ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————
HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN, ĐỀ TÀI: ĐỐI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – Năm 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 10
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 10
1.1 Tổng quan kế hoạch hóa 10
1.2 Cơ sở lý thuyết lập kế hoạch PTKTXH định hướng thị trường 16
1.3 Khung lý thuyết phân tích Đổi mới lập kế hoạch PTKTXH trong nền kinh tế thị trường. 17
1.3.1. Quy trình và nội dung lập kế hoạch phát triển KTXH 17
1.3.2. Phương pháp lập KHPT KTXH 20
1.3.3. Bộ máy thực hiện công tác lập kế hoạch phát triển KTXH 21
1.4 Các nguyên tắc lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường 22
1.4.1. Vai trò của kế hoạch phát triển KTXH trong nền kinh tế thị trường 23
1.4.2 Lập kế hoạch phát triển KTXH định hướng thị trường – công cụ can thiệp thị trường hiệu quả. 25
1.5. Điều kiện cần để đối mới toàn diện công tác lập KHPTKTXH tỉnh Hà Tĩnh 27
1.6. Điều kiện đủ để đổi mới toàn diện lập kế hoạch PTKTXH tại tỉnh Hà Tĩnh 28
1.7. Khung lý thuyết phân tích đổi mới lập KH PTKTXH 31
CHƯƠNG 2 32
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT 32
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH HÀ TĨNH 32
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên-xã hội tỉnh Hà Tĩnh 32
2.2. Khái quát quy trình, nội dung và phương pháp Lập kế hoạch phát triển KTXH của Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010 35
2.2.1. Về quy trình lập KH PTKTXH 35
2.2.2. Về phương pháp lập kế hoạch 38
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu 39
2.2.4. Nội dung Lập kế hoạch 40
2.2.5. Về công tác tổ chức quản lý và thực hiện công tác lập kế hoạch 42
2.3. Đánh giá chung 43
2.3.1. Những đóng góp của công tác lập kế hoạch PTKTXH thời gian qua .. 43
2.3.2. Những hạn chế trong lập kế hoạch phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh 45
CHƯƠNG 3 52
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH HÀ TĨNH 52
3.1. Định hướng công tác lập kế hoạch PTKTXH tại Hà Tĩnh 52
3.2. Một số nguyên tắc đổi mới công tác lập kế hoạch PTKTXH ở Hà Tĩnh trong giai đoạn tới 57
3.3. Một số giải pháp đổi mới công tác Lập kế hoạch phát triển KTXH ở tỉnh Hà Tĩnh 59
3.3.1. Hoàn thiện văn bản hướng dẫn lập kế hoạch phát triển KTXH 59
3.3.2. Nâng cao năng lực thể chế, cán bộ chuyên trách 62
3.3.3. Tăng cường phân cấp lập kế hoạch phát triển 64
3.3.4. Lồng ghép các chiến lược tham gia thị trường trong lập kế hoạch 68
3.3.5 .Tăng cường sự tham gia của khối tư vào lập KH 71
3.3.6.Hoàn thiện hệ thống giám sát đánh giá ( GSĐG) trong lập, thực hiện KH
……………………………………………………………………………………………………… 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
2 CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
4 GMS Tiểu vùng sông Mê kong
5 IMPP Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo
6 HĐND Hội đồng nhân dân
7 HTX Hợp tác xã
8 KH-CN Khoa học công nghệ
9 KHPT Kế hoạch phát triển
10 KTXH Kinh tế xã hội
11 KHĐT Kế hoạch và Đầu tư
12 MDG Mục tiêu thiên niên kỷ
13 moSEDP Lập kế hoạch PTKTXH định hướng thị trường
14 NSNN Ngân sách nhà nước
15 NGO Tổ chức Phi Chính Phủ
16 NTM Nông thôn mới
17 ODA Viện trợ phát triển chính thức
18 PPP Hợp tác công tư
19 TMDV Thương mại, dịch vụ
20 TC-KH Tài chính kế hoạch
21 UBND Ủy ban nhân dân
22 XĐGN Xóa đói, giảm nghèo
23 SMART Cụ thể, đo lường được, đạt được, thực tế và đúng hạn
24 VC Chuỗi giá trị
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. So sánh bản chất của kế hoạch hóa trong 2 cơ chế 15
Bảng 3.1: Ví dụ nghiên cứu điển hình (Case study) về phân cấp 66
Quỹ năng lực thực hiện dự án IMPP 66
Bảng 3. 1. Ứng dụng hợp tác công tư (PPP) trên thế giới. 71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Khung lý thuyết phân tích lập kế hoạch PTKTXH 31
Hình 2. 1. Tổng sản phẩm (GDP) Hà Tĩnh- theo giá so sánh 32
Hình 2. 2. Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành (theo giá hiện hành %) 33
Hình 2. 3. Sơ đồ lập kế hoạch PTKTXH của tỉnh Hà Tĩnh 38
Hình 2. 4: So sánh GDP 3 năm đầu giai đoạn 2011-2015 41
với 2009 của tỉnh 41
Hình 3. 1. Quy trình lập KHPTKTXH cấp thôn, xã hàng năm được đề xuất tại Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015. 61
Hình 3. 2. Sơ đồ hóa chuỗi giá trị 69
Hình 3. 4. Sơ đồ Kết hợp Phương pháp chuỗi giá trị và phát 70
triển kinh tế vùng 70
1. Sự cần thiết của đề tài
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Việt Nam đã có nhiều cải cách về các chính sách kinh tế vĩ mô, các công cụ hoạch định, kế hoạch cho phát triển nhằm thúc đẩy tiến trình hoàn thiện cơ cấu và nâng cao hiệu lực điều hành và quản lý kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế theo định hướng thị trường, tạo đà cho hội nhập nhanh và bền vững với nền kinh tế thế giới.
Ở nước ta, Kế hoạch hóa ( KHH) được xác định là công cụ quan trọng để chính phủ quản lý và điều hành nền kinh tế ngay từ những ngày đầu giành độc lập. Quá trình vận dụng công cụ KHH ở nước ta được chia làm hai giai đoạn trước và sau năm 1986. Trước năm 1986, KHH trong thời kỳ nền kinh tế mệnh lệnh có đặc trưng nổi bật là sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào mọi hoạt động KTXH thông qua những quyết định pháp lệnh phát ra từ Trung ương. Chỉ tiêu KH do các nhà KH trung ương xây dựng đã tạo nên một KH kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ. nguồn nhân lực, vật lực chủ yếu và tài chính của quốc gia được phân phối theo các nhu cầu của KH tổng thể, theo những quyết định hành chính của các cấp lãnh đạo. Do đó, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu KH đặt ra và nguồn lực đảm bảo là hết sức chặt chẽ. Mô hình quản lý này rất phù hợp cách điều hành nền kinh tế thời kỳ tập trung bao cấp nên cũng chính xuất phát từ cách xây dựng nên KH trong thời kỳ này mang tính chất chủ quan, duy ý chí, cứng nhắc, thiếu căn cứ thực tiễn và cơ sở khoa học, khiến cho KHH không còn là công cụ quản lý hiệu quả khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN. Do đó, từ năm 1986, sau khi chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, với đặc trưng khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế (TPKT) trên cơ sở quy luật cung – cầu, tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, yêu cầu đặt ra là
công tác KHH cũng phải được chuyển đổi phù hợp, từ cơ chế KHH tập trung sang KHH định hướng phát triển
Yêu cầu đổi mới KHH để theo định hướng cơ chế thị trường với việc huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển càng trở nên cấp thiết hơn khi đứng trước một thực tế có vẻ như một nghịch lý. Một mặt, chính phủ vẫn tiến hành KHH toàn diện các mặt phát triển KTXH, nhưng mặt khác, chính phủ lại chỉ kiểm soát và phân bổ trực tiếp một phần nguồn lực toàn xã hội, chủ yếu là nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện KH này. Phần nguồn lực lớn nhất nằm trong khu vực tư nhân, nhưng bản thân nhà nước chỉ có thể “gợi ý” hoặc “tác động gián tiếp” vào sự phân bổ nguồn lực đó thông qua cơ chế, chính sách và các quyết định đầu tư công của mình, chứ không thể áp đặt bằng mệnh lệnh như trước. Do đó, câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào để nhà nước có thể sử dụng có hiệu quả nguồn lực do mình kiểm soát để khuyến khích và dẫn dắt các nguồn lực thuộc các TPKT khác hướng tới mục tiêu KH do nhà nước vạch ra.
Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, nhưng công tác lập kế hoạch ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như chưa coi trọng đúng mức, quy hoạch thiếu tập trung, dàn trải, chưa có sự liên kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, quy hoạch phát triển nghành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các địa phương, thiếu tính đồng bộ, tính dự báo chưa cao và công tác quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến hiệu quả công tác KHH cho điều hành kinh tế vĩ mô còn thấp, chưa khai thác hết các lợi thế và tiềm năng cho phát triển, đặc biệt là ở các địa phương tỉnh, huyện trong nền kinh tế thị trường.
Đổi mới KHH, nhất là trong khâu lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội (PTKT-XH) và kế hoạch ngân sách (KHNS) chính là nội dung giải quyết các bức xúc, tồn tại đó và đang là một trọng tâm trong cải cách
hành chính ở Việt Nam và là một yêu cầu tất yếu của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Xu hướng chung là kế hoạch phải mang định hướng chiến lược, gắn với nguồn lực, có trọng tâm ưu tiên rõ ràng, có tính dân chủ công khai và mang tính đồng thuận cao giữa người dân và chính quyền. Chỉ thị 33/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 10 đã tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc đổi mới này. Đổi mới công tác lập kế hoạch PT KTXH định hướng thị trường sẽ giúp các địa phương chủ động phát huy lợi thế và năng lực cạnh tranh góp phần thúc đẩy phát triển KTXH các địa phương nhanh và bền vững hơn.
Kể từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay ( năm 1991), Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu kinh tế chuyển dần sang hướng công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh, trong khi vẫn duy trì tăng giá trị và sản lượng nông nghiệp, cuộc sống của nhân dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, nền kinh tế thị trường chưa phát triển, có lợi thế cạnh tranh thấp trong vùng và đang đứng trước thách thức trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã-hội theo định hướng thị trường đang trở thành một yêu cầu cấp thiết của tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh đang đặt ra mục tiêu là trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, chuyển dần nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu sang nền kinh tế dựa trên sản xuất hàng hóa, công nghiệp và dịch vụ. Nhưng mô hình KHH đổi mới nào đảm bảo định hướng thị trường, khuyến khích huy động nguồn lực xã hội cho mục tiêu phát triển KTXH của các địa phương trong tỉnh, câu hỏi này đặt ra vấn đề cần có một nghiên cứu hệ thống và toàn diện về cả mặt lý thuyết và thực tiễn về công tác lập KH, trên cơ sở đó tìm ra mô hình KHH ở địa phương phù hợp với điều kiện thể chế Việt Nam hiện nay,
cũng như từng bước đáp ứng được yêu cầu chung của hội nhập quốc tế. Muốn vậy, việc cần làm đầu tiên là xem xét các nghiên cứu trước đây về các vấn đề liên quan đến công tác KHH nhằm tổng kết những kết quả mà các nghiên cứu đã đạt được, trên cơ sở đó kế thừa và phát triển để đề xuất định hướng đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH tại tỉnh Hà Tĩnh, đây là lý do tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Đổi mới công tác Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh ”để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Đổi mới công tác KHH đang được thực hiện trên phạm vi cả nước và đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác kế hoạch hóa. Các nghiên cứu này tập trung vào quá trình làm rõ quá trình hoàn thiện công cụ lập kế hoạch khu vực công trong nền kinh tế thị trường và kinh nghiệm triển khai lập kế hoạch có sự tham gia trên thế giới. Trong “A Concept of Corporate Planning” của R. Ackoff, [21, tr.80] tác giả đã đưa ra một cách hiểu khái quát, coi KHH là “quá trình thiết kế tương lai đáng có và những cách thức hiệu quả để đạt được nó” hay trong “Why Planning Vs. Markets Is An Oxymoron: Asking The Right Question”của R. Alexandre [22, tr.81] có một cách hiểu về KHH hẹp hơn, coi “KHH là một hoạt động xã hội, có tổ chức một cách chặt chẽ để xây dựng và quyết định những chiến lược hành động trong tương lai”. Hay “Giáo trình KHHPT” [10,tr.52], tác giả Ngô Thắng Lợi đã phân biệt rõ giữa KH và KHH. Theo đó, KHH không chỉ dừng lại ở việc xây dựng bản KH, mà còn gồm nhiều quy trình khác nữa, đó là triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá (TDĐG) quá trình thực hiện KH. Tuy còn có điểm khác biệt nhưng nhìn chung các tác giả đều cho rằng, KHH là quá trình hoạch định về tương lai, dự kiến và tổ chức hành động nhằm từng bước đạt tới viễn cảnh tương lai đó. Tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng [15] với bài “đổi mới KHH ở Việt Nam và những vấn đề tiếp tục đặt ra” đã tổng kết các hạn
chế của mô hình này bao gồm: (i) không phát huy được quyền chủ động, sáng tạo của cơ sở; (ii) không đảm bảo hiệu quả sản xuất; (iii) hạn chế sự phát triển của các TPKT; (iv) không tạo được động lực cho sản xuất; và (v) sự quan liêu hóa của bộ máy quản lý nhà nước.
Ở Hà Tĩnh đã có các nghiên cứu sau liên quan đến đề tài gồm:
+ Thí điểm lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm theo định hướng thị trường do Sở kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp với Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường tại Hà Tĩnh thực hiện tại 50 xã dự án. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tăng cường năng lực thể chế hỗ trợ cải thiện sự tham gia của người nghèo vào các loại thị trường trong khuôn khổ thực hiện dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo do tổ chức IFAD tài trợ. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở 50 xã thuộc 6 huyện trong vùng dự án của tỉnh. Thành công ban đầu của thí điểm này là thúc đẩy việc lập kế hoạch có sự tham gia gắn với kết nối thị trường tại cấp thôn và xã, nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề lập kế hoạch theo ngành, liên kết ngang và dọc và hỗ trợ đầu vào cho lập kế hoạch cấp cao hơn.
+ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 – Tập đoàn tư vấn Monitor (Mỹ).Mục đích nghiên cứu là xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển toàn diện và các giải pháp đồng bộ để đưa tỉnh Hà Tĩnh trở thành tỉnh công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi thế mà Hà Tĩnh đã và đang có, xác định hướng đi chiến lược giúp tỉnh đạt được mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào 2020, tuy nhiên nghiên cứu vẫn chưa đánh giá đầy đủ quy trình, phương pháp lập kế hoạch, nhất là lập kế hoạch thúc đẩy sự tham gia của khối công, gắn kết giữa kế hoạch hoạt đọng với kế hoạch ngân sách.
+ Đề án thí điểm đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia tại tỉnh Nghệ An do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An phối
hợp với Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ thực hiện từ 2010-2014. Thành công của đề án là đã xây dựng được quy trình, công cụ lập kế hoạch có sự tham gia kết hợp lập kế hoạch từ cơ sở ( từ dưới lên) với lập kế hoạch công ( từ trên xuống), tuy nhiên quy trình này mới chỉ đang được áp dụng ở cấp thôn, xã và có nhiều thách thức khi các nhà tài trợ dự án rút đi và phụ thuộc rất lớn vào quyết định phân bổ ngân sách cho bộ máy chuyên trách công tác này.
Như vậy, có thể thấy qua các nghiên cứu của các tác giả mới chỉ dừng lại ở lý luận và nêu ra các vấn đề đổi mới mang tính nguyên tắc, còn chưa đi sâu đánh giá cụ thể về thực trạng lập KHPT KTXH ở các cấp địa phương tại Việt Nam và Hà Tĩnh và đề xuất một cách tiếp cận đổi mới nào cụ thể để giải quyết những bất cập hiện nay trong công tác lập KH, đặc biệt ở cấp địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định các thành công, tồn tại, đánh giá nguyên nhân và đề xuất các giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch PTKTXH ở tỉnh Hà tĩnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020.
Đề tài nghiên cứu trả lời câu hỏi: Tại sao cần đổi mới công tác lập Kế hoạch PTKTXH ở tỉnh Hà Tĩnh, đổi mới công tác lập kế hoạch sẽ giải quyết vấn đề cụ thể gì để thúc đẩy phát triển KTXH địa phương? Những giải pháp phù hợp nào cần được áp dụng để đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch các cấp xã, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh trong các năm của kỳ kế hoạch 2005-2010, nghiên cứu sự phù hợp của các quy trình, công cụ và nội dung các bước thực hiện. Đánh giá năng lực thể chế
, năng lực cán bộ lập kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch nhằm xác định các tồn tại, khoảng trống của công tác lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã, huyện hiện nay, đề xuất các giải pháp phù hợp thúc đẩy đổi mới công tác này trong xu thế quản lý kinh tế thời hội nhập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nằm trong quy trình quản lý kinh tế nói chung và quản trị địa phương nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực Lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã, huyện và đề xuất một số định hướng, giải pháp thúc đẩy lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã, huyện ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Vận dụng khoa học lý luận và thực tiễn của khoa học hoạch định cho phát triển
– Phân tích dữ liệu thống kê nhằm xác định các mục tiêu, chỉ số kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã, huyện hàng năm.
– Nghiên cứu điển hình để tìm hiểu và vận dụng các kết quả thí điểm thúc đẩy sự tham gia, sáng kiến và chủ động của các cấp lập kế hoạch trong việc huy động và tranh thủ các nguồn lực xã hội cho thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu điển hình trong luận văn được tham khảo Quỹ phát triển cấp xã của dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo do IFAD tài trợ tại tỉnh Hà Tĩnh.
– Phân tích, đánh giá và dự báo tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh qua các năm, đánh giá các tiềm năng, lợi thế cấp địa phương và đánh giá các
phương pháp phân tích và dự báo do các cấp lập kế hoạch sử dụng trong lập kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh trong kỳ kế hoạch 5 năm 2005-2010.
– Phỏng vấn đối tượng liên quan nhằm thu thập các đánh giá khách quan từ người dân, cán bộ lập kế hoạch các cấp về nhận định của họ đối với các ưu, nhược điểm của công tác lập kế hoạch phát triển KTXH các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
– Phương pháp tập hợp hệ thống số liệu, tư liệu phát hành qua kênh chính thức. Trong đó, nguồn số liệu chủ yếu được lấy từ các số liệu thứ cấp như: số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Chính phủ, Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh Hà Tĩnh; báo cáo tổng kết từ các chương trình dự án ( CTDA) cũng như các kết quả đã công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước thực hiện.
6. Những đóng góp mới của luận văn
– Nghiên cứu sẽ chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện đổi mới lập kế hoạch PTKTXH, một yêu cầu và nhiệm vụ mới đang diễn ra ở Hà Tĩnh hiện nay là một vấn đề cấp bách đặt ra cho chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần cải tiến trong hỗ trợ điều hành thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2010-2020
– Sử dụng phương thức xác định vấn đề trọng tâm cốt lõi cần phải can thiệp trong xây dựng kế hoạch thông qua công cụ cây vấn đề và thực hành quản lý theo kết quả làm cơ sở khoa học chủ yếu của lập KH chiến lược trong nền kinh tế thị trường hiện đại
– Đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH Hà Tĩnh theo định hướng thị trường gắn với lập kế hoạch có sự tham gia giữa khối công và tư.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn này gồm có các phần chính sau đây:
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2. Thực trạng công tác Lập kế hoạch phát triển KTXH ở tỉnh Hà Tĩnh và tác động đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chương 3. Một số định hướng giải pháp đổi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Hà Tĩnh.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1 Tổng quan kế hoạch hóa
Hiện nay, trên thế giới, để thực hiện chức năng quản lý và điều tiết hoạt động của nền kinh tế thị trường, đa số các chính phủ đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau song lập kế hoạch phát triển KTXH là một trong các công cụ được rất nhiều nước sử dụng để thực hiện sự can thiệp có hiệu quả vào nền kinh tế thị trường.Lập kế hoạch phát triển là việc nhà nước, địa phương hay tổ chức đưa ra các mục tiêu phát triển KTXH cần đạt tới trong thời gian nhất định trong tương lai và xác định những chính sách, giải pháp và nguồn lực tương ứng để thực hiện. Để hoạch định phát triển thực hiện chức năng là công cụ quản lý và điều hành hữu hiệu nền kinh tế, các văn bản lập kế hoạch: một mặt phải đảm bảo tính thích ứng được với nền kinh tế thị trường, chịu sự chi phối bởi quy luật thị trường và bổ sung, khắc phụ những khiếm khuyết của thị trường; mặt khác phải truyền tải được những mong muốn của chính phủ để hướng nền kinh tế theo những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ muốn đạt tới.
Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội. Ở tầm vĩ mô, xem xét KHH như một công cụ quản lý của nhà nước để can thiệp vào nền kinh tế, Từ điển bách khoa
Việt Nam đã định nghĩa:
“KHH là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu thống nhất: dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có các biện pháp tương ứng đảm bảo thực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao” [13, tr.469].
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: