ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
————————-
XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC
LUẬN VĂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI
HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 7
1.1. Cơ sở lý luận của hàng nông sản Việt Nam 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu 7
1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của một số nước và bài học cho Việt Nam 26
1.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của một số nước 26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29
Chương 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỨC 33
2.1. Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức 33
2.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 35
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 35
2.2.2. Quy mô, tốc độ xuất khẩu nông sản sang thị trường Đức 49
2.2.3. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu sang thị trường Đức 50
2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Đức 59
2.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 63
Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC 70
3.1. Tiềm năng và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 70
3.2. Định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam 72
3.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản 72
3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 77
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 79
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
2 EU Liên minh châu Âu
3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
4 ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
5 Nxb Nhà xuất bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 21
4 Bảng 2.2 Giá trị xuất khẩu nông sản sang thị trường Đức 50
5 Bảng 2.3 Lượng và giá trị cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức 51
6 Bảng 2.4 Lượng và giá trị cao su Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức 53
7 Bảng 2.5 Lượng và giá trị hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức 54
8 Bảng 2.6 Lượng và giá trị hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức 55
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Từ đặc điểm của nền kinh tế với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng khoảng 13-15% tổng kim ngạch xuất khẩu. kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản năm 2012 đạt 27,54 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011. Việt Nam có thị phần lớn và chiếm vị trí dẫn đầu trong các nước xuất khẩu nông sản như: gạo (đứng thứ nhất thế giới), hồ tiêu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu các cấp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến nhiều khía cạnh khác: Lê Thị Bình (2010), Năng lực cạnh tranh một số hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam. Nguyễn Thanh Bình (2005), “Những phương thức xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Đức, chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế của hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu nông sản nước ta vào thị trường Đức trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản sang thị trường Đức.
– Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường Đức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu giai đoạn 2002 – 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức
– Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này được áp dụng trong việc trình bày sản lượng.
6. Đóng góp mới của đề tài
– Làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức, chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu của hoạt động này.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận của xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang các quốc gia khác để bán nhằm thu được lợi nhuận. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác được tiềm năng và lợi thế của quốc gia mình, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí nhất.
1.1.1.2. Đặc điểm
Xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa vượt qua biên giới của một quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng có xu hướng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.1.1.3. Vai trò
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hóa xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng, của cả quốc gia nói chung. Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chung tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com