Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh

Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

 

CHẤT LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO TỈNH BẮC NINH

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

 

Hà Nội – 2015

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VỐN FDI VÀO ĐỊA PHƯƠNG 4

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng vốn FDI vào địa phương 8
1.2.1. Tổng quan về vốn FDI 8
1.2.2. Chất lượng vốn FDI 15
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng vốn FDI vào địa phương 24
1.2.4. Kinh nghiệm cuả một số nước Châu Á trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 29
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu luận văn 33
2.2. Các phương pháp nghiên cứu được sự dụng trong luận văn 33

Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VỐN FDI TẠI TỈNH BẮC NINH 36

3.1. Thực trạng thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xă hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI 36
3.1.2. Chủ trương thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh 39
3.1.3. Kết quả thu hút vốn FDI giai đoạn 2001- 2012 40
3.2. Thực trạng chất lượng vốn FDI vào Bắc Ninh theo các tiêu chí đánh giá 45
3.2.1. Thực trạng cấu trúc dòng vốn FDI 45
3.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế của dòng vốn FDI 47
3.2.3. Thực trạng tác động lan tỏa của dòng vốn FDI 55
3.3. Đánh giá chung về chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh 67
3.3.1. Những kết quả đạt được về chất lượng vốn FDI 67
3.3.2. Hạn chế về chất lượng dòng vốn FDI 69
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 71

Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN FDI VÀO TỈNH BẮC NINH 74

4.1. Định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn đến năm 2020 74
4.1.1. Định hướng chung về phát triển kinh tế – xă hội tỉnh Bắc Ninh 74
4.1.2. Định hướng chung về thu hút vốn FDI 76
4.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng vốn FDI 77
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh 81
4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 82
4.2.2. Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng 83
4.2.3. Giải pháp về tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư 83
4.2.4. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính 84
4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 86
4.2.6. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

 

STT Kư hiệu Nguyên nghĩa
1 BQL Ban quản lư
2 CBCC Cán bộ công chức
3 CCLĐ Cơ cấu lao động
4 CN Công nghiệp
5 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
6 DN Doanh nghiệp
7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
8 DNTN Doanh nghiệp trong nước
9 đ Đồng
10 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
11 ĐVT Đơn vị tính
12 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
13 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
14 KCN Khu công nghiệp
15 KH&CN Khoa học và công nghệ
16 SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ
17 TBCN Tư bản chủ nghĩa
18 TNC Tập đoàn đa quốc gia
19 USD Đô la Mỹ
20 UBND Uỷ ban nhân dân
21 VĐK Vốn đăng kư
22 VTH Vốn thực hiện
23 WTO Tổ chức thương mại thế giới
24 XHCN Xă hội chủ nghĩa
25 XTĐT Xúc tiến đầu tư

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Tổng hợp dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001 – 2012 40
2 Bảng 3.2 Số dự án, VĐK, VTH của cả nước và Bắc Ninh từ 2001 – 2005 41
3 Bảng 3.3 Số dự án FDI, VĐK, VTH của tỉnh Bắc Ninh và cả nước giai đoạn 2006 – 2012 42
4 Bảng 3.4 Vốn FDI của Bắc Ninh và cả nước giai đoạn 2006 – 2012 43
5 Bảng 3.5 Quy mô các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 45
6 Bảng 3.6 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác 46
7 Bảng 3.7 Giá trị khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh 49
8 Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bắc Ninh 50
9 Bảng 3.9 Năng suất vốn của nền kinh tế, khu vực FDI và khu vực ngoài FDI 52
10 Bảng 3.10 Năng suất lao động các khu vực kinh tế tỉnh Bắc Ninh 54
11 Bảng 3.11 Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị DN FDI đang sử dụng 55
12 Bảng 3.12 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2001 – 2012 57
13 Bảng 3.13 Số lượng và cơ cấu lao động chia theo khu vực 61
14 Bảng 3.14 Số lượng và cơ cấu lao động theo vị trí làm việc 61
15 Bảng 3.15 Số lượng và cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2012 62
16 Bảng 3.16 Số lượng và CCLĐ theo giới tính, trong tỉnh và nhập cư 2012 63
17 Bảng 3.17 Lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp 63
18 Bảng 3.18 Mức chênh lệch về lương của các nhóm lao động năm 2012 63
19 Bảng 3.19 Thông tin điều tra doanh nghiệp về chấp hành môi trường 64

 

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư phân theo ngành nghề 46
2 Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bắc Ninh 51
3 Hình 3.3 Năng suất vốn nền kinh tế, khu vực FDI và khu vực ngoài FDI 52
4 Hình 3.4 Năng suất lao động các khu vực kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh 53
5 Hình 3.5 Tỷ trọng nộp ngân sách khu vực FDI và kinh tế trong nước vào thu ngân sách toàn tỉnh giai đoạn 2001 – 2012

 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đối với những nước đang phát triển và tích lũy vốn nội bộ trong nền kinh tế còn thấp như Việt Nam thì cần phải thu hút vốn từ bên ngoài cho đầu tư phát triển, trong đó việc thu hút vốn FDI là một tất yếu khách quan. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua vốn FDI đă và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI thời gian qua đă tạo cho đất nước nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực cho các ngành công nghiệp như dầu khí, hóa chất, lắp ráp ô tô, công nghệ thông tin,…Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI cũng góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, và đặc biệt gần đây là khu công nghệ cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ đối với kinh tế Việt Nam nói chung mà còn đối với địa phương nói riêng, trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh (01/01/1997), hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bắc Ninh đă đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế- xă hội của tỉnh, đưa Bắc Ninh trở thành vùng đất hấp dẫn có sức lan tỏa hội tụ một số nhà đầu tư lớn như tập đoàn Canon, Samsung, Nokia, Honghai….Tính đến năm 2012 toàn tỉnh có 343 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng kư 4,8 tỷ USD tương đương 99.727 tỷ đồng;diện tích sử dụng đất của các doanh nghiệp FDI là: 479 ha. Đến nay, đă có khoảng 20 quốc gia và vùng lănh thổ có dự án FDI đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh. Các quốc gia có nhiều dự án tại tỉnh như: Hàn Quốc với 127 dự án đầu tư, đa số trong lĩnh vực điện tử, vốn đầu tư đăng kư 2.061,9 triệu USD (chiếm hơn 40% tổng vốn đăng kư FDI toàn tỉnh), tiếp đến là Nhật Bản với 66 dự án, vốn đầu tư 961,3 triệu USD (chiếm 17% tổng vốn FDI toàn tỉnh); Đài Loan 30 dự án, vốn đầu tư đăng kư 347,4 triệu USD.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp chưa phát triển mạnh, chưa bền vững. Những kết quả đạt được về thu hút FDI vào Bắc Ninh chủ yếu được đánh giá ở khía cạnh quy mô, số lượng. Dòng vốn FDI vào Bắc Ninh trên thực tế còn nhiều vấn đề phải được xem xét lại, đặc biệt là vấn đề chất lượng dòng vốn này như: cơ cấu dòng vốn còn nhiều bất cập, hiệu quả đầu tư của nhiều dự án chưa cao, khả năng duy trì tính bền vững của dòng vốn cũng như tác động của dòng vốn đến các mục tiêu thu hút vốn vào phát triển kinh tế – xă hội của tỉnh Bắc Ninh còn nhiều vấn đề. Do đó, trong những năm gần đây, kết quả thu được từ việc thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh mặc dù đă góp phần làm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, và nâng cao mức sống, giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng còn nhiều vấn đề nảy sinh từ chất lượng dòng vốn chưa cao đang có xu hướng trầm trọng hơn, tiêu biểu như sau:
– Sự mất cân đối trong phát triển giữa các ngành kinh tế do dòng vốn FDI đưa đến, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH của tỉnh.
– Mục tiêu chuyển giao công nghệ từ việc huy động dòng vốn FDI chưa thực hiện được, tình hình thực hiện nội địa hóa công nghệ diễn ra còn chậm, năng lực cạnh tranh công nghệ của tỉnh chưa được nâng cao. Những lĩnh vực đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh còn mang nặng tính lắp ráp, gia công.
– Chưa thực sự tạo ra động lực cho các doanh nghiệp nói riêng và công nghiệp của tỉnh phát triển. Kết quả sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng được lợi thế, cơ cấu vốn FDI chưa hợp lư.
– Một số bất cập về hiệu ứng xă hội của dòng vốn FDI: nhiều dự án lớn sử dụng nhiều đất, nhưng sử dụng chủ yếu là nhiều lao động giản đơn, đóng góp vào ngân sách của tỉnh còn hạn chế; Tình trạng tranh chấp lao động và đình công còn diễn ra; xuất hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số dự án FDI.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài:“Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp với mong muốn nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút vốn FDI, đi sâu vào khía cạnh chất lượng dòng vốn, đánh giá đúng mức độ chất lượng dòng vốn FDI vào Bắc Ninh trong thời gian qua, tìm ra các nguyên nhân của chất lượng thấp, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh, khuyến nghị cho việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh trong quá trình trở thành tỉnh công nghiệp hóa vào năm 2020.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Từ nội dung nghiên cứu nêu trên, tác giả tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:
– Chất lượng vốn FDI là gì ?
– Các tiêu chí đánh giá chất lượng vốn FDI là gì ?
– Thực trạng về chất lượng vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh ra sao ?
– Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh?

3. Mục tiêu nghiên cứu

– Phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2012.
– Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng vốn FDI vào Bắc Ninh nhằm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp hóa vào năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

• Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về chất lượng vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh.
• Phạm vi nghiên cứu:
– Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nội dung liên quan đến thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
– Không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
– Thời gian: Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 đến năm 2012, các giải pháp dự kiến áp dụng trong giai đoạn đến năm 2020.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
dịch vụ viết thuê luận văn

Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VỐN FDI VÀO ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Lĩnh vực FDI đă và đang được nhiều tác giả nghiên cứu làm rơ thể hiện trong các đề tài luận văn, luận án, các hội thảo khoa học. Một số công trình liên quan đến đề tài luận văn mà tác giả được biết gồm:
* Luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ
– Phạm Thu Phương (2007), “Chuyển đổi các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” đă nêu khái niệm, đặc trưng và các yếu tố quy định việc chọn lựa, chuyển đổi các hình thức đầu tư FDI, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển và chuyển đổi các hình thức FDI của một số nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia. Nghiên cứu các chính sách chuyển đổi các hình thức FDI của Việt Nam từ năm 1993 đến 1997, phân tích, đánh giá các hình thức FDI và tiến trình chuyển đổi các hình thức FDI của Việt Nam, từ đó đưa ra nhóm giải pháp về pháp luật chính sách, nhóm giải pháp về công tác quản lư, nhóm giải pháp của các chủ đầu tư nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi các hình thức FDI ở Việt Nam.
– Nguyễn Quang Vinh (2007), “Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, đă hệ thống hóa một số vấn đề lư thuyết và kinh nghiệm thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài. Tổng kết tình hình thu hút đầu tư trong những năm qua, đánh giá những thành công, hạn chế và cách thức hoạt động, trên cơ sở đó xác định rơ các quan điểm, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO và những tác động của các cam kết quốc tế về đầu tư của luật đầu tư và luật doanh nghiệp.
– Nguyễn Tử Quỳnh (2007), “Các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007- 2015” đă phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997- 2006 nhằm xác định các khó khăn cản trở nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Bắc

Ninh, nêu ra các rào cản về phía nhà nước ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp giúp các nhà lănh đạo các cấp, các ngành thực thi những hành động cụ thể nhằm tăng cường thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2007- 2015.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *