MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
————————
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. NGUYỄN THỊ MÙI
Hà Nội- 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ LỢI ÍCH CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 5
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 5
1.1.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 8
1.2. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.2.1. Căn cứ vào mục đích vay 10
1.2.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 14
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16
1.3.1. Nhân tố khách quan 16
1.3.2. Nhân tố chủ quan 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 20
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 20
2.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 20
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Sở Giao Dịch I NHĐT&PTVN 20
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 22
2.3. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ 22
2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 22
2.3.2. Vị trí và đối thủ cạnh tranh 27
2.4. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CHI NHÁNH SGD 1 BIDV
2.4.1. Hoạt động huy động vốn 27
2.4.2. Hoạt động tín dụng 33
2.4.3. Hoạt động dịch vụ 42
2.5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TAI SGD 1 43
2.5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được những kết quả đó 43
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của NHĐT&PTVN chi nhánh SGD 1. 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 49
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CNSGD 1 – NHĐT&PTVN 49
3.1.1. Định hướng tại CN SGD 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 49
3.1.2. Các chỉ tiêu định hướng kinh doanh tín dụng giai đoạn 2011– 2012 49
3.1.3. Nhiệm vụ cần triển khai hoạt động kinh doanh tín dụng của IDV giai đoạn 2011-2012 50
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CNSGD 1 53
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 53
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm 55
3.2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý linh hoạt 56
3.2.4. Xây dựng chiến lược về hoạt động cho vay tiêu dùng 56
3.2.5. Mở rộng các kênh phân phối 57
3.2.6 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 58
3.2.7 Đẩy mạnh các hoạt động giao tiếp khuyếch trương 59
3.2.8. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng 59
3.2.9. Đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng 60
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước 62
3.3.2. Kiến nghị với NHNN 63
3.3.3. Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 64
3.3.4. Kiến nghị đối với NHĐT&PTVN chi nhánh SGD 1 65
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo đó đời sống con người cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Cùng với đó, các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp hơn với nhu cầu của người mua. Tuy nhiên với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng khó có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu cùng lúc, đặc biệt đối với những tài sản có giá trị cao, những nhu cầu cao cấp. Hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời để đáp ứng những nhu cầu này và đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng. Hoạt động cho vay tiêu dùng đã tạo ra những tác động đáng kể đến những chính sách phát triển trong thị trường tín dụng các ngân hàng thương mại.
Nếu người tiêu dùng có thể vay tiền từ ngân hàng thì họ có thể thỏa mãn nhu cầu của mình ngay trong hiện tại, điều này làm tăng tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội. Do đó thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, các NHTM vừa tạo nên sự hài hòa giữa cung cầu trong lĩnh vực tiêu dùng, vừa góp phần giải quyết được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Hơn nữa, Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ dân số với hơn 86 triệu dân trong đó đại bộ phận dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng rất cao và liên tục tăng lên trong những năm gần đây, điều này càng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cho vay tiêu dùng.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho vay tiêu dùng là một vấn đề đang được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự sôi động của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng càng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng; được thực hiện bởi các tổ chức, các nhà kinh tế trong và ngoài nước.
* Các công trình nghiên cứu chung về khái niệm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng, thực trạng cho vay tiêu dùng trên phạm vi thế giới và Việt Nam có thể kể đến như:
– Nguyễn Thành Công (2009), “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, chi nhánh Thanh Xuân”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.
– Manabu Tsurunami (2009), “Moving forward: Retail banking gains ground”, Nomura Research Institute.
– Tô Thị Thanh (2008): “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh IDV Hai à Trưng ”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.
Các tài liệu trên đề cập đến:
+ Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại
+ Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng trong thực tiễn thị trường ngân hàng Việt Nam
+ Vai trò, ý nghĩa của cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển chung của thị trường tài chính.
+ Xu hướng của sự phát triển về cho vay tiêu dùng trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.
*Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về cho vay tiêu dùng trên phạm vi địa phương, trong đó đã đưa được lý luận về cho vay tiêu dùng, đặc điểm cho vay tiêu dùng ở từng ngân hàng, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh.
Nhìn chung các tài liệu trên đã tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng hay liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong phạm vi một chi nhánh. Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu về những giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, đây là thời gian có sự đổi mới về quản lý cũng như cách thức phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng. Do đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề sau:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, từ đó thấy được lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế, ngân hàng, khách hàng vay, nhà sản xuất… Đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh về cho vay tiêu dùng.
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 ngân hàng IDV và khả năng cạnh tranh của hoạt động này để thấy những kết quả đạt được, phát hiện những vấn đề còn tồn tại và đưa ra biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đó.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng và các giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Chi nhánh Sở giao dịch 1 và một số ngân hàng khác Về thời gian: Từ 01/2008 đến hết 12/2010
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích thống kê, so sánh đồng thời áp dụng phương pháp của khoa học biện chứng kết hợp với tư duy logic để phân tích và luận giải vấn đề đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
6. Những đóng góp của đề tài
– Đưa ra những giải pháp cụ thể tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 BIDV.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo…nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ LỢI ÍCH CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng của NHTM
Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu như: mua sắm nhà cửa, các phương tiện đi lại, trang thiết bị và các nhu cầu chi tiêu cho y tế, giáo dục… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, gia đình.
Ngân hàng sẽ chuyển cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả) nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng trong NHTM
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân hoặc hộ gia đình, cho nên nó mang các đặc điểm sau:
Một là: Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn
Điều này là do đối tượng cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình với nhu cầu nhỏ lẻ nên quy mô các khoản vay không lớn, mức cho vay có thể dao động chỉ vài chục triệu đồng ( cho vay tín chấp bằng thẻ tín dụng, cho vay dựa trên tài khoản thấu chi,…) cho tới những khoản vay quy mô vài tỷ đồng (cho vay mua biệt thực cao cấp..). Tuy nhiên, nhu cầu vay tiêu dùng là khá lớn do đối tượng của loại hình cho vay là mọi cá nhân trong xã hội từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp với nhiều nhu cầu phong phú và đa dạng. Thực tế số lượng các khoản cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong các ngân hàng thương mại.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: