ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——–o0o———
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI
Hà Nội – 2017
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 6
1.1.3. Kết luận về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 8
1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển doanh nghiệp 9
1.2.1. Khái niệm về chiến lược 9
1.2.1.1. .1. Tư duy chiến lược phương Đông 9
1.2.1.2. .2. Tư duy chiến lược phương Tây 9
1.2.2. Các loại chiến lược 10
1.2.2.1. Chiến lược đa dạng hóa 10
1.2.2.2. Chiến lược liên kết theo chiều dọc 12
1.2.2.3. Chiến lược liên minh chiến lược 13
1.2.2.4. Chiến lược tăng trưởng tập trung 14
1.2.3. Khái niệm quản trị chiến lược 15
1.2.4. Các cấp quản trị chiến lược 16
1.2.5. Nội dung quản trị chiến lược 16
1.2.5.1. Hoạch định chiến lược 16
1.2.5.2. Thực thi chiến lược 17
1.2.5.3. Kiểm soát chiến lược 18
1.2.6. Các bước hoạch định chiến lược 18
1.2.6.1. Xác định sứ mệnh công ty 18
1.2.6.2. Xác định mục tiêu chiến lược 21
1.2.6.3. Phân tích môi trường bên ngoài 23
1.2.6.4. Phân tích môi trường bên trong 25
1.2.6.5. Tổng hợp kết quả phân tích chiến lược – Ma trận SWOT 25
1.2.7. Công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược phát triển 31
1.2.7.1. Ma trận các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation– IFE) 31
1.2.7.2. Ma trận các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation – EFE) 32
1.2.7.3. Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM) – Công cụ lựa chọn chiến lược 34
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Quy trình nghiên cứu luận văn 36
2.1.1. Bước 1: Xác định vấn đề 36
2.1.2. Bước 2: Xác định khung đề cương, thu thập tài liệu 37
2.1.2.1. Xác định khung đề cương 37
2.1.2.2. Thu thập tài liệu 38
2.1.3. Bước 3: Khảo sát dữ liệu thực tế 38
2.1.4. Bước 4: Hoàn thiện bản dự thảo đề tài nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 40
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp 40
2.2.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp 41
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 42
2.2.2.1. Phương pháp so sánh, tổng hợp 42
2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả 42
2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia 42
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 43
3.1. Tổng quan về Công ty Truyền tải điện 4 43
3.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty truyền tải điện 4 43
3.1.1.1. .1. Lịch sử hình thành và phát triển 43
3.1.1.2. .2. Lĩnh vực hoạt động 43
3.1.1.3. Phạm vi hoạt động và khối lượng quản lý 44
3.1.2. Kết quả hoạt động SXKD nhưng năm gần đây 45
3.1.2.1. .1. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn 2011-2015 45
3.1.2.2. .2. Kết quả hoạt động SXKD 9 tháng đầu năm 2016 48
3.2. Phân tích môi trường bên trong 50
3.2.1. Nguồn lực về con người, cơ cấu tổ chức bộ máy 50
3.2.1.1. Bộ máy quản lý điều hành 50
3.2.1.2. Lao động, tuyển dụng và đào tạo 50
3.2.1.3. .3. Cơ cấu tổ chức 51
3.2.2. Công tác Tài chính kế toán 57
3.2.3. Công nghệ 58
3.2.3.1. .1. Lưới điện thông minh 58
3.2.3.2. Hệ thống tự động hóa TBA (SAS) 59
3.2.3.3. Trung tâm điều khiển xa 59
3.2.3.4. Hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm 60
3.2.3.5. Hệ thống định vị sự cố 60
3.2.3.6. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 60
3.2.3.7. Thiết bị giám sát dầu online 60
3.2.3.8. Sử dụng dây dẫn tổn thất thấp, dây siêu nhiệt 60
3.2.3.9. Sử dụng thiết bị FACTS 61
3.2.4. Văn hóa công ty 61
3.2.5. Hình ảnh công ty 62
3.3. Phân tích môi trường bên ngoài 62
3.3.1. Chính trị (Political) 62
3.3.2. Văn hóa – xã hội (Sociocultural) 63
3.3.3. Kinh tế (Economic) 64
3.3.4. Công nghệ (Technological) 64
3.4. Phân tích SWOT 65
3.4.1. Điểm mạnh (Strengths) 65
3.4.2. Điểm yếu (Weaknesses) 65
3.4.3. Cơ hội (opportunities) 66
3.4.4. Nguy cơ (Threats) 67
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2025, 68
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 68
4.1. Lựa chọn chiến lược phát triển cho Công ty Truyền tải điện 4 68
4.1.1. Quan điểm phát triển 68
4.1.2. Nội dung cốt lõi trong chiến lược phát triển của Công ty truyền tải điện 4 69
4.1.2.1. Tầm nhìn 69
4.1.2.2. Sứ mệnh 69
4.1.2.3. Giá trị cốt lõi 69
4.1.3. Tổng hợp phân tích SWOT 70
4.1.4. Chiến lược phát triển cho Công ty Truyền tải điện 4 72
4.2. Đề xuất các giải pháp để triển khai chiến lược phát triển cho Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 72
4.2.1. Các mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 72
4.2.2. Các giải pháp cụ thể 73
4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy 73
4.2.2.2. Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ 74
4.2.2.3. Giải pháp hiện đại hóa hệ thống CNTT 76
4.2.2.4. Cung ứng điện và giảm tổn thất trên lưới truyền tải 76
4.2.2.5. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 77
4.2.2.6. Tăng cường công tác quản lý và áp dụng các giải pháp quản lý, quản trị hiện đại 78
4.2.2.7. Có chính sách đãi ngộ và đổi mới cơ chế phân phối tiền lương
…………………………………………………………………………………………………. 79
4.2.2.8. Giải pháp nâng cao vị thế, hình ảnh và văn hóa PTC4 80
4.2.2.9. Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường 80
KẾT LUẬN 82
Danh mục tài liệu tham khảo 84
PHỤ LỤC 1 86
PHỤ LỤC 2 89
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
1 BHLĐ Bảo hiểm lao động
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 CNTT Công nghệ thông tin
5 ĐD Đường dây
6 ĐTXD Đầu tư xây dựng
7 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
8 EVNNPT Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
9 HTĐ Hệ thống điện
10 MBA Máy biến áp
11 PTC4 Công ty Truyền tải điện 4
12 QLVH Quản lý vận hành
13 SXKD Sản xuất kinh doanh
14 TBA Trạm biến áp
15 TTĐ Truyền tải điện
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 So sánh đa dạng hóa có liên quan và không liên quan
Bảng 1.2 Tác động của môi trường vĩ mô – khung PEST
3 Bảng 1.3 Phân tích SWOT 27
4 Bảng 1.4 Cấu trúc phân tích SWOT 30
Bảng 1.5 Bảng tổng hợp môi trường bên trong doanh nghiệp
Bảng 1.6 Bảng tổng hợp môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
Bảng 1.7 Ma trận lựa chọn chiến lược – QSPM
Bảng 3.1 Khối lượng đường dây truyền tải điện do PTC4 quản lý
Bảng 3.2 Khối lượng trạm biến áp do PTC4 quản lý
Bảng tổng hợp phân tích SWOT
Bảng PL 2.1 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của PTC4
Bảng PL 2.2 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) của PTC4
Bảng PL 2.3 Ma trận lựa chọn chiến lược (QSPM) của PTC4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT Hình Nội dung Trang
Hình 1.1 Các giai đoạn trong chuỗi từ nguyên liệu thô tới khách hàng
2 Hình 1.2 Các căn cứ hình thành sứ mệnh công ty 19
Hình 1.3 Mô hình của D.Abell về xác định ngành kinh doanh
4 Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn 36
5 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PTC4 52
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các truyền tải điện khu vực
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
PTC4 là đơn vị thành viên của EVNNPT thuộc EVN. Ngày 15/9/1976 PTC4 ra đời trên cơ sở tách ra từ Nha Chuyển vận phân phối cũ để thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành: Quản lý, vận hành lưới điện cao thế từ 66 kV trở lên trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam, theo quyết định số 1878/QĐ/TCCB.3 của Bộ Điện và Than. Ngày 27/06/2008 EVNNPT ban hành quyết định số 087/QĐ-NPT về việc thành lập PTC4 trực thuộc EVNNPT kể từ ngày 01/07/2008 trên cơ sở PTC4 trực thuộc EVN. PTC4 là đơn vị có khối lượng quản lý và sản lượng truyền tải nhiều nhất trong hệ thống lưới Truyền tải điện Quốc gia. Tính đến thời điểm 30/04/2016, Công ty QLVH lưới điện truyền tải từ cấp 220kV đến 500kV trên phạm vi 19 tỉnh thành phía Nam từ Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau.
Việc nghiên cứu “Chiến lược phát triển Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” là thực sự cần thiết với các lý do sau đây:
– Căn cứ Nghị quyết số 488/NQ-HĐTV ngày 03/02/2016 của Hội đồng thành viên EVNNPT trong đó có định hướng: “phát triển EVNNPT trở thành một trong bốn doanh nghiệp truyền tải điện hàng đầu ASEAN vào năm 2020 và hàng đầu châu Á ở giai đoạn tiếp theo”.
– Để đáp ứng với qui mô hệ thống truyền tải điện Quốc gia nói chung và hệ thống truyền tải điện phía Nam ngày càng lớn, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, đảm bảo phù hợp về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam được ban hành tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Từ nay tới năm 2020 sẽ từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Do vậy PTC4 cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu của các cấp độ phát triển thị trường điện lực.
– Để đạt được mục tiêu của PTC4 đã được ghi trong Quy chế Tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 856/QĐ-EVNNPT ngày 16/04/2015 của EVNNPT: “Đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam”.
– Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-EVN ngày 02/10/2015 về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả SXKD và năng suất lao động giai đoạn 2016- 2020 của EVNNPT, theo đó có mục tiêu: “xây dựng hệ thống truyền tải điện quốc gia đồng bộ, hiện đại; nâng cao hiệu quả SXKD, tăng năng suất lao động; sử dụng hợp lý các nguồn lực, SXKD có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, tích lũy để đầu tư phát triển; đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp…. ”.
– Chiến lược phát triển PTC4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 cho tới nay chưa được xây dựng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt áp dụng.
Do vậy, việc xây dựng “Chiến lược phát triển Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” là cần thiết và phù hợp với trình độ phát triển của EVNNPT nói riêng và của ngành điện nói chung hiện nay, phù hợp với các bước đi trong Chiến lược phát triển của EVN.
Từ yêu cầu bức thiết trên, học viên lựa chọn Đề tài “Chiến lược phát triển Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Câu hỏi nghiên cứu xuyên suốt của Luận văn là: Chiến lược phát triển của Công ty truyền tải điện 4 đến năm 2025, định hướng đến 2035 là chiến lược nào?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu này là lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp cho PTC4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu các cơ sở lý luận về chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
– Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển của PTC4.
– Đề xuất và lựa chọn Chiến lược phát triển cho PTC4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào đối tượng nghiên cứu là chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
b. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho PTC4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
4. Những đóng góp của Luận văn nghiên cứu
– Lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp cho PTC4.
– Xây dựng được các giải pháp triển khai chiến lược phát triển PTC4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 và có thể thực thi chiến lược này trong thực tiễn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về Chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Chương 2. Thiết kế và Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển của Công ty truyền tải điện 4.
Chương 4. Đề xuất và lựa chọn chiến lược phát triển cho Công ty truyền tải điện 4 đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Kết luận
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chiến lược phát triển và quản trị chiến lược phát triển đã được chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và các doanh nhân đề cập đến thường niên trong quá trình tồn tại, phát triển của các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp. Do vậy đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và có những phát kiến căn bản làm nền tảng cho các quốc gia, các doanh nghiệp, các học giả nghiên cứu khác vận dụng và nghiên cứu.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Fred R.David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội là một cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược. Cuốn sách trình bày một cách hệ thống những khái niệm chung cho đến phân tích từng vấn đề cụ thể về chiến lược. Cuốn sách này cũng phân tích rõ giai đoạn hoạch định chiến lược gồm ba hoạt động cơ bản là tiến hành nghiên cứu, hòa hợp trực giác và phân tích, đưa ra quyết định.
Gary D.Smith đã đưa ra những kiến thức rất cơ bản và cần thiết từ khái niệm chiến lược, sách lược kinh doanh đến phân tích môi trường ngành cụ thể trong cuốn “Chiến lược và sách lược kinh doanh”. Cuốn sách này chỉ ra cách thức hoạch định chiến lược, sách lược kinh doanh cho các tập đoàn kinh tế lớn và ở cấp doanh nghiệp thành viên, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược, sách lược kinh doanh đó.
Theo Chandler (1962), chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu.
Theo W.Chan Kim và Renee Mauborgne (2007), chiến lược phát triển là chiến lược chiến thắng mà không cần cạnh tranh; nó được xây dựng dựa
trên lý thuyết về sự tăng trưởng nội sinh. Lý thuyết này cho rằng: (i) những nguồn lực làm thay đổi cấu trúc kinh tế và bối cảnh các ngành công nghiệp có thể xuất phát từ chính trong hệ thống kinh tế đó; (ii) những đổi mới có thể xảy ra từ nội bộ một tổ chức; (iii) cơ cấu và nguồn gốc chính của những đổi mới là do các doanh nghiệp sáng tạo. Trên cơ sở đó, các tác giả đã định hình lại biên giới và cấu trúc của một ngành theo quan điểm của người quản lý, đồng thời tạo ra một Đại dương xanh của một thị trường mới. Như vậy, đặc trưng nổi bật của chiến lược ở đây được thực hiện dựa trên việc đổi mới giá trị; điều đó có thể giúp cho các doanh nghiệp định hướng rõ hơn về chiến lược phát triển và cách thức thực hiện thành công chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: