ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
ĐỔI MỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Người hướng dẫn: TS.Trần Thị Thái Hà
Hà nội – 2004
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 6
1.1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 6
1.1.1. Hệ thống tài chính trong nền kinh tế 6
1.1.2. Vai trò, đặc điểm và chức năng của ngân hàng thương mại 10
1.2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á TRONG NHỮNG THẬP NIÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 22
1.2.1. Kinh nghiệm của các nước châu Á trong những thập niên tăng trưởng.
…………………………………………………………………………………………………….. 22
1.2.2 Những xu hướng trong sự phát triển của ngân hàng thương mại trên thế giới 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 35
2.1. DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM 35
2.1.1. Hệ thống ngân hàng Việt nam trước khi có 2 Pháp lệnh về ngân hàng (1990) 35
2.1.2. Những diễn biến chính của quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam sau khi có 2 Pháp lệnh về ngân hàng 37
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 50
2.2.1 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam . 50
2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và những vấn đề đặt ra 72
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 76
3.1. BỐI CẢNH MỚI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 76
3.1.1. Bối cảnh mới của nền kinh tế Việt nam 76
3.1.2. Cơ hội và thách thức của ngân hàng thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế. 81
3.2. ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 87
3.2.1. Định hướng, quan điểm đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 87
3.2.3. Các giải pháp đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: .. 93 KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………. Error! Bookmark not defined.
Tiếng Việt……………………………………………….. Error! Bookmark not defined.
Tiếng Anh 113
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra với tốc độ lớn và ở hầu hết các lĩnh vực đòi hỏi nền kinh tế Việt nam nói chung, hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện để đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng thương mại là một tấm gương phản ánh sức mạnh của nền kinh tế, đang bộc lộ rõ những yếu kém cả về mặt quy mô lẫn chất lượng hoạt động trong khi tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam là rất lớn. Theo tính toán của các nhà kinh tế, để đáp ứng tiềm năng phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, Việt nam cần phải huy động một khối lượng vốn khoảng 40 tỷ đô la Mỹ, trong đó nguồn vốn từ bên ngoài (bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức) ước lượng chỉ chiếm khoảng 40%, 60% còn lại chờ vào các kênh huy động trong nước và chủ yếu là thông qua ngân hàng thương mại bởi năng lực hoạt động của thị trường chứng khoán còn yếu kém. Điều này đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại một nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Từ năm 1988, Việt nam thực hiện cuộc cải cách sâu rộng nhằm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế dịnh hướng thị trường. Mặc dù những thay đổi căn bản về mặt cấu trúc nền kinh tế, nhưng việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính thông qua hệ thống ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng sắp tới là hết sức cấp bách. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra chủ trương cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tôi lựa chọn đề tài “Đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp khoá học. Với hy vọng rằng, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đề xuất một số định hướng hoạt động mới cho hệ thống ngân hàng thương mại phù hợp với hoàn cảnh của Việt nam và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vì đổi mới lĩnh vực hoạt động ngân hàng thương mại là một vấn đề lớn, được nhiều người quan tâm nên đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này dưới nhiều giác độ khác nhau. Các tác giả là nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian qua:
Năm 2000, Nguyễn Thị Kim Oanh với đề tài: “Đổi mới hệ thống ngân hàng trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã nghiên cứu ở giác độ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Năm 2001, Phạm Thị Nguyệt với đề tài: “Hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt nam trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường” nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thể chế, cơ chế hoạt động với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng đã đề cập một cách khá sâu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở một số lĩnh vực và tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việt nam như: “Are
Vietnam’s Banks ready for the WTO” do nhóm nghiên cứu công tác tại Ngân hàng thế giới thực hiện năm 2004, “Reforming Vietnam’s Banking System: Learning From Singapore’s Model” do tác giả Lê Minh Tâm công tác tại Ngân hàng thế giới thực hiện năm 1999
Tuy nhiên, để thực hiện thành công quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trong bối cảnh mới vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Vì thế, với việc chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ, trên cơ sở có kế thừa và phát triển những kết quả của các công trình đã được công bố, tôi mong muốn hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết, góp phần lý giải thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam và có những đề xuất để cải thiện thực trạng đó.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu luận văn làm sáng tỏ một số nội dung chủ yếu sau:
a) Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua.
b) Cơ hội và thách thức đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế.
c) Những đề xuất nhằm đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình điều chỉnh cơ cấu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế Việt nam trên con đường hội nhập.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Với tư cách là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, việc nghiên cứu quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được giới hạn ở những xu hướng lớn mà không đi sâu vào những thao tác nghiệp vụ cụ thể.
Quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại được đặt trong bối cảnh của những bước tiến của thị trường tài chính Việt Nam, từ đó làm rõ những thuận lợi cũng như những đòi hỏi của môi trường mới đó đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
Trong quá trình phân tích, đề tài quan tâm tới kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng của một số nước châu á trong những thập niên tăng trưởng nhanh và thời kỳ sau khủng hoảng, nêu lên những gợi ý cho Việt Nam.
Đề tài đề cập tới các vấn đề chung của ngân hàng thương mại Việt nam, nhưng sẽ đặc biệt lưu ý tới các ngân hàng thương mại cổ phần như một thành phần quan trọng và có những nét đặc thù.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu môn kinh tế chính trị học, phương pháp duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử làm phương pháp cơ bản kết hợp với phương pháp phân tích, đối chiếu, thống kê, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Đánh giá những thành công, tồn tại của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trong những năm gần đây
Phân tích các nguyên nhân về phía môi trường kinh tế vĩ mô (chủ yếu đề cập đến các chính sách) và năng lực của bản thân ngân hàng thương mại
Làm rõ những cơ hội, thách thức của ngân hàng thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đề xuất một cách có hệ thống các giải pháp thích ứng để tiến hành quá trình đổi mới thành công hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu như sau:
Chương 1. Hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Chương 2. Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3. Một số phương hướng lớn cho sự đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam.
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. VAI TRÕ, CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
Hệ thống tài chính là tổng thể các quan hệ tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưng thống nhất với nhau về bản chất, chức năng liên hệ hữu cơ với nhau về sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong nền kinh tế. Chúng ta biết rằng tài chính là các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với các họat động kinh tế xã hội. Vì thế, ở mỗi lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau phát sinh những quan hệ tài chính nhất định. Những quan hệ tài chính trong các lĩnh vực khác nhau có vị trí, vai trò riêng biệt trong quá trình phân phối các nguồn tài chính dưới những hình thức như: ngân hàng, bảo hiểm… Các hình thức này có các khả năng huy động vốn và sử dụng ngồn vốn xã hội vào những mục đích khác nhau cho sự phát triển kinh tế.
1.1.1. Hệ thống tài chính trong nền kinh tế
Giá trị của sản phẩm xã hội, sau khi được phân phối thông qua thông qua các phạm trù kinh tế: giá cả, tiền lương… được đưa vào dòng chu chuyển kinh tế của doanh nghiệp và cư dân. Cư dân và doanh nghiệp, sau khi tiêu dùng, đầu tư còn lại một phần tích luỹ để tiếp tục được đầu tư vào các doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau. Vốn dưới dạng tiền tệ trong trường hợp này được phân phối lại thông qua phạm trù có đặc thù riêng gọi là tín dụng, là việc tích luỹ lại các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, tín dụng tiếp tục thực hiện quá trình phân phối giá trị ban đầu nó chính là phạm trù tài chính hay nói cách khác, tài chính trong khi phân phối giá trị và tạo lập các nguồn thu nhập và tích luỹ tiền tệ đã tạo điều kiện cho sự vận động của tín dụng.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: