Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến

Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
——-——-

 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN HUẾ, ĐÀ NẴNG

 

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ v
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN 13

1.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.1.2. Điểm đến du lịch 14
1.2. Các mô hình về hành vi người tiêu dùng du lịch và sự lựa chọn điểm đến 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch 28
1.3.2. Động cơ đi du lịch 39
1.3.3. Nguồn thông tin về điểm đến 45
1.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết 48
1.4.3. Sự ảnh hưởng của thái độ đối với điểm đến 53
1.4.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 54

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60

2.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 60
2.2. Quy trình nghiên cứu 61
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu 61
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 61
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và địa bàn nghiên cứu 62
2.4. Thiết kế công cụ đo lường cho mô hình 65
2.5. Xây dựng thang đo 68
2.5.1. Thang đo “động cơ bên trong” 68
2.5.3. Thang đo “nguồn thông tin về điểm đến” (TT) 70
2.6. Thiết kế bảng hỏi 72
2.6.1. Câu hỏi phỏng vấn sâu 73

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 75

3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức 75
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học 75
3.1.2. Kinh nghiệm và hành vi của người dân Hà Nội đối với điểm đến Huế và
Đà Nẵng 78
3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng mô hình cấu trúc 79
3.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo 79
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 86

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TỚI ĐIỂM ĐẾN HUẾ VÀ ĐÀ NẴNG 126

4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 126
4.1.2. Về ảnh hưởng của nhóm yếu tố động cơ bên trong của du khách 128
4.2. Đề xuất một số giải giải pháp nhằm thu hút khách đến Huế và ĐàNẵng 133
4.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của thị trường mục tiêu 135
4.3. Các khuyến nghị 140
4.4. Những hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo 141
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến 30
Bảng 2.1. Mức độ phù hợp của mô hình 67
Bảng 2.5. Thang đo “Thái độ đối với điểm đến” 71
Bảng 2.6. Thang đo “sự lựa chọn điểm đến” 72
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 75
Bảng 3.2. Kinh nghiệm đi du lịch tới điểm đến 78
Bảng 3.3. Lòng trung thành đối với điểm đến 79
Bảng 3.4. Sự cam kết lựa chọn điểm đến 79
Bảng 3.5. Đánh giá các thang đo của yếu tố “Động cơ bên trong” 81

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, du lịch không chỉ trở thành hiện tượng phổ biến mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như mang lại nguồn tài chính khổng lồ cho nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ trên toàn thế giới. Không chỉ có vậy, du lịch còn tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ nói chung, phát triển cơ sở hạ tầng và còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá; từ đó tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010). Trong khi đó, tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng gay gắt và khách du lịch ngày càng có nhiều quyền được lựa chọn điểm đến hay sản phẩm, dịch vụ mà họ yêu thích. Vì thế, các nhà quản lý du lịch và điểm đến không ngừng đề ra những chiến lược phù hợp trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa và lựa chọn những yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách; trên cơ sở đó xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết.
– Phân tích tổng hợp và đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến sự lựa chọn cũng như hành vi dự định của người dân Hà Nội đối với 2 điểm đến là Huế và Đà Nẵng.
– Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là người dân Hà Nội khi chọn điểm đến Huế, Đà Nẵng nói riêng và những điểm đến có đặc trưng loại hình du lịch văn hóa và du lịch biển nói chung.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi thứ nhất: Các nhóm yếu tố khác nhau về động cơ bên trong, cảm nhận về điểm đến du lịch của người dân Hà Nội?
Câu hỏi thứ hai: Các nhóm yếu tố khác nhau về động cơ bên trong, lòng trung thành với điểm đến du lịch của người dân Hà Nội?
Câu hỏi thứ ba: Có sự khác nhau hay không về các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến đặc trưng với loại hình du lịch văn hóa ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ bản chất giữa các yếu tố tác động tới hành vi lựa chọn điểm đến du lịch.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nguồn khách: đối tượng được điều tra được giới hạn trong phạm vi là người dân Hà Nội. Nghiên cứu thu thập số liệu dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (phân chia theo 12 quận nội thành Hà Nội).
Về không gian điểm đến du lịch: Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến 2016, thời gian lấy số liệu
điều tra thứ cấp từ năm 2015 đến 2016.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn với việc sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu, cụ thể:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn, nhận diện các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thái độ, sự cam kết cũng như lòng trung thành của khách đối với điểm đến du lịch.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm định mô hình bằng các phương pháp như phân tích nhân tố khám phá, Cronbach Alpha, phân tích mô hình cấu trúc.

6. Đóng góp của luận văn

Sự đóng góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu là xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thái độ, sự cam kết. Mặc dù nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng du lịch cũng như nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm đến đã được đề cập từ thế kỷ thứ XVII. Tuy nhiên, tổng quan lý thuyết cho thấy các yếu tố thường được đề cập một cách rời rạc. Mặt khác, mô hình được xây dựng thể hiện được diễn biến tâm lý của du khách từ khi nhu cầu du lịch du khách xuất hiện. Đánh giá các phương án lựa chọn thông qua sự thôi thúc của động cơ bên trong. Và đây là căn cứ quan trọng để du khách thực hiện các hành vi của mình bao gồm cam kết lựa chọn điểm đến và thể hiện lòng trung thành đối với điểm đến.

7. Bố cục của luận văn

Không kể chương mở đầu và kết luận, luận văn được kết cầu thành bốn chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan nghiên cứu tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn điểm đến của du khách: (1) Lý thuyết về điểm đến du lịch và sự lựa chọn điểm đến, (2) Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch, (3) Đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết. Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi, (3) Phương pháp phân tích số liệu. Chương 3 trình bày các kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn Huế và Đà Nẵng là điểm đến du lịch của người dân Hà Nội.

CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN

1.1. Một số khái niệm cơ bản

Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Theo Jafari (1977), hoạt động này chịu sự tác động của văn hóa-xã hội, kinh tế và môi trường. Đồng tình với quan điểm khi cho rằng du lịch là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên. Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chung tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.

Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *