Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


 

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH SƠN LA THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

 

HÀ NỘI – 2011

 

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 5

1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành 5
1.1.1. Cơ cấu kinh tế 5
1.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành 10
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành 11
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 16
1.2.4. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 24
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phương và bài học kinh
nghiệm cho Sơn La 24
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh 24
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có tính điển hình ở một số địa phương 25

Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH SƠN LA 31

2.1. Đặc điểm của Sơn La ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành … 31
2.1.1. Những điều kiện kinh tế – xã hội Sơn La có ảnh huởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 31
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyể n dị ch cơ
cấ u kinh tế ngành ở Sơn La 33
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành ở Sơn
La những năm qua 35
2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Sơn La 35
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ ngành ở Sơn La 38
2.3. Một số nhận định khái quát về những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La những năm qua 63
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 63
2.3.2. Một số hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 63

Chương 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH SƠN LA THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 67

3.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Sơn La những năm tới 67
3.1.1. Bối cảnh hiện nay ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở Sơn La 67
3.1.2. Những quan điểm chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
trên địa bàn tỉnh Sơn La 73
3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn
La 74
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của
tỉnh Sơn La thời kỳ 2010 – 2020 74
3.2.2. Một số định hướng cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
Sơn La từ nay đến năm 2020 75
3.3. Một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La những năm tới 80
3.3.1. Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế – xã hội 80
3.3.2. Giải pháp về huy động vốn và thu hút vốn đầu tư 84
3.3.3. Đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ … 86
3.3.4. Chính sách đào tạo nhân lực và chuyển lao động ra khỏi cơ cấu
nông nghiệp sang cơ cấu công nghiệp và dịch vụ 88
3.3.5. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá giao thông trên địa
bàn tỉnh 90
3.3.6. Mở rộng phát triển và tổ chức lại hoạt động các loại thị trường 91
3.3.7. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô của Nhà nước trung ương và địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế 93
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển đổi căn bản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu nhiều thành phần, cơ cấu ngành; trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành để phân bổ hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu qủa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá”.
Đối với Sơn La chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tương đối của tỉnh, giải quyết việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Sơn La những năm vừa qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh như: Xây dựng chiến lược, vốn, đào tạo nguồn nhân lực và những vấn đề kinh tế – xã hội liên quan.
Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh
tế chính trị của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH là một trong những vấn đề mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở những khía cạnh và những góc độ khác nhau như:
– Ngô Đình Giao “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân”, tập II, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1994.
– Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học Xã hội, 1996.
– Nguyễn Cúc “Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
– Bùi Tất Thắng “Đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế học, số 2, 1994.
– Nguyễn Hữu Tiến – Nguyễn Đình Long “Vai trò của kinh tế hộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, số 510, 1996.
Các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh nhiều mặt của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước hoặc trên địa bàn một địa phương nhất định nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào thật sự có hệ thống và toàn diện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu sâu hơn về cơ sở, phương hướng và bước đi của chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Sơn La.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

* Mục đích: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La những năm qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh và những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La và đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng CNH, HĐH.
* Nhiệm vụ:
– Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

– Khảo cứu tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số tỉnh miền núi, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Sơn La.
– Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở tỉnh miền núi Sơn La. Rút ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Sơn La hiện nay.
– Nghiên cứu, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Sơn La trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Sơn La.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La trong những năm qua (chủ yếu từ 2005 đến nay). Từ đó rút ra được mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo định hướng đến năm 2020.

5. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

* Nguồn tài liệu:
Cơ sở lý luận: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nguồn tài liệu tham khảo: Các tác phẩm kinh điển của C.Mác- Ăngghen, V.I.Lênin, các Văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các tư liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Báo cáo của Ủy Ban nhân dân tỉnh Sơn La.

* Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống hoá.

6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn

– Góp phần làm rõ vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH.
– Làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La.
– Đề xuất những quan điểm định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH ở Sơn La trong giai đoạn hiện nay, định hướng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng CNH, HĐH.

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành

1.1.1. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế, một phạm trù kinh tế có tầm quan trọng to lớn trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia qua các thời kỳ. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép tạo nên sự cân đối, hài hoà của nền kinh tế để sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên, của cải vật chất, của cải tinh thần và sức lao động. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng, và phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của nền kinh tế quốc dân.
Thuật ngữ cơ cấu (kết cấu) có nguồn gốc ban đầu từ chữ La Tinh “Trucke”, nó phản ánh cách sắp xếp các bộ phận của một chỉnh thể. Sau đó, các khái niệm này được sử dụng rộng hơn cho các ngành khoa học khác.
Theo quan điểm triết học “cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng, trong một thời gian nhất định.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống C.Mác tiếp cận cơ cấu nền kinh tế như là: Toàn bộ các quan hệ giữa những người làm nhiệm vụ sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên tức là những điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất. Toàn bộ những quan hệ đó hợp thành xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó.
Khi phân tích mối quan hệ phân công lao động xã hội, với cơ cấu kinh tế xã hội C.Mác đã nhấn mạnh: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất” [18, tr.70].

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *