BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN THỦY HẢI SẢN TẠI CÀ MAU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Khái quát về hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại 5
1.1. Khái quát về hợp đồng và hợp đồng thương mại 5
1.1.1. Khái quát về hợp đồng 5
1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng 5
1.1.1.2. Chủ thể của hợp đồng 7
1.1.1.3. Các loại hợp đồng chủ yếu 8
1.1.2. Khái quát về hợp đồng thương mại 10
1.1.3. Các hình thức hợp đồng thương mại 14
1.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại 15
1.2.1. Khái niệm 15
1.2.2. Đặc điểm của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại 18
1.2.3. Căn cứ áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại 21
1.2.4. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại 24
1.2.6. Sự kiện bất khả kháng 38
Chương 2: Thực trạng và giải pháp xử lý vi phạm hợp đồng mua bán thủy hải sản tại Cà Mau, nhìn từ một số vụ tranh chấp 39
2.1. Thực trạng vi phạm hợp đồng mua bán thủy hải sản tại Cà Mau – đánh giá việc vi phạm hợp đồng qua một số vụ tranh chấp 39
2.2. Đề xuất giải pháp xử lý vi phạm hợp đồng mua bán thủy hải sản 48
2.2.1. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật liên quan đến vi phạm hợp đồng thương mại. 48
2.2.2. Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của tòa án 53
2.2.3. Giải pháp đối với các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giao dịch, mua bán thủy hải sản 54
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Pháp luật về hợp đồng ở nước ta có quá trình phát triển qua từng giai đoạn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp tồn tại và phát triển trong một thời gian dài ở nước ta. Mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế ở giai đoạn đó nhất nhất phải tuân theo kế hoạch. Mốc lịch sử quan trọng là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986. Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp cũ, xây dựng nền kinh tế hàng hóa. Từ đó hàng loạt các văn bản pháp luật mới được ra đời điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng. Hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do được thiết lập trên nền tảng pháp lý của quyền tự do kinh doanh.
2. Câu hỏi nghiên cứu
– Hợp đồng và hợp đồng thương mại là gì? Cơ sở lý luận của chúng?
– Các chế tài do vi phạm hợp đồng như thế nào?
– Thực trạng vi phạm hợp đồng mua bán thủy hải sản ở tỉnh Cà Mau ra sao?
– Những giải pháp nào để khắc phục, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, bảo vệ quyền lợi các bên?
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về chế định hợp đồng nói chung và về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Tác giả Ngô Huy Cương với cuốn sách “Giáo trình luật hợp đồng Việt Nam – Phần chung” Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013; Tác giả Nguyễn Như Phát “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”. Công an nhân dân, năm 2003; Tác giả Khúc Thị Trang Nhung, năm 2014 với luận văn thạc sỹ luật học “Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến, Pháp luật về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại – thực tiễn áp dụng”. Tác giả Nguyễn Trung Chánh, 2008 với Luận văn thạc sĩ “Phân tích ngành hàng tôm sú sinh thái ở Cà Mau”.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vấn đề xử lý vi phạm hợp đồng, các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cũng như thực tiễn thực hiện trong những năm vừa qua. Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu trong phạm vi những quy định của Luật Thương mại (2005) và Bộ luật dân sự Việt Nam (2015). Đặc biệt, luận văn tập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề hợp đồng nói chung và xử lý trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong mua bán thủy hải sản tại Cà Mau nói riêng về những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại. Việc nghiên cứu có sự so sánh giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của các nước khác trên thế giới, qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xử lý thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong những năm qua. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: so sánh, tác giả đã tiến hành so sánh những quy định về căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật các nước trên thế giới với quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh những quy định trong Luật Thương mại (2005), Bộ luật dân sự (2005) và Bộ luật dân sự (2015).
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Với phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả. Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cơ sở các ngành khoa học chuyên ngành luật. Từ đó, sử dụng những phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá những quy định của pháp luật một cách khách quan và chính xác nhất. Đề tài nghiên cứu về vấn đề xử lý tranh chấp do vi phạm hợp đồng và có hệ thống trên cơ sở lý luận hợp đồng kinh doanh và thương mại.
Chương 1: Khái quát về hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại
1.1. Khái quát về hợp đồng và hợp đồng thương mại
1.1.1. Khái quát về hợp đồng
1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng
Khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá – tiền tệ. Ngày nay, phần lớn các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng hợp đồng. Vai trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng được khẳng định trong mọi hệ thống pháp luật. Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống kinh tế và pháp luật không phải là ngẫu nhiên. Theo Bộ Luật Dân sự (2015), khái niệm hợp đồng như sau1: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com