Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán: Trường hợp tại Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành Ib

Chất lượng kiểm toán

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

 

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN: TRƯỜNG HỢP TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH Ib

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHI NGA

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán 5
1.1.1. Định nghĩa về kiểm toán 5
1.1.2. Đặc điểm của kiểm toán 6
1.1.3. Phân loại kiểm toán 6
1.1.4. Quan điểm về chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 8
1.1.5. Đối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm toán của Báo cáo kiểm toán do Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành Ib thực hiện 12
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 14
1.2.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và thực hiện trong luận văn24 1.2.4. Mô hình nghiên cứu 25

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.2.1. Thiết kế câu hỏi khảo sát 43
2.2.2. Lựa chọn đối tượng khảo sát 44
2.2.3. Phương pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát 46
2.2.4. Đặc điểm đối tượng trả lời phiếu khảo sát 46
2.2.5. Mô tả các bước hình thành dữ liệu nghiên cứu 46

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH Ib 50

3.1. Phân tích ngữ cảnh nghiên cứu 50
3.1.1. Giới thiệu tổng quan Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib … 50
3.1.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành Ib 56
3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố tới chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành Ib thực hiện 64
3.2.1. Phân tích độ tin cậy 64
3.2.2. Phân tích nhân tố 66
3.2.3. Phân tích khám phá hồi quy đa biến 69
3.2.4. Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu 69
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 71
3.2.5. Diễn giải kết quả 71

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH Ib 74

4.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib 74
4.1.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của Kiểm toán viên nhà nước 74
4.1.2. Nhóm giải pháp nâng cao Khả năng triển khai kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 81
4.1.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường phối hợp, giám sát 90
4.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp 94
4.2.1. Về phía Nhà nước 94
4.2.2. Về phía Đơn vị được kiểm toán 94
4.2.3. Về phía Kiểm toán nhà nước 94
4.3. Đóng góp của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 96
4.3.1. Đóng góp của đề tài 96
4.3.2. Đề xuất hướng ng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ASOSAI Tổ chức các cơ quan kiểm toán Tối cao châu Á
2 BCKT Báo cáo kiểm toán
3 BCTC Báo cáo tài chính
4 CMKT Chuẩn mực kiểm toán
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 DNKT Doanh nghiệp kiểm toán
7 DNNY Doanh nghiệp niêm yết
8 INTOSAI Tổ chức kiểm toán Tối cao Thế giới
9 ISSAIS Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Nhóm nhân tố Chính trị xã hội 35
2 Bảng 1.2 Nhóm nhân tố Kỹ năng của Kiểm toán viên 38
3 Bảng 1.3 Nhóm nhân tố Khả năng triển khai kiểm toán của KTNN 41
4 Bảng 1.4 Nhóm nhân tố Đặc điểm đơn vị được kiểm toán 43
5 Bảng 1.5 Nhóm nhân tố Chất lượng kiểm toán 44
6 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố tác động đến CLKT 65
14 Bảng 3.9 Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến CLKT 71

DANH MỤC HÌNH

STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Đối tượng quan tâm tới CLKT của KTNN CNIb 18
2 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của Bùi Thị Thủy 20
3 Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của Phan Văn Dũng 21
4 Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của Đặng Anh Tuấn 24
5 Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của Narth 25
6 Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Wooten 26
7 Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Duff 27
8 Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất 32

 

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Hàng năm các cuộc kiểm toán của KTNN đã thu về hoặc giảm chi cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng về các khoản thu thiếu hoặc chi sai của các đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm, góp phần làm minh bạch và lành mạnh các quan hệ tài chính công. Việc củng cố, tăng cường hoạt động, nâng cao chất lượng công tác kiểm toán của của KTNN đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, Kiểm toán nhà nước được đưa vào Hiến pháp và Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2015 càng cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của KTNN.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Với những phân tích về bối cảnh và tính cấp thiết nêu trên, đề tài cần đi giải đáp ba câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào tác động đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần được đưa ra hoặc quan tâm chú trọng nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib?

3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là khám phá nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán và đo lường tác động của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán của KTNN, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của KTNN nói chung và của KTNN CNIb nói riêng;

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán tại KTNN CNIb, xác định thực trạng về chất lượng kiểm toán tại KTNN CNIb, từ đó đưa ra phương thức và giải pháp tăng cường chất lượng kiểm toán của KTNN CNIb trong các cuộc Kiểm toán sau hơn 5 năm hoạt động.
– Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc thực hiện kiểm toán do Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện;
Thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu chất lượng kiểm toán tại KTNN CNIb từ khi thành lập cho tới nay (từ năm 2011 đến 2017).

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu khảo sát và khám phá các nhân tố ảnh hưởng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bước tiếp theo. Sau khi có kết quả khảo sát thông qua Bảng hỏi do tác giả tự thiết kế.
Luận văn sử dụng nguồn thông tin từ dữ liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập thông qua Phiếu khảo sát; dữ liệu thứ cấp thông qua các báo cáo liên quan; tham khảo các ý kiến chuyên gia là trưởng đoàn kiểm toán, kiểm toán viên, giáo viên hướng dẫn…

 

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của KTNN CNIb
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán tại KTNN CNIb

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế: “Kiểm toán là việc các KTV kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các BCTC” (IFAC, 2007).
Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA): “Kiểm toán là quá trình có tính hệ thống của việc thu thập và đánh giá các bằng chứng liên quan đến các cơ sở dẫn liệu về các sự kiện kinh tế để xác nhận về mức độ của sự phù hợp. Kiểm toán được hiểu là hoạt động kiểm tra, thẩm định, đánh giá nhằm xem xét chất lượng hoạt động của một tổ chức. Văn bản trình bày ý kiến, sự xác nhận, đánh giá của KTV về các tài liệu, số liệu, các BCTC của các doanh nghiệp. Đối với KTNN, Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện.

1.1.2. Đặc điểm của kiểm toán

– Đặc điểm về trạng thái của sản phẩm: Sản phẩm kiểm toán không tồn tại dưới hình thái vật chất, sản phẩm dịch vụ kiểm toán được hình thành qua việc thực hiện công việc kiểm toán, theo một quy trình cụ thể.
– Đặc điểm về tính không tách biệt hay chia cắt của quá trình cung cấp dịch vụ: Quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán và quá trình tiêu dùng xảy ra đồng thời với sự tham gia của nhiều đối tượng và tuân thủ theo những quy trình nhất định.
– Đặc điểm không ổn định và khó xác định về chất lượng sản phẩm: CLKT khó có thể quan sát, đo lường và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. CLKT không mang tính chất đồng đều và ổn định, do có sự khác biệt về khả năng, điều kiện và sự đánh giá của người sử dụng.

1.1.3. Phân loại kiểm toán

Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình.

Chất lượng kiểm toán

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chung tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.

Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *