩn AIC lựa chọn mô hình ARDL Trang 80
Hình 4.3: Kiểm định CUSUM cho mô hình ARDL(2,2,91) Trang 80
Hình 4.4: Hàm chuyển tiếp đối với biến lạm phát Trang 89
Hình 4.5: Mối quan hệ giữa hàm chuyển tiếp và biến chuyển tiếp lạm phát theo thời gian Trang 90
Hình 4.6: Hàm chuyển tiếp đối với biến tỷ giá Trang 94
Hình 4.7: Mối quan hệ giữa hàm chuyển tiếp và biến chuyển tiếp tỷ giá theo thời gian Trang 95
Hình 4.8: Hàm chuyển tiếp đối với biến động trong tỷ giá Trang 99
Hình 4.9: Mối quan hệ giữa hàm chuyển tiếp và biến chuyển tiếp là độ bất ổn trong tỷ giá theo thời gian Trang 99

Hình 4.10: Hàm chuyển tiếp đối với biến tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp Trang 105
Hình 4.11: Mối quan hệ giữa hàm chuyển tiếp và biến chuyển tiếp tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp theo thời gian Trang 105
Hình 4.12: Tiêu chuẩn AIC lựa chọn mô hình ARDL (dữ liệu quý) Trang 106
Hình 4.13: Kiểm định CUSUM cho mô hình ARDL(2,3,10) Trang 107
Hình 4.14: Hàm chuyển tiếp đối với thay đổi trong độ mở Trang 111
Hình 4.15: Mối quan hệ giữa hàm chuyển tiếp và biến chuyển tiếp độ mở theo thời gian Trang 112

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LÊN TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

Tóm tắt
Luận án này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô lên mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2018. Trong luận án này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn để ước tính mối quan hệ truyền dẫn phi tuyến của tỷ giá vào lạm phát có tính tới từng bối cảnh cụ thể của nền kinh tế như: môi trường lạm phát, mức độ biến động tỷ giá, độ bất ổn trong tỷ giá, chu kỳ kinh tế và độ mở thương mại của nền kinh tế Việt Nam.
Kết quả từ luận án cho thấy tồn tại bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa truyền dẫn tỷ giá và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tại Việt Nam. Mức độ truyền dẫn tăng lên khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn lạm phát hoặc rủi ro tỷ giá tăng cao trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên mức độ truyền lại giảm khi tỷ giá thay đổi vượt ngưỡng hoặc khi nền kinh tế mở cửa mạnh.
Kết quả từ nghiên cứu cung cấp các thông tin tham khảo có giá trị giúp cơ quan quản lý xây dựng các chính sách điều hành thị trường tiền tệ, ngoại hối phù hợp, hiệu quả nhằm bình ổn mức giá cả của nền kinh tế phù hợp với từng bối cảnh kinh tế cụ thể.

Từ khóa: Truyền dẫn tỷ giá, hồi quy chuyển tiếp trơn, môi trường vĩ mô, độ mở thương mại, độ bất ổn tỷ giá

THE IMPACT OF MACRO-ENVIRONMENT TO EXCHANGE RATE PASS-THROUGH IN VIETNAM

 

Abstract

This dissertation investigates the impact of macro-environmental factors on the level of exchange rate pass-through into inflation in Vietnam with monthly data from January 2000 to December 2018. The smooth transition regression model is applied to estimate the non-linear relationship between exchange rate pass-through and inflation concern with the level of inflation, exchange rate volatility, level of exchange rate changes, business cycles, and trade openness.
Results from this dissertation show that there exists evidence of a nonlinear relationship between exchange rate pass-through and macro-environmental factors in Vietnam. In general, exchange rate pass-through increases when the economy falls into a period of high inflation or high exchange rate risks in both the short and long term. However, the amount of transmission decreases when the exchange rate changes beyond the threshold or when the economy opens sharply.
The results from this dissertation are valuable reference resources to help the policymakers conduct suitably and effective intervention policies on the foreign exchange and money market to stabilize the price level of the economy suitably for each specific economic context.

Key words: exchange rate pass-through, smooth transition regression, macro-environmental factors, trade openness, exchange rate volatility.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Năm 2000 là cột mốc đánh dấu 15 năm Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới canh tân đất nước. Năm 2000 được xem là năm bản lề của công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều chiến lược quan trọng nhằm đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong giai đoạn 2000 – 2018, thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã trải qua 2 cuộc khủng hoảng lớn đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ (2008) và khủng hoảng nợ công Châu Âu (2010). Sau hai cuộc khủng hoảng này, chính sách tiền tệ, tài khóa của nhiều quốc gia đã thay đổi mạnh mẽ, nhiều gói kích thích kinh tế đã được đổ vào nền kinh tế để giúp hồi phục và ổn định nền kinh tế thế giới. Một hệ quả tất yếu của quá trình can thiệp này là đồng tiền của các quốc gia trên thế giới ngày càng biến động phức tạp và tiền đồng Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Trong giai đoạn 2000 – 2018, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn này chịu nhiều áp lực từ kinh tế thế giới và áp lực từ nội địa. Nhiều biện pháp can thiệp nhằm bình ổn tỷ giá, ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô đã được Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam thực hiện trong suốt giai đoạn này. Những thay đổi trong tỷ giá là một yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô đặc biệt là mức độ lạm phát trong nền kinh tế. Giai đoạn 2000 – 2018 với nhiều xáo trộn lại càng cho thấy mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ giữa lạm phát và tỷ giá ở Việt Nam, mối quan hệ này được các nhà kinh tế học gọi là truyền dẫn tỷ giá.
Truyền dẫn tỷ giá (Exchange rate pass through – ERPT) theo Goldberg và Knetter (1997) là phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu tính bằng đồng tiền địa phương từ một phần trăm thay đổi trong tỷ giá giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu. Ban đầu, các nghiên cứu chỉ chú ý đến mối quan hệ giá hàng hóa nhập khẩu và sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, theo thời gian, định nghĩa này đã được các nhà nghiên cứu kế thừa và mở rộng ra đối với giá sản xuất và giá tiêu dùng. Vì vậy, giờ đây truyền dẫn tỷ giá hối đoái được hiểu là phần trăm thay đổi của các mức giá cả nội địa (giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng) tính bằng đồng tiền địa phương khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi 1%. Nếu giá phản ứng theo tỉ lệ 1:1 gọi là truyền dẫn hoàn toàn, nếu mức độ truyền dẫn nhỏ hơn 1 được gọi là truyền dẫn một phần (hoặc không hoàn toàn).
Các nghiên cứu trước đây chia ảnh hưởng của biến động tỷ giá vào trong các chỉ số giá thành 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên giá nhập khẩu và giai đoạn sau là sự biến động của giá sản xuất, giá tiêu dùng sau khi giá nhập khẩu đầu vào đã bị làm thay đổi trước đó.
Cơ chế truyền dẫn những thay đổi trong tỷ giá lên các mức giá thông qua 2 kênh: kênh truyền dẫn trực tiếp và kênh truyền dẫn gián tiếp.
Kênh truyền dẫn trực tiếp là khi đồng nội tệ tăng giá hoặc giảm giá một cách tương đối so với ngoại tệ sẽ ảnh hưởng lên giá của hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ cho sản xuất từ đó làm ảnh hưởng đến giá tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ, khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho tiêu dùng tăng lên dưới góc nhìn của người tiêu dùng trong nước, do đó tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu đầu vào chiếm càng nhiều trong rổ hàng hóa tiêu dùng thì mức độ truyền dẫn càng lớn, kết quả làm cho mức lạm phát trong nền kinh tế tăng cao. Ở góc độ sản xuất, khi đồng nội tệ giảm giá làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào ngoại nhập trở nên đắt đỏ hơn khi quy theo nội tệ, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Đứng trước hoàn cảnh này, nhà sản xuất và nhà bán lẻ nội địa có thể sẽ tăng giá bán đầu ra làm giá hàng hóa trong nước tăng lên và cuối cùng làm lạm phát gia tăng.
Kênh truyền dẫn trực tiếp cho thấy biến động trong tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp vào giá nhập khẩu (giai đoạn 1) và sau đó là vào các mức giá nội địa (giai đoạn 2), vì vậy truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu thường được kỳ vọng sẽ cao hơn so với mức truyền dẫn vào các mức giá nội địa còn lại. Trong kênh truyền dẫn này, ở giai đoạn 1, hệ số truyền dẫn phụ thuộc vào chiến lược định giá của nhà sản xuất nước ngoài, trong khi đó ở giai đoạn 2 mức độ truyền dẫn phụ thuộc vào hành vi định giá của doanh nghiệp nội địa. Truyền dẫn trực tiếp chia thành 3 mức độ: truyền dẫn hoàn toàn, truyền dẫn một phần và không truyền dẫn. Truyền dẫn hoàn toàn xảy ra khi các doanh nghiệp điều chỉnh sự thay đổi của giá bán tương ứng với phần thay đổi trong tỷ giá nhằm duy trì lợi nhuận. Truyền dẫn một phần xảy ra khi các doanh nghiệp hấp thụ bớt một phần biến đổi trong tỷ giá bằng cách cắt giảm phần lợi nhuận tăng thêm (mark-up) tính vào giá bán, kết quả có thể làm giá bán tăng nhưng mức độ tăng không bằng với thay đổi trong tỷ giá. Không truyền dẫn xảy ra khi các doanh nghiệp giữ nguyên giá bán, chấp nhận lợi nhuận giảm xuống, trong tình huống này mọi biến động trong tỷ giá đã được doanh nghiệp hấp thụ hoàn toàn. Các tình huống kể trên phụ thuộc vào sức mạnh định giá của doanh nghiệp, tính chất hàng hóa dịch vụ mà họ cung ứng, mức độ cạnh tranh trong thị trường và môi trường vĩ mô mà các doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Kênh truyền dẫn gián tiếp là ảnh hưởng của những thay đổi trong tỷ giá lên sức cạnh tranh của hàng hóa trong thị trường qua đó ảnh hưởng lên tổng cầu nội địa và tiền lương. Khi nội tệ giảm giá sẽ làm gia tăng nhu cầu của thị trường nội địa và thị trường nước ngoài đối với hàng hóa nội địa vì chúng rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, đây được gọi là hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu. Nếu một nền kinh tế đã hoạt động ở mức sản lượng toàn dụng thì một sự gia tăng nhu cầu của thị trường trong nước lẫn nước ngoài sẽ khiến tổng cầu gia tăng và gây ra áp lực lạm phát lên nền kinh tế. Bên cạnh đó, áp lực cầu đối với hàng hóa nội địa dẫn tới một mức cầu cao hơn về lao động và kéo theo tiền lương gia tăng trong dài hạn, cuối cùng điều này sẽ khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên làm cho giá bán đầu ra sẽ trở nên cao hơn góp phần thúc đẩy lạm phát. Một hiệu ứng quan trọng khác là sự cứng nhắc của tiền lương danh nghĩa trong ngắn hạn, nghĩa là tiền lương ít thay đổi hoặc thay đổi rất chậm trong ngắn hạn. Khi giá nội địa tăng, tiền lương thực sẽ giảm và sản lượng sẽ tăng. Đối với khía cạnh này thì tiền lương thực sẽ trở lại mức ban đầu qua thời gian, chi phí sản xuất và mức giá chung sẽ tăng nhưng sản lượng lại giảm. Vì vậy, cuối cùng tỷ giá giảm để lại một sự gia tăng lâu dài trong mức giá nhưng chỉ với một sự gia tăng tạm thời trong sản lượng.
Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào trong các mức giá cả có ý nghĩa quan trọng vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng trung ương (NHTW) khi thực thi chính sách tiền tệ là nhằm ổn định giá cả tức là kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế. Mục tiêu này được đo lường bằng sự thay đổi của các chỉ số giá trong nền kinh tế. Một trong các nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của chỉ số giá chính đó là sự thay đổi trong tỷ giá. Theo Nogueira và León-Ledesma (2011) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các mức giá cả đứng dưới góc nhìn vĩ mô lại chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. Do đó, để thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả NHTW không chỉ cần quan tâm đến mức độ truyền dẫn tỷ giá vào trong các mức giá mà còn phải nắm bắt được các yếu tố vĩ mô sẽ làm cho mức độ độ truyền dẫn này thay đổi như thế nào. Hiểu biết mức độ ảnh hưởng từ các kịch bản vĩ mô lên mức độ truyền dẫn tỷ giá sẽ giúp NHTW xây dựng được các chính sách phù hợp và hiệu quả để bình ổn mức giá cả của nền kinh tế.

Trong luận án này, tác giả sẽ kế thừa và mở rộng các nghiên cứu về truyền dẫn phi tuyến đã có ở Việt Nam. Theo đó, tác giả sẽ kiểm tra mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu tố vĩ mô quan trọng như mức độ lạm phát, mức độ biến động và bất ổn của tỷ giá, chu kỳ kinh tế và độ mở thương mại. Thông qua đó, tác giả mong muốn cung cấp bằng chứng sự về tác động của môi trường vĩ mô được đại diện bằng các yếu tố vĩ mô trên lên mức độ truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu muốn tìm kiếm bằng chứng thuyết phục để cho thấy khi chúng ta muốn đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở Việt Nam thì luôn cần xem xét trong một ngữ cảnh phi tuyến hơn là tuyến tính.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu
Vấn đề truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua đã nhận được nhiều quan tâm nghiên cứu của giới học thuật. Các nghiên cứu trước đây, điển hình như Vo Van Minh (2009) thường giả định mối quan hệ tuyến tính giữa những thay đổi trong tỷ giá vào giá cả, đồng thời giả định ERPT độc lập với môi trường vĩ mô, nghĩa là hệ số ERPT được xem như giống nhau cho mọi hoàn cảnh vĩ mô khác nhau. Do giả định như vậy nên các nghiên cứu này thường bỏ qua ảnh hưởng của môi trường vĩ mô lên cơ chế truyền dẫn tỷ giá. Một số nghiên cứu gần đây điển hình như Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012), Trần Văn Hùng (2015), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Thị Ngọc Trang (2015), Phạm Thị Thanh Xuân và cộng sự (2017) đã xem xét mối quan hệ phi tuyến của truyền dẫn tỷ giá, chẳng hạn như truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát sẽ khác biệt nhau tùy thuộc vào mức độ lạm phát và chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá trên thế giới cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô như: mức độ biến động và độ bất ổn trong tỷ giá, độ mở thương mại của nền kinh tế.
Ở Việt Nam trong số các nghiên cứu về truyền dẫn phi tuyến của tỷ giá đã đề cập ở phía trên thì nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Thị Ngọc Trang (2015) đề cập đến ERPT và môi trường lạm phát, nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Xuân và cộng sự (2017) xem xét ERPT và chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên còn một số khía cạnh về truyền dẫn phi tuyến của tỷ giá vẫn chưa được thực hiện tại nền kinh tế Việt Nam chẳng hạn như ảnh hưởng của độ bất ổn trong tỷ giá, độ mở thương mại đây cũng chính là những khoảng trống mà luận án này muốn lấp đầy.
Luận án cũng sử dụng phương pháp hồi quy phù hợp (mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn) nhằm diễn tả quá trình thay đổi mức độ truyền dẫn từ từ của nền kinh tế khi yếu tố vĩ mô vượt qua một mức ngưỡng nhất định bởi vì phản ứng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế có độ trễ nhất định nên quá trình truyền dẫn không thể dịch chuyển một cách đột ngột như các mô hình hồi quy ngưỡng. Mô hình này cũng là một điểm khác biệt với các công trình đã công bố nhằm tìm kiếm bằng chứng về truyền dẫn phi tuyến của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
Luận án này được thực hiện hướng đến các mục tiêu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô lên quá trình truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam.
Trong luận án này, tác giả sẽ ước tính sự khác biệt trong truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát liên quan tới các trạng thái vĩ mô khác nhau của nền kinh tế Việt Nam như môi trường lạm phát cao/thấp, mức độ biến động và độ bất ổn trong tỷ giá cao/thấp, nền kinh tế mở rộng/thu hẹp và độ mở thương mại cao/thấp.
Thứ hai, tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến của truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát trong các điều kiện vĩ mô khác nhau thông qua sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn.
Thứ ba, trên cơ sở các kết quả thực nghiệm, luận án sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các cơ quan hoạch định chính sách có cơ sở để xây dựng chính sách điều hành tỷ giá và ổn định mức giá cả phù hợp với từng bối cảnh kinh tế cụ thể trong nền kinh tế Việt Nam.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:

Các nghiên cứu khác nhau về ERPT trên thế giới đã cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô lên mức độ truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát như là môi trường lạm phát, biến động của tỷ giá, độ bất ổn trong tỷ giá, chu kỳ kinh tế và độ mở thương mại. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các yếu tố vĩ mô này tác động lên hành vi định giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận mong muốn (mark-up) trong giá trước các cú sốc đến từ tỷ giá, kết quả là làm thay đổi mức độ dịch chuyển những biến động trong tỷ giá vào các mức giá cả. Nói cách khác, dưới góc độ tổng thể của nền kinh tế, hệ số ERPT sẽ thay đổi tùy theo các ngữ cảnh kinh tế vĩ mô cụ thể, điều này được gọi là mối quan hệ phi tuyến của truyền dẫn tỷ giá. Cụ thể chúng ta có thể diễn giải rằng ứng với mỗi một trạng thái khác nhau của nền kinh tế thì mức độ truyền dẫn sẽ khác nhau.
Như đã đề cập ở phần trước, ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây đã có một số tác giả tập trung vào mối quan hệ phi tuyến của truyền dẫn tỷ giá trong một số hoàn cảnh vĩ mô nhất định thay vì giả định mối quan hệ này là tuyến tính. Một số yếu tố vĩ mô có thể là nguồn gốc của truyền dẫn phi tuyến cũng đã được các nghiên cứu tại Việt Nam đề cập đến bao gồm: yếu tố liên quan đến độ ổn định của nền kinh tế (trước và sau khi gia nhập WTO), môi trường lạm phát, chu kỳ kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô có thể là nguồn gốc giải thích cho mối quan hệ truyền dẫn phi tuyến của tỷ giá vẫn chưa được khám phá ở Việt Nam như: mức độ biến động của tỷ giá, độ bất ổn trong tỷ giá và độ mở thương mại. Do đó luận án này được thực hiện để xem xét mức độ phản ứng của lạm phát trước cú sốc tỷ giá dưới các trạng thái vĩ mô khác nhau ở Việt Nam nhằm lắp đầy khoảng trống nghiên cứu này. Nghiên cứu này kế thừa các nghiên cứu đã thực hiện ở một số nơi trên thế giới, trong đó đã xác nhận mức độ thay đổi của lạm phát do biến động của tỷ giá phụ thuộc vào trạng thái của môi trường vĩ mô như Taylor (2000), Gagnon và Ihrig (2004), Choudhri và Hakura (2006), Bussière (2013), Khundrakpam (2007), Nogueira và León-Ledesma (2011), Kılıç (2010), Przystupa và Wróbel (2011), Cheikh (2012), Ghosh (2013), Khemiri và Ali (2012).
Luận án trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
• Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát bị ảnh hưởng bởi môi trường lạm phát như thế nào lên?
• Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tỷ giá như thế nào?
• Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát bị ảnh hưởng bởi độ bất ổn trong tỷ giá như thế nào?
• Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát bị ảnh hưởng bởi trạng thái kinh tế tăng trưởng hay suy thoái như thế nào?
• Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát bị ảnh hưởng bởi độ mở thương mại cao hay thấp như thế nào?

 

1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Luận án được thực hiện với dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2018. Luận án sẽ nghiên cứu truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam thông qua việc ước tính mức độ phản ứng của lạm phát (đo lường bằng mức độ thay đổi trong chỉ số CPI) trước cú sốc của tỷ giá trong các điều kiện vĩ mô cụ thể của nền kinh tế.
Nghiên cứu được thực hiện với bộ dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2018.
Trong câu hỏi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mở thương mại lên quá trình truyền dẫn tỷ giá, do giới hạn về dữ liệu nên tác giả sử dụng bộ dữ liệu có tần suất theo quý từ Q3:2001 đến Q4:2018 cho câu hỏi này.
Môi trường vĩ mô trong luận án này được đại diện bởi một tập hợp các yếu tố: mức độ lạm phát, mức độ biến động và bất ổn của tỷ giá hối đoái, chu kỳ kinh tế và độ mở thương mại. Khái niệm này được tiếp thu có mở rộng từ các nghiên cứu của Nogueira và León-Ledesma (2011), Cheikh (2012), theo đó sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô này mô tả tính ổn định về mặt vĩ mô của nền kinh tế.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để hệ thống lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm liên quan đến truyền dẫn phi tuyến của tỷ giá vào lạm phát dưới các điều kiện kinh tế vĩ mô cụ thể.
Mô hình định lượng được sử dụng trong luận án là hồi quy chuyển tiếp trơn nhằm ước tính mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào mức giá tiêu dùng dưới các trạng thái khác nhau của môi trường kinh tế vĩ mô. Phương pháp hồi quy này cho phép đo lường hệ số truyền dẫn tỷ giá trong điều kiện nền kinh tế chuyển tiếp dần dần từ một trạng thái này sang một trạng thái khác.
Quy trình nghiên cứu định lượng trong luận án gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập số liệu
Bước 2: Xử lý dữ liệu, hiệu chỉnh tính mùa vụ, xu hướng của dữ liệu
Bước 3: Thống kê mô tả và phân tích đặc tính dữ liệu
Bước 4: Kiểm tra tính dừng của dữ liệu
Bước 5: Xây dựng mô hình hồi quy cơ sở (mô hình tuyến tính)
Đối với bước này tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo mô hình tự hồi quy có độ trễ – ARDL (p,q) để ước tính các hệ số trong mô hình.
Bước 6: Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy phi tuyến.
Ở bước này tác giả sử dụng khung phân tích và mô hình dựa theo nghiên cứu của Campa và Goldberg (2002, 2005), Nogueira và León-Ledesma (2008, 2011). Sau đó tác giả xây dựng hàm chuyển tiếp và thực hiện các kiểm định để lựa chọn biến chuyển tiếp và dạng hàm chuyển tiếp phù hợp.
• Thứ nhất, kiểm định xem có tồn tại mối quan hệ truyền dẫn tỷ giá phi tuyến ở Việt Nam hay không
• Thứ hai, nếu tồn tại mối quan hệ phi tuyến thì dạng hàm phi tuyến sẽ là logics (LSTR) hay hàm mũ (ESTR) là phù hợp, biến chuyển tiếp sẽ có giá trị trễ là bao nhiêu
• Thứ ba, ước lượng hàm phi tuyến vừa tìm được, đồng thời thực hiện các kiểm định hậu nghiệm để đánh giá chất lượng mô hình như: mô hình không còn hiện tượng phi tuyến, mô hình không có tương quan chuỗi trước khi bình luận các kết quả ước lượng.

1.4 Đóng góp mới của luận án

1.4.1 Đóng góp về cơ sở lý thuyết
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và phân tích có hệ thống các lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tỷ giá phi tuyến ở Việt Nam và trên thế giới.
Thứ hai, nghiên cứu của tác giả sử dụng mô hình chuyển tiếp trơn (Smooth Transition Regressive – STR), mô hình cho phép quá trình chuyển tiếp trơn giữa các chế độ/trạng thái (regimes) của nền kinh tế. Mô hình này phù hợp để mô tả phản ứng không đồng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, khiến cho ảnh hưởng của tỷ giá vào trong các mức giá cả diễn ra từ từ hơn là diễn ra một cách nhanh chóng, dứt khoát. Đây cũng là điểm khác biệt về mặt phương pháp so với các công trình đã công bố của các tác giả khác cùng lĩnh vực này ở Việt Nam điển hỉnh như nghiên cứu sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng (TVAR) của Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Thị Ngọc Trang (2015), mô hình không gian trạng thái trong nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thanh Xuân và cộng sự (2017) và một số tác giả khác ở thị trường Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu sử dụng các biến chuyển tiếp tiềm năng mô phỏng các trạng thái khác nhau của nền kinh tế: lạm phát cao/thấp, tỷ giá biến động cao/thấp, độ bất ổn trong tỷ giá cap/thấp, nền kinh tế mở rộng/thu hẹp và độ mở thương mại cao/thấp để nghiên cứu phản ứng của lạm phát trước cú sốc tỷ giá trong từng bối cảnh này.
1.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, kết quả từ nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lên quy mô truyền dẫn những thay đổi trong tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam. Kết quả từ luận án cũng xác nhận mối quan hệ truyền dẫn phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát ở Việt Nam trong các trạng thái vĩ mô khác nhau của nền kinh tế. Theo đó, hệ số truyền dẫn sẽ thay đổi khi nền kinh tế chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Thứ hai, kết quả thực nghiệm từ luận án cho thấy truyền dẫn tỷ giá có tính thuận chiều với mức độ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Cụ thể khi mức lạm phát lớn hơn mức ngưỡng 1,195%/tháng thì mức độ truyền dẫn sẽ gia tăng đáng kể.
Thứ ba, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số truyền dẫn tỷ giá và mức biến động tỷ giá trong nền kinh tế. Cụ thể khi tỷ giá thay đổi tăng vượt quá một mức ngưỡng thì ERPT sẽ giảm. Kết quả cho thấy khả năng các doanh nghiệp bỏ qua vấn đề chi phí thực đơn, sẵn sàng thay đổi giá với những thay đổi thấp trong tỷ giá. Tuy nhiên, khi tỷ giá biến vượt ngưỡng, các doanh nghiệp sẽ giảm phần chuyển những thay đổi trong tỷ giá vào giá nhằm bảo vệ thị phần của mình nên làm cho hệ số truyền dẫn giảm.
Thứ tư, khi xét đến mức độ rủi ro tỷ giá trong nền kinh tế đến hành vi điều chỉnh giá của doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, kết quả cho thấy độ bất ổn trong tỷ giá càng cao thì mức độ truyền dẫn càng lớn. Điều này hỗ trợ bằng chứng về sự hiện diện của vấn đề “duy trì thị phần” ở thị trường Việt Nam, khi mức rủi ro tỷ giá thấp, sự thay đổi không thường xuyên các doanh nghiệp ít điều chỉnh và duy trì giá bán làm cho mức độ truyền dẫn giảm xuống. Nhưng khi doanh nghiệp nhận thấy mức rủi ro tỷ giá tăng lên thông những biến động lớn, thường xuyên thì họ sẽ chuyển những thay đổi này trong giá và làm hệ số truyền dẫn tăng lên.
Thứ năm, kết quả của luận án cũng cho thấy tính thuận chu kỳ của truyền dẫn trong tỷ giá ở Việt Nam, theo đó mức truyền dẫn sẽ cao hơn khi nền kinh tế ở giai đoạn mở rộng nếu xét trong dài hạn. Trong ngắn hạn, hệ số truyền dẫn lại cao hơn ở giai đoạn nền kinh tế thu hẹp.
Thứ sáu, độ mở thương mại cho thấy mức độ mở cửa thị trường thấp thì mức truyền dẫn sẽ cao hơn so với khi nền kinh tế có mức độ mở lớn hơn. Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh giữa doanh nghiệp khi nền kinh tế mở cửa lớn hơn đã góp phần làm giảm quy mô truyền dẫn của tỷ giá vào trong giá cả. Như vậy chính sách mở cửa nền kinh tế đón nhận các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam có thể mang lại môi trường cạnh tranh cao hơn từ đó góp phần trung hòa bớt sự dịch chuyển biến động trong tỷ giá vào các mức giá cả.

1.5 Cấu trúc của luận án

Luận án được trình bày thành 5 chương như sau:
– Chương 1: Giới thiệu
– Chương 2: Tổng quan lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
– Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
– Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
– Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

1.6 Kết luận Chương giới thiệu

Trong chương này, luận án đã giới thiệu về khái niệm truyền dẫn tỷ giá, giới thiệu về kênh truyền dẫn trực tiếp và gián tiếp những cú sốc trong tỷ giá vào các mức giá cả.
Luận án đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá cho bối cảnh Việt Nam. Cụ thể, có thể có một số yếu tố thuộc môi trường vĩ mô giúp cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ truyền dẫn phi tuyến của tỷ giá vào lạm phát. Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn được sử dụng để phản ánh tốt hơn phản ứng không đồng nhất của các doanh nghiệp trước cú sốc của tỷ giá hỗ trợ cho việc đo lường mức độ truyền dẫn phù hợp hơn trên quy mô của toàn bộ nền kinh tế so với một số mô hình đã được các nghiên cứu trước đây thực hiện ở Việt Nam.
Luận án cũng đã nêu bật 3 mục tiêu và 4 câu hỏi nghiên cứu cụ thể trong luận án. Đồng thời luận án cũng đã trình bày các đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn từ các kết quả thực nghiệm được tìm thấy.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô lên mức độ truyền dẫn

Trong số các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá vào các mức giá cả đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô lên mức độ truyền dẫn. Chẳng hạn như Ghosh (2013) nhấn mạnh rằng cần phải chú ý đến vai trò của nền tảng kinh tế vĩ mô của một quốc gia khi phân tích mối mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu hoặc lạm phát. Hoặc Taylor (2000) đã nhấn mạnh đến vai trò của chính sách tền tệ khi kết luận rằng quốc gia có chính sách tiền tệ ổn định và tỷ lệ lạm phát thấp thì mức độ truyền dẫn sẽ thấp hơn trong nghiên cứu của mình. Hoặc biến động trong tỷ giá hối đoái và độ bất ổn trong tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá được đề cập trong nghiên cứu Devereux và Engel (2001), Froot và Klemper (1989) và Meurers (2003). Một nhân tố vĩ mô khác có thể ảnh hưởng đến ERPT đó là độ mở thương mại như trong các nghiên cứu của McKinnon (1963), Romer (1993), Menon (1995), McCarthy (2007).
Tiếp theo, luận án sẽ trình bày và thảo luận các lý thuyết cùng với bằng chứng thực nghiệm liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô lên mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát trong nền kinh tế. Đây sẽ là cơ sở lý thuyết để luận án xây dựng các giả thuyết kiểm định về sự ảnh hưởng các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô lên mức độ truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát trong bối cảnh Việt Nam.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *