Đánh giá năng lực cạnh tranh của NH HTX VN- CN Hải Dương

Đánh giá năng lực cạnh tranh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——————–

 

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

 

Hà Nội – Năm 2015

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii
LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Cạnh tranh của ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh của ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Những đặc trưng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 8
1.1.3. Các phương thức cạnh tranh của NHTM. 10
1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. 14
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. 14
1.2.2. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh 15
1.3. Các chỉ tiêu, yếu tố và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.
…………………………………………………………………………………………………………. 18
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 18
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng 29

CHƯƠNG 2  ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA  NH HTX VN – CN HẢI DƯƠNG 46

2.1. Khái quát về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 46
2.1.1. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 46
2.1.2. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương 47
2.1.3. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 48
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH HTX VN-CN Hải Dương 49
2.2.1. Năng lực tài chính 49
2.2.2. Năng lực hoạt động 51
2.2.3. Năng lực quản lý, điều hành 56
2.3. Phân tích môi trường ngành (Mô hình Five Forces) 57
2.3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 57
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng 60
2.3.3. Quyền năng của khách hàng 60
2.3.4. Quyền năng của nhà cung cấp. 61
2.3.5. Sản phẩm thay thế 61
2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của NH HTX VN-CN Hải Dương bằng mô hình SWOT 62
2.4.1. Điểm mạnh. 63
2.4.2. Điểm yếu. 64
2.4.3. Cơ hội 64
2.4.4. Khó khăn và thách thức 65
2.5. Thực trạng về đánh giá năng lực cạnh tranh tại NH HTX VN-CN Hải Dương 66
2.5.1 Phương pháp khảo sát điều tra 66
2.5.2 Kết quả điều tra 66
2.5.3 Phân tích, đánh giá nguồn lực của NH HTX VN-CN Hải Dương 69

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NH HTX VN-CN HẢI DƯƠNG 84

3.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của NH HTX VN-CN Hải Dương thời gian từ năm 2011-2015 84
3.1.1. Mục tiêu của NH HTX VN từ năm 2011-2015 84
3.1.2. Mục tiêu của NH HTX VN-CN Hải Dương từ năm 2011-2015 86
3.1.3. Chiến lược của NH HTX VN-CN Hải Dương đến năm 2015 87
3.2. Sử dụng mô hình SWOT áp dụng vào NH HTX VN-CN Hải Dương để nâng cao năng lực cạnh tranh. 88
3.2.1. Phát huy điểm mạnh. 88
3.2.2. Khắc phục điểm yếu 89
3.2.3. Tận dụng cơ hội 90
3.2.4. Vượt qua thách thức 91
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương 92
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA
1 WTO Tổ chức thương mại thế giới
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 NH HTX VN Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam
4 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
5 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
6 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
7 CBNV Cán bộ nhân viên
8 NHTM CP Ngân Hàng Thương mại cổ phần
9 SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
10 NHNN Ngân Hàng nhà Nước
11 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 – Khả năng sinh lời 49
Bảng 2.2 – Tình hình huy động vốn 52
Bảng 2.3 – Số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước về nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2013 53
Bảng 2.4 – Hoạt động tín dụng 54
Bảng 2.5 – Cơ cấu lao động theo trình độ 57
Bảng 2.6 – Mô hình phân tích SWOT 62
Bảng 2.7 – Kết quả điều tra CBNV NH HTX VN – CN Hải Dương 67
Bảng 2.8 – Kết quả khảo sát tiêu chí nguồn lực tài chính 69
Bảng 2.9 – Kết quả khảo sát tiêu chí trang thiết bị công nghệ 70
Bảng 2.10 – Kết quả khảo sát tiêu chí cơ sở hạ tầng và mạng lưới 71
Bảng 2.11 – Kết quả khảo sát tiêu chí nguồn nhân lực 73
Bảng 2.12 – Kết quả khảo sát tiêu chí thương hiệu và danh tiếng 75
Bảng 2.13 – Kết quả khảo sát tiêu chí mối quan hệ với khách hàng 77
Bảng 2.14 – Kết quả khảo sát tiêu chí văn hóa doanh nghiệp 78
Bảng 2.15 – Kết quả khảo sát tiêu chí quy trình nghiệp vụ 80
Bảng 2.16 – Kết quả khảo sát tiêu chí cơ cấu tổ chức bộ máy 82

 

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ đánh giá chung nguồn lực quan trọng đối với NH HTX VN – CN Hải Dương 67
Biểu đồ 2.5 : Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá củ a nguồn lực tài chính 69
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về trang thiết bị và công nghệ 71
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về cơ sở hạ tầng và mạng lưới 72
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về nguồn nhân lực 74
Biểu đồ 2.9: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về thương hiệu và danh tiếng 76
Biểu đồ 2.10: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về mối quan hệ với khách hàng 78
Biểu đồ 2.11: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về văn hóa doanh nghiệp 80
Biểu đồ 2.12: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về các quy trình nghiệp vụ 81
Biểu đồ 2.13: Biểu đồ mứ c đô ̣ đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy 83

 

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Việt Nam gia nhập WTO-Tổ chức thương mại thế giới ngày 07/11/2006, trở thành thành viên thứ 150, đã cho chúng ta thấy những cơ hội và thách thức đối với cả nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Sự nỗ lực không bao giờ thiếu để nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động kinh doanh, có vị trí vững chắc trong một nền kinh tế đầy biến động này. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như: tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại nợ, làm sạch bảng cân đối, đổi mới công tác quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ … Bên cạnh đó, sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam, cũng như những cam kết về mở cửa khu vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập ngày một gần kề đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các NHTM tại Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương (NH HTX VN-CN Hải Dương) cũng không nằm ngoài chủ trương và xu thế đó. Mặc dù Chi nhánh đã có những lợi thế cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn, nhưng tồn tại không ít những yếu kém, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức phía trước. Làm thế nào để tận dụng tốt những lợi thế của mình trên cơ sở xác định những điểm yếu, tận dụng cơ hội, lợi thế cạnh tranh để vượt qua thách thức? Tác giả chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của NH HTX VN- CN Hải Dương” để nghiên cứu, phần nào đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của NH HTX VN -CN Hải Dương nói riêng cũng như NH HTX VN nói chung trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu.

– Xác định rõ những nguyên nhân và những vấn đ ề đang tồn tại đối với năng lực cạnh tranh taị NH HTX VN – CN Hải Dương.
– Đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NH HTX VN – CN Hải Dương

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của NHTM
– Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh của NH HTX VN – CN Hải Dương
4. Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành dựa trên việc thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu về các tài liệu cũng như công trình có sẵn về năng lực cạnh tranh; các phương pháp như phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, fax, quan sát thực tế, lập bảng câu hỏi; phân tích số liệu, thống kê và so sánh.

5. Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của NHTM, tác giả đã vận dụng vào thực tiễn hoạt động của NH HTX VN – CN Hải Dương để nắm được thực trạng năng lực cạnh tranh, xác định được ưu điểm, nhược điểm của đơn vị.
Việc nghiên cứu sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về năng lực cạnh tranh của NH HTX VN – CN Hải Dương, từ đó đề xuất, giúp lãnh đạo đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị.

6. Những hạn chế của luận văn

– Hạn chế về thời gian, do tập trung nghiên cứu dữ liệu trong 3 năm, 2011-2013

– Nguồn số liệu chưa đầy đủ do khuôn khổ nghiên cứu giới hạn;
– Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong đơn vị làm việc và trên địa bàn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được bố cục làm 03 phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của NH HTX VN – CN Hải Dương. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH HTX VN– CN Hải Dương.

Đánh giá năng lực cạnh tranh
dịch vụ viết thuê luận văn

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…v.v. Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng như trong thương mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh [10].
Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng… Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mình mong muốn. Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hộivà thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh.

1.1.1.2. Khái niệm về cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là sự tranh đua giữa những ngân hàng thương mại với nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trên thị trường trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, xây dựng uy tín, thương hiệu…nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *