Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT CẦN THƠ
Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Minh Tuấn
Cần Thơ, tháng 08 năm 2019
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC BẢNG x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa nghiên cứu 2
5. Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp 4
2.1.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 4
2.1.2. Các cấp độ biểu hiện văn hóa doanh nghiệp 8
2.1.3. Vai trò văn hóa doanh nghiệp 11
2.2. Mô hình nghiên cứu 12
2.2.1. Tổng quan nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp 12
2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 20
Kết luận chương 2 21
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu 23
3.2.1. Các nguồn dữ liệu 23
3.2.2. Nghiên cứu định tính 24
3.2.3. Nghiên cứu định lượng 24
3.3. Mẫu nghiên cứu 25
3.3.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu 25
3.3.2. Kỹ thuật lấy mẫu 25
3.3.3 Cỡ mẫu 25
3.4. Xây dựng và xử lý thang đo 26
3.4.1. Thiết kế phiếu khảo sát 26
3.4.2. Thang đo nghiên cứu 27
3.5. Phân tích dữ liệu khảo sát 29
3.5.1. Đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 29
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 29
3.5.3. Kiểm định sự phù hợp mô hình 30
Tóm tắt chương 3 31\
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Giới thiệu tổng quan về đơn vị nghiên cứu 32
4.1.1. Cơ cấu tổ chức 32
4.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 35
4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 36
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tỷ lệ hồi đáp 36
4.2.2. Thống kê mô tả mẫu 36
4.3 Kiểm định và đánh giá thang đo 39
4.3.1. Nghiên cứu sơ bộ 39
4.3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha 39
4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 43
4.4. Phân tích hồi quy đa biến 46
4.4.1. Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s 46
4.4.2. Phân tích hồi quy 48
4.4.3. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy 50
4.5. Kiểm định sự khác biệt của các đặc điểm nhân khẩu học đến Văn hóa doanh nghiệp 51
4.5.1. Kiểm định ANOVA theo giới tính 51
4.5.2. Kiểm định ANOVA theo độ tuổi 52
4.5.3. Kiểm định ANOVA theo trình độ 52
4.5.4. Kiểm định ANOVA theo thu nhập 53
Tóm tắt chương 4 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Gợi ý chính sách quản trị 56
5.2.1. Hàm ý quản trị về các giá trị được thừa nhận 56
5.2.2. Hàm ý quản trị về các giá trị ngầm định cơ bản 56
5.2.3. Hàm ý quản trị về yếu tố Văn hóa ứng xử 57
5.2.4. Hàm ý quản trị về Các giá trị hữu hình 58
5.2.4. Hàm ý quản trị về Văn hóa định hướng nhóm 58
5.3. Hạn chế nghiên cứu 59
Tài liệu tham khảo 60
PHỤ LỤC 63
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng việt
1. BCKQHDKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2. BCĐKT Bảng cân đồi kế toán Bảng cân đồi kế toán
3. CBCNV Cán bộ công nhân viên Cán bộ công nhân viên
4. DN Doanh nghiệp Doanh nghiệp
5. NLĐ Người lao động Người lao động
6. SXKD Sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh doanh
7. TSNH Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn
8. VCSH Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
9. VHDN Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1. Kết quả khảo sát phiếu điều tra yếu tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp 38
Bảng 4. 2. Bảng mẫu điều tra phân chia theo giới tính 39
Bảng 4. 3. Bảng phân chia mẫu khảo sát theo độ tuổi 39
Bảng 4. 4. Bảng phân chia mẫu khảo sát theo trình độ 40
Bảng 4. 5. Bảng phân chia mẫu khảo sát theo thu nhập 40
Bảng 4. 6. Phân tích Cronbach’s Alpha các biến trong mô hình nghiên cứu 41
Bảng 4. 7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 43
Bảng 4. 8. Kết quả số liệu ma trận xoay Varimax kiểm định EFA 44
Bảng 4. 9. Phân tích Cronbach’s Alpha các biến trong mô hình nghiên cứu 45
Bảng 4. 10. Phân tích Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc 49
Bảng 4. 11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 49
Bảng 4. 12. Kết quả số liệu ma trận xoay Varimax kiểm định EFA 50
Bảng 4. 13. Phân tích hệ số KMO cho biến phụ thuộc 52
Bảng 4. 14. Đặt tên đại diện trung bình các nhân tố 52
Bảng 4. 15. Phân tích tương quan biến trong mô hình nghiên cứu 53
Bảng 4. 16. Thống kê đa cộng tuyến thông qua kiểm định phần dư VIF của mô hình nghiên cứu 55
Bảng 4. 17. Kiểm định ANOVA theo giới tính 57
Bảng 4. 18. Kiểm định ANOVA theo độ tuổi 58
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế làm cho môi trường kinh doanh thay đổi một cách nhanh chóng. Để thành công, các doanh nghiệp phải thích ứng được với sự biến đổi của thị trường và tạo ra những lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều này đúng với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trong đó có các doanh nghiệp nhà nước mà điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước (NN) Một thành viên (MTV) Xổ số kiến thiết (XSKT) Cần Thơ.
Hình thức hoạt động xổ số kiến thiết đã và đang gặp nhiều tác động, cạnh tranh trực tiếp từ những loại hình dịch vụ giải trí có thưởng khác. Mặt khác, đời sống nhân dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, do đó Công ty phải xây dựng định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) phù hợp được xem như một giải pháp tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy VHDN có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp (Ojo, 2009; Shahzad vào cộng sự, 2012), tính đồng thuận của tổ chức, tăng năng suất làm việc, tăng cường tính tự giác của nhân viên (Nguyễn Mạnh Quân, 2007). Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các nước, các ngành kinh doanh và từng doanh nghiệp. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu có giá trị cao về mặt lý luận nhưng để liên hệ giữa lý luận với thực tiễn hiện nay thì chưa có công trình nào nghiên cứu và đề xuất giải pháp cụ thể đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động về xổ số kiến thiết để nghiên cứu áp dụng tại Công ty TNHH NN MTV Xổ số kiến thiết Cần Thơ gắn với sự phát triển của thành phố Cần Thơ. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH NN Một thành viên XSKT Cần Thơ” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH NN Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ để có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn nhằm đạt được các mục tiêu sau:
– Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH NN Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ.
– Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH NN Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ.
– Đề xuất các hàm ý nhằm giúp Công ty TNHH NN Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ phát triển văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1/ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH NN Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ?
2/ Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH NN Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ như thế nào?
3/ Đề xuất các hàm ý quản trị gì để giúp Công ty TNHH NN Một thành viên
Xổ số kiến thiết Cần Thơ phát triển văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH NN Một thành viên XSKT Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH NN Một thành viên XSKT Cần Thơ.
– Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu VHDN của Công ty trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2015 đến 2019, khảo sát thực tế được thực hiện từ 12/ 2019 đến 01/2020.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa của các kết quả này là góp phần bổ sung thêm một nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, gợi ý cho các nhà quản trị trong việc xây dựng và phát triển văn hoá thúc đẩy các hành vi tích cực của nhân viên, nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời góp phần duy trì, thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là những nhân viên giỏi, tài năng trong Công ty TNHH NN Một thành viên XSKT Cần Thơ.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích các kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tác giả đưa ra kết luận, đề xuất một số hàm ý quản trị đồng thời nêu một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
Thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp” đã tồn tại từ khá lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và không còn xa lạ đối với nhiều người nhất là đối với những doanh nhân. Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội thì văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng, là linh hồn của một doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp ở Mỹ, Nhật hay Hàn có sự thịnh vượng lâu dài là do các doanh nghiệp có nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.
Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm mới và chung chung tồn tại ở hầu hết các loại tổ chức như các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức công và các nhóm phi lợi nhuận. Luôn luôn được chú ý và gây nhiều tranh cãi, vì vậy vẫn còn thiếu sự nhất trí về một định nghĩa chung của thuật ngữ này (Linnenluecke và Griffiths, 2010).
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: