ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
———————
NGUYỄN THỊ HỒNG
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÚC HÀ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2014-2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình vẽ iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP 8
1.1. Tổng quan về cạnh tranh 8
1.1.1. Một số lý luận về cạnh tranh 8
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh 9
1.1.3. Nguồn gốc tạo lợi thế cạnh tranh 10
1.1.4. Năng lực cốt lõi và tay nghề của doanh nghiệp 11
1.2. Chiến lược cạnh tranh doanh nghiệp 12
1.2.1. Chiến lược cạnh tranh tổng quát 12
1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh doanh nghiệp 16
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÚC HÀ 29
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Phúc Hà 29
2.1.1. Thông tin chung 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 30
2.2. Thực trạng chiến lược cạnh tranh của công ty 31
2.2.1. Chiến lược sản phẩm 32
2.2.2. Chiến lược phân phối 36
2.2.3. Chiến lược xúc tiến 37
2.3. Phân tích môi trường nội bộ của công ty 38
2.4. Phân tích môi trường bên ngoài của công ty 45
2.4.1. Môi trường vĩ mô 45
2.4.2. Môi trường ngành 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÚC HÀ GIAI ĐOẠN 2014 – 2020 60
3.1. Phân tích cơ hội và thách thức của Công ty TNHH Phúc Hà 60
3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Công ty TNHH Phúc Hà 64
3.3. Mục tiêu cụ thể của chiến lược cạnh tranh công ty TNHH Phúc Hà giai đoạn 2014 – 2020 64
3.4. Ma trận S.W.O.T 65
3.5. Đề xuất giải pháp để triển khai chiến lược 68
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
2 CH TBĐN Cửa hàng Thiết bị điện nước
3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
4 NCP Nhựa Cúc Phương
5 NPH Nhựa Phúc Hà
6 NTM Nhựa Tiến Minh
7 NTP Nhựa Tiền Phong
8 NVC Nhựa Vinaconex
9 NPPC Nhà phân phối chính
10 R&D Nghiên cứu và phát triển
SWOT Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ)
12 TBĐN Thiết bị điện nước
13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
14 UBND Ủy ban nhân dân
15 WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm một số sản phẩm của công ty TNHH Phúc Hà
4 Bảng 2.2 Đơn giá ống nhựa PP-R của một số công ty 36
5 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Phúc Hà 40
6 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của công ty 42
7 Bảng 2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong I.F.E 43
Bảng 2.6 Danh sách các đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Phúc Hà
9 Bảng 2.7 Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M 53
10 Bảng 2.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài E.F.E 58
11 Bảng 3.1 Phân tích tác động của các cơ hội 61
12 Bảng 3.2 Phân tích mức độ tác động của các thách thức 63
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT Hình Nội dung Trang
1
Hình 1.1 Mô hình nguồn tạo lợi thế cạnh tranh theo Micheal Porter
Hình 1.2 Mô hình ba chiến lược tổng quát theo Micheal Porter
3 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Phúc Hà 30
Hình 2.2 Biểu đồ thị phần ngành nhựa VLXD tại thị trường miền Bắc
Hình 2.3 Biểu đồ thị phần nhựa VLXD tại thị trường miền Bắc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công của một cá thể trong xã hội đó chính là khả năng thích nghi với môi trường. Đối với một doanh nghiệp cũng vây, nó được coi như một cá thể hoạt động trong nền kinh tế nhiều biến động. Để tồn tại và phát triển trên thương trường, doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật những thay đổi của các điều kiện vi mô cũng như vĩ mô, từ khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Từ đó tìm ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp mình. Nếu như trong các thời kỳ trước đây, khi mà nền kinh tế chưa mở cửa, Việt Nam chưa hội nhập với kinh tế thế giới thì nói đến chiến lược cạnh tranh như một món đồ xa xỉ vì hầu như các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh. Có lẽ cũng chính vì vậy mà các doanh nghiệp không phát huy được tối đa các nguồn lực của mình, dậm chân tại chỗ với công nghệ và phương thức sản xuất kinh doanh lỗi thời.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, giờ đây các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp trong nước mà còn là các đối thủ nước ngoài với công nghệ sản xuất hiện đại và phương thức kinh doanh hiện đại nhận được sự yêu thích từ phía khách hàng. Trong điều kiện kinh tế bình thường tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã diễn ra khốc liệt thì trong thời điểm kinh tế suy thoái hiện nay tính chất cạnh tranh ấy lại được đẩy lên tầm khốc liệt hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp nào không có những bước đi chắc chắn sẽ dễ dàng bị đánh bật ra khỏi sự vận động của đoàn tàu kinh tế. Vấn đề thách thức đặt ra có các doanh nghiệp ở giai đoạn này là : Cạnh tranh hay là chết?
Trong toàn cảnh ngành công nghiệp Việt Nam thì ngành Nhựa được đánh giá là ngành mới và khá năng động. Vì vậy mà tại thị trường này cuộc
chiến giành thị phần đang diễn ra vô cùng gay gắt. Hơn nữa nó không chỉ là cuộc đua giữa các đối thủ trong ngành mà còn nhận được sự quan tâm từ các đối thủ tiềm ẩn. Theo bảng dự báo cầu của ngành thì công nghiệp nhựa nói chung và nhựa xây dựng nói riêng còn tiềm năng phát triển lớn và triển vọng sẽ còn tạo được nhiều bước đột phá mới cho ngành công nghiệp Việt Nam. Xét về bối cảnh kinh tế, nền kinh tế thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, điều này ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến ngành bất động sản và xây dựng. Mặc dù thuộc ngành nhựa nhưng vì là đầu vào của ngành xây dựng nên ngành nhựa xây dựng bị phụ thuộc phần lớn vào ngành này. Với sự ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp trong ngành đã có mức độ cạnh tranh gay gắt thì nay cuộc chiến giành thị phần lại càng diễn ra khốc liệt hơn.
Công ty TNHH Phúc Hà là đơn vị đã hoạt động trên 20 năm trong ngành và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đứng ở phương diện xây dựng chiến lược cạnh tranh thì công ty cũng đã thực hiện được những bước đi cơ bản giúp xây dựng và định vị được thương hiệu với người sử dụng, giúp nâng cao thị phần trong ngành. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế suy thoái hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành, công ty đang đứng trước những khó khăn: ảnh hưởng chung từ suy thoái kinh tế, có thêm nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành dẫn đến tăng thêm số lượng đối thủ cạnh tranh…. Công ty TNHH Phúc Hà đang cần chiến lược cạnh tranh phù hợp cho giai đoạn mới giúp doanh nghiệp đứng vững trước những “cơn bão” lớn. Từ thực tế trên, qua quá trình nghiên cứu thực tế tại doanh nghiệp, tác giả có mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị chiến lược và chiến lược cạnh tranh để áp dụng lý luận giải quyết thực tiễn của doanh nghiệp, giúp Ban lãnh đạo một phần nhỏ trong công tác hoàn thiện chiến lược cạnh tranh cho công ty TNHH Phúc Hà trong giai đoạn mới. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Chiến lược cạnh tranh của Công ty TNHH Phúc Hà: Thực trạng và Giải pháp giai đoạn 2014 – 2020 .”
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước tới nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh được công bố. Ngoài việc nghiên cứu các cuốn sách của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, tác giả còn nghiên cứu một số công trình liên quan đến đề tài như sau:
“Phân tích và đánh giá chiến lược hiện tại của Công ty Xây lắp – Vật tư – Vận tải Sông Đà 12” (2011) của tác giả Lưu Xuân Hòa. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng chủ yếu mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược cạnh tranh của công ty, qua đó nhận xét, đưa ra giải pháp hoàn thiện và triển khai hiệu quả chiến lược cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, có vẻ tác giả quá lạm dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược mà không xem xét đến các công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược khác như mô hình SWOT, PEST, FIVE FORCES. Do đó, các giải pháp tác giả đưa ra chưa thực sự hiệu quả và phù hợp với công ty. “Hoạch định chiến lược cạnh tranh Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy
lợi Sông Hồng đến năm 2015” (2011) của tác giả Trần Hậu Thanh. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ thống hóa được lý thuyết về hoạch định chiến lược, phân tích thực trạng hoạch định chiến lược tại công ty và sử dụng công cụ lý thuyết đã chọn để đưa ra giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty đến năm 2015. Tuy nhiên, tác giả đã đưa ra quá nhiều giải pháp dẫn đến dàn trải, thiếu tập trung, không mấy hiệu quả.
“ Định hướng chiến lược cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010” (2004) của tác giả Mai Phương đã chỉ ra rất rõ các
yếu tố vi mô và vĩ mô tác động như thế nào đối với việc hoạt động kinh doanh của công ty; tuy nhiên, đề tài mới chỉ lướt qua mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng, đề tài chưa phân tích rõ về chiến lược của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu công nghiệp Biên Hòa và các đối thủ trong cùng khu vực đang theo đuổi, những điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có định hướng tốt hơn về chiến lược sắp tới của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu công nghiệp Biên Hòa.
“ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk” (2006) của tác giả Phạm Minh Tuấn. Đề tài đã đưa ra được những lý luận rất chặt chẽ và số liệu cụ thể về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu của toàn ngành sữa và những hướng đi của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk. Đề tài cũng có những phân tích chi tiết về từng yếu tố ảnh hưởng tới thị trường sữa như: giá sữa, thành phần dinh dưỡng, tâm lý người tiêu dùng, các chiến dịch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị trường… Tác giả Phạm Minh Tuấn đã sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, mô hình SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh để có một bức tranh tổng thể, đa dạng về thị trường sữa tại Việt Nam từ đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk với hiệu quả cạnh tranh cao.
Với đề tài “Chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Phúc Hà: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2014 – 2020” được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học, từ đó đề xuất những giải pháp gắn với cơ sở lý thuyết và phù hợp với thực tiễn, tác giả tin rằng đề tài sẽ hữu ích cho Ban lãnh đạo của công ty Phúc Hà.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng hợp và lựa chọn cơ sở lý luận phù hợp về xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp;
(2) Phân tích thực trạng chiến lược cạnh tranh của công ty đồng thời
phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phúc Hà;
(3) Sử dụng cơ sở lý luận đã lựa chọn đồng thời dựa trên cơ sở phân tí h môi trường và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để xây dựng và đề xuất chiến lược cạnh tranh cho Công ty TNHH Phúc Hà đến năm 2020.
Nhiệm vụ của tác giả là trả lời những câu hỏi sau:
– Cơ sở lý thuyết của chiến lược cạnh tranh là gì? Sử dụng những mô hình lý thuyết nào vào việc phân tích chiến lược cạnh tranh của Công ty TNHH Phúc Hà?
– Thực trạng hoạt động kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của Công ty TNHH Phúc Hà giai đoạn 2010 – 2013 chịu ảnh hưởng, tác động gì? Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như thế nào để ứng phó với những ảnh hưởng, tác động đó?
– Chiến lược cạnh tranh của Công ty TNHH Phúc Hà cần theo đuổi trong giai đoạn 2014 – 2020 sắp tới là gì? Giải pháp để thực hiện chiến lược đó?
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiếp cận đề tài dựa trên các chủ thuyết về chiến lược cạnh tranh hiện đại: Lợi thế cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh của Micheal Porter – đây là cơ sở lý luận chính để tác giả phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Phúc Hà.
– Tổng hợp và lựa chọn lý luận
– Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp: số liệu thu thập từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan ban ngành liên quan; các giáo trình Quản trị chiến lược, Quản trị kinh doanh, Quản trị marketing, Chiến lược cạnh tranh được giảng dạy tại các trường đại học kinh tế trong và ngoài nước; các báo cáo tài chính, số liệu chính thống và các báo cáo khác của các phòng ban tại Công ty TNHH Phúc Hà như: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo năng lực thiết bị, báo cáo cơ cấu nhân lực.
– Phương pháp đối chiếu so sánh: dùng phương pháp này để so sánh chỉ tiêu hoạt động giữa các năm của công ty, so sánh để phân tích đối thủ cạnh tranh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Trong luận văn, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu chiến lược cạnh tranh cũng như đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Phúc Hà. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường bên trong tác động tới chiến lược cạnh tranh của Công ty TNHH Phúc Hà.
Phạm vi
Không gian: Tại Công ty TNHH Phúc Hà. Địa chỉ: Khu Công nghiệp Nam Thăng Long, xã Thụy Phương, Thăng Long, Hà Nội. Ngoài ra, tác giả có so sánh với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp vật tư ngành nước.
Thời gian: Số liệu sử dụng nghiên cứu trong đề tài được thu thập trong 4 năm gần nhất, từ năm 2010 – 2013, giải pháp hướng đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh
Trong chương 1 tác giả đề cập đến các học thuyết của các nhà nghiên cứu, các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh.
Chương 2: Thực trạng về chiến lược cạnh tranh của Công ty TNHH Phúc Hà.
Với những vấn đề lý luận đã đưa ra ở chương 1, ở chương 2 tác giả tiến hành phân tích thực trạng chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Phúc Hà.
Từ đó chỉ ra các ưu điểm, hạn chế để đề ra giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh cho công ty trong chương 3.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh cho Công ty TNHH Phúc Hà giai đoạn 2014 – 2020.
Dựa vào các chủ thuyết về chiến lược cạnh tranh ở chương 1, các phân tích về thực trạng chiến lược cạnh tranh của công ty ở chương 2 tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh cho công ty TNHH Phúc Hà giai đoạn 2014 – 2020 .
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về cạnh tranh
1.1.1. Một số lý luận về cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và cấp độ khác nhau như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao,… Xét riêng trong lĩnh vực kinh tế cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các luận điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo quan điểm của Karl Marx “cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch” [9]. Có quan niệm khác lại cho rằng “ cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác” (Theo nhóm tác giả cuốn: “ nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”) [1]. Adam Smith cho rằng, cạnh tranh có thể làm giảm giá thành và giá cả sản phẩm; do đó, làm cho toàn xã hội được lợi nhờ nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Cạnh tranh điều tiết sự phân phối tư bản và các tài nguyên kinh tế – xã hội giữa các ngành sản xuất với nhau, làm cho giá cả thay đổi, thúc đẩy kỹ thuật phát triển, đổi mới cơ cấu tổ chức kinh tế, kết quả là kinh tế tăng trưởng. Theo Michael Porter thì: cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận. là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá có thể giảm đi [10].
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: