Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam

sở hữu trong hệ thống ngân hàng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

 

CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

 

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số : 60 31 01

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

 

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH

Hà Nội – 2011

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1. Mục đích nghiên cứu 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Những đóng góp mới của luận văn 7
7. Bố cục của đề tài 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỞ HỮU NÓI CHUNG VÀ SỞ HỮU TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG NÓI RIÊNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 8
1.1.1. Một số khái niệm 8
1.1.2. Lý luận về chuyển biến sở hữu trong ngân hàng và tiêu chí đo
lường chuyển biến sở hữu trong ngân hàng 10
1.1.3. Chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới 13
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ LÝ LUẬN SỞ HỮU VÀ SỞ HỮU TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ 22
1.2.1. Những vấn đề mới về sở hữu ở Việt Nam 22
1.2.2. Những điểm mới về sở hữu trong ngành ngân hàng 27
Chương 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VÀ NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY 31
2.1. TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY..31 2.1.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam 1986 đến nay 31
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngành ngân hàng Việt Nam 36
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN BIẾN SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG THTM Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VÀ NỀN KINH TẾ 44
2.2.1. Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại 44
2.2.2. Tác động của chuyển biến sở hữu đến sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế 67
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG THỜI GIAN TỚI 83
3.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 83
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 87
3.2.1. Một số gợi ý chính sách trong quá trình tiếp tục cải cánh hệ thống ngân hàng 87
3.2.2 Một số giải pháp phát triển hệ thống ngân hàng thương mại 93
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CNNHNN Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
3 HT NHVN Hệ thống ngân hàng Việt Nam
4 NHLD Ngân hàng lien doanh
5 NHTM Ngân hàng thương mại
6 NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
7 NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà nước
8 NHTM VN Ngân hàng thương mại Việt Nam
9 NN Nhà nước
10 WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1994 – 2000 33
2 Bảng 2.2 Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo ngành giai đoạn 2001 – 2005 35
3 Bảng 2.3 Phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 42
4 Bảng 2.4 Quá trình phát triển NHTMVN giai đoạn 1997- 2009 46
5 Bảng 2.5 Tỷ trọng tài sản/ Tổng tài sản của hệ thống 47
6 Bảng 2.6 Vốn điều lệ của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2011 49
7 Bảng 2.7 Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2008 57
8 Bảng 2.8 Tăng trưởng tín dụng của HTNH VN qua các năm 60
9 Bảng 2.9 Thị phần huy động tiền gửi của các NHTMVN 64
10 Bảng 2.10 Thị phần cho vay của các NHTMVN 66
11 Bảng 2.11 Quy mô vốn tự có của một số NHTM trong khu vực 75
12 Bảng 2.12 Tốc độ tăng trưởng tài sản của HTNH VN so với các nước khu vực Đông Á 76
13 Bảng 2.13 Tỷ trọng cho vay đối với nền kinh tế của từng nhóm tổ chức tín dụng (2005-2007) 78
14 Bảng 2.14 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của tài chính ngân hàng so với các ngành dịch vụ và cả nền kinh tế 81

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
1 Biểu 2.1 Tỷ trọng về số lượng, tổng nguồn vốn của hệ thống NHTM VN năm 2009 51
2 Biểu 2.2 Qui mô tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam 54
3 Biểu 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN với NHTM các nước năm 2005 55
4 Biểu 2.4 Tỷ lệ an toàn vốn (%) của các NHTMVN so với các NH Asean và OECD 56
5 Biểu 2.5 Diễn biến Thu nhập – Chi phí của NHTMVN (2007- 2009) 57
6 Biểu 2.6 Tổng vốn huy động của hệ thống NHTM (2002- 2007) 63
7 Biểu 2.7 Tổng vốn cho vay của hệ thống NHTM (2002-2007) 66
8 Biểu 2. 8 ROA và ROE của hai khu vực NHTM NN và NHTM CP 68
9 Biểu 2.9 Tỷ lệ nợ xấu của HT NHVN từ 2008-2010 72
10 Biểu 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của các loại hình ngân hàng 73
11 Biểu 2.11 Nợ xấu của HT NHVN với một số nước trong khu vực 74
12 Biểu 2.12 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng dịch vụ tài chính, tín dụng các năm 80

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Hình Tên hình Trang
1 Hình 2.1 Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước khi cải tổ 38
2 Hình 2.2 Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987 – 1990 40
3 Hình 2.3 Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 – 1997 41

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ở bất kỳ một quốc gia nào hệ thống ngân hàng thương mại đều đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động cũng như những bước chuyển đổi của các loại hình ngân hàng của một quốc gia có thể gợi mở rất nhiều giải pháp cho định hướng phát triển ngành ngân hàng và nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, hệ thống ngân hàng thương mại đang đứng trước vô vàn cơ hội để phát triển cũng như thách thức cạnh tranh nên nhìn nhận lại những bước chuyển biến của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa thực tiễn.
Trong nhiều năm qua, các ngân hàng thương mại đang đóng góp vai trò lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường ở Việt Nam và sự hội nhập sâu rộng của nước ta trên mọi lĩnh vực thì hệ thống ngân hàng thương mại đang gặp không ít khó khăn trong vai trò làm “huyết mạch” cho nền kinh tế. Những mặt mạnh, mặt yếu đó có nhiều nguyên nhân, trong đó cần xem xét kỹ vấn đề sở hữu. Phải chăng, tỷ lệ sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng có quan hệ mật thiết tới hiệu quả hoạt động của ngành cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động không hiệu quả (dịch vụ nghèo nàn, các chỉ số ROE, ROA thấp…); việc cổ phần hóa loại hình ngân hàng này khó khăn nguyên nhân là do việc giải quyết lợi ích của các bên, vướng mắc trong định giá tài sản hữu hình, mối quan hệ “thân tình” trong một nhà “nhà nước” giữa DNNN và NHTM NN… Những nguyên nhân này xuất phát từ vấn đề cốt lõi là “sở hữu”, “sở hữu nhà nước trong ngành ngân hàng. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đồng thời thực hiện các cam kết thương mại song phương với Hoa Kỳ, cam

kết khi gia nhập WTO chúng ta phải mở cửa dịch vụ ngân hàng. Sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào lĩnh vực này trong những năm qua đem lại sự cạnh tranh đấng kể trong khu vực này, cải thiện phần nào chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng trong những năm qua. Có thể thấy, việc đa dạng hóa sở hữu trong lĩnh vực này để tăng cường năng lực và tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, kích thích tăng trưởng kinh tế là một xu thế tất yếu.
Vì thế, việc lựa chọn đề tài: “Chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam” để làm luận văn Thạc sỹ Kinh tế – Chuyên ngành Kinh tế Chính trị là một lựa chọn hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của bản thân, vừa có tính thời sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Như trên đã đề cập, việc nghiên cứu về vấn đề “sở hữu”, “sở hữu nhà nước”, “sở hữu trong ngành ngân hàng” là đi nghiên cứu những mảng đề tài mang tính khoa học cũng như thời sự sâu sắc. Bởi ai cũng biết rằng, ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Phát triển dịch vụ ngân hàng là phát triển năng lực phản ánh qui mô, tính năng động và xu thế phát triển chung của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường của một quốc gia. Đặc biệt, đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam thì quá trình xây dựng kinh tế thị trường là quá trình giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế mà gắn chặt nhất đó là quá trình chuyển biến sở hữu trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đều có nhiều nghiên cứu về ngân hàng nói chung và sở hữu ngân hàng nói riêng.
Đối với các vấn đề sở hữu nói chung, chúng ta có thể tham khảo tác phẩm “Trung Quốc 20 năm cải cách và mở cửa: cải cách chế độ sở hữu” (2001) của tác giả Tề Quế Trân; “Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay”

(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) của PGS.TS Nguyễn Văn Thạo và TS. Nguyễn Hữu Đạt. Hai tác phẩm đều đề cập tới một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sở hữu ở Trung Quốc và Việt Nam. Hai nước có những bước đi tương đối giống nhau trong cải cách kinh tế: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp (nền kinh tế công hữu đơn nhất) sang nền kinh tế thị trường (lấy chế độ công hữu làm chủ thể cùng cạnh tranh và phát triển với các chế độ sở hữu khác). Tuy nhiên, trong tác phẩm của Tề Quế Trân chưa có đánh giá đầy đủ sự thay đổi của chế độ sở hữu đến kết quả của cải cách nói chung. Trong khi đó, tác phẩm “Một số vấn đề sở hữu của nước ta hiện nay” đã nêu được một số vấn đề chính trong chuyển biến sở hữu ở hệ thống doanh nghiệp nhà nước (mà các ngân hàng thương mại nhà nước là một cấu phần) và trong lĩnh vực đất đai. Ngoài hai tác phẩm trên, có một số sách, luận án tiến sỹ, bài nghiên cứu nói về vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường và kinh tế chuyển đổi nhưng nội dung chưa chú trọng đến sự biến chuyển sở hữu và vai trò của nó trong phát triển kinh tế, đặc biệt rất ít nghiên cứu định lượng.
Về sở hữu ngân hàng thì không có nhiều tài liệu chuyên khảo đi sâu vào vấn đề này, chủ yếu là các bài nghiên cứu nhỏ, hay kỉ yếu khoa học. Chẳng hạn như bài viết của TS. Nguyễn Hồng Nga về “Sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Ngân hàng (Số 11/2007). Bài viết này đã đề cập đến sự thay đổi sở hữu Nhà nước ở Việt Nam trong hệ thống ngân hàng theo xu hướng giảm dần, nhưng hệ thống ngân hàng hoạt động chưa thực sự hiệu quả do còn có sự bảo vệ của chính phủ đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, đi trái với hiệu lực của các quy luật thị trường. Tuy nhiên bài viết chưa đưa ra được đánh giá về tác động của sự thay đổi tỷ lệ sở hữu trong hệ thống ngân hàng đến sự phát triển của ngành và nền kinh tế. Cùng quan điểm trên, trong nghiên cứu của Huỳnh Thế Du (Giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Việt Nam) cho rằng: rất

khó để các ngân hàng thương mại nhà nước có thể hội nhập, cạnh tranh thành công với các ngân hàng nước ngoài khi mà mối quan hệ “thân tình” giữa: Nhà nước – Ngân hàng Thương mại nhà nước – Doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn hết sức chặt chẽ. Chính mối quan hệ “anh em” phần nào gây ra tình trạng hoạt động không hiệu quả của hệ thống Doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước và tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho cả hai hệ thống này.
Bài giảng “Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc” của TS. Vũ Thành Tự Anh trong chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về những bước cải cách chính trong hệ thống ngân hàng ở hai nước và vai trò của nó đối với nền kinh tế. Qua đó, tác giả cho rằng : Ngân hàng là lĩnh vực phải mở cửa hội nhập mạnh nhất trong cam kết WTO, BTA; Trung Quốc có con đường cải cách giống với Việt Nam, họ đang đi trước và đã đạt được một số thành công vì thế đây là một “điển hình” cho chúng ta học tập.
Về tài liệu tham khảo nước ngoài, trong bài nghiên cứu “Sở hữu nhà nước trong ngân hàng” (Government Ownership of banks), các tác giả Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes và Andrei Shleifer đã nghiên cứu số liệu của 92 quốc gia và kết luận: Sở hữu nhà nước trong các ngân hàng là lớn và là tình trạng chung ở khắp thế giới; Sở hữu này càng lớn hơn ở các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, hệ thống tài chính chưa phát triển, chính phủ can thiệp sâu vào nền kinh tế, quyền sở hữu chưa được bảo hộ…Tác phẩm “Sở hữu của ngân hàng và hoạt động của ngân hàng” (Bank Ownership and Performance), các tác giả Alejandro Micco, Ugo Panizza, Monica Yanez đã sử dụng số liệu của 119 nước trong giai đoạn 1995-2002 để đánh giá: mối quan hệ sở hữu của ngân hàng với hoạt động ngân hàng cho hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: trong khi sở hữu có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động của ngân hàng ở các

nước đang phát triển thì điều này không xẩy ra với các nước phát triển. Cụ thể, các ngân hàng thương mại nhà nước ở các nước đang phát triển dường như có khả năng sinh lời kém hơn và chi phí cao hơn ngân hàng tư nhân, ngân hàng nước ngoài. Nghiên cứu này cũng cho thấy: ở các nước đang phát triển, việc tham gia hoạt động của các ngân hàng nước ngoài sẽ có cú hích “cạnh tranh” cho các ngân hàng trong nước nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh các nghiên cứu trên, còn có một số tư liệu khác đề cập tới vấn đề này cũng như các vấn đề liên quan: sở hữu nhà nước trong ngành ngân hàng cao hay thấp, vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng… Nhưng có thể thấy vấn đề “Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam” là tương đối mới mẻ, cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu một cách hệ thống.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ, hệ thống lại một số nội dung lý luận và đánh giá thực tiễn của vấn đề chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, luận văn cố gắng đưa ra một số gợi ý và giải pháp cho quá trình này trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; góp phần thúc đẩy hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đạt hiệu quả cao.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống những vấn đề mới liên quan đến sở hữu và sở hữu trong ngành ngân hàng, cụ thể là sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam và một số quốc gia. Đặc biệt là vai trò của sở hữu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
– Làm rõ thực trạng chuyển biến sở hữu (vốn, phương thức quản lý – kinh doanh, phân phối) trong hệ thống ngân hàng thương mại để đánh giá tác

động của những chuyển biến này như thế nào. Luận văn cố gắng kiểm nghiệm giả thuyết: phải chăng sự thay đổi theo xu hướng giảm dần của sở hữu nhà nước và đa dạng hóa sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành cũng như nền kinh tế.
– Đưa ra một số gợi ý và giải pháp về vấn đề chuyển đổi sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu được nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả, bền vững cho hệ thống này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề: Chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản, mới về sở hữu và sở hữu ngân hàng. Trên cơ sở đó đi sâu tìm hiểu rõ sự chuyển biến các nội dung của vấn đề sở hữu: vốn, phương thức quản lí – kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Gắn liền với sự chuyển biến đó sẽ là các phản ứng dây chuyền lên ngành và nền kinh tế. Về thời gian, luận văn tập trung chủ yếu những mốc chuyển biến chính của vấn đề nghiên cứu từ 1986 tới nay – tức là khi Việt Nam tiến hành “Đổi mới” kinh tế cho đến nay. Về không gian, đối tượng nghiên cứu là hệ thống ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng (chi nhánh ngân hàng) nước ngoài.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu trong khi vẫn cố gắng ở một chừng mực nào đó sử dụng phương pháp định lượng trên cơ sở thống kê, phân tích, tổng hợp. Đồng thời sử dụng phương pháp tiếp cận biện chứng duy vật kết hợp với điều tra, so sánh.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về sở hữu trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và một số quốc gia. Chú trọng việc khái quát các ghiên cứu, lí luận về “chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng” ở Việt Nam và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Từ đó, làm nổi bật những tác động mà chuyển biến trong sở hữu của các ngân hàng thương mại lên ngành ngân hàng và nền kinh tế. Luận văn cố gắng nghiên cứu có hệ thống vấn đề này nhằm đưa ra được một số giải pháp cho bối cảnh mới: Việt Nam đang thực hiện các cam kết của WTO.

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng
Chương 2: Những chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam và tác động của nó đối với sự phát triển của ngành và nền kinh tế giai đoạn 1986 – nay
Chương 3: Phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển biến về sở hữu trong ngành ngân hàng trong thời gian tới

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

 

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỞ HỮU NÓI CHUNG VÀ SỞ HỮU TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG NÓI RIÊNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Một số khái niệm

Quan niệm của các nhà kinh điển về sở hữu
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin rất quan tâm tới vấn đề sở hữu dù cho trong các nghiên cứu họ gần như không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh nào về sở hữu, quyền sở hữu, chế độ sở hữu.
Khi phê phán quan niệm của Pruđông về sở hữu đất đai và địa tô trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” Mác đã lưu ý đến tính lịch sử của khái niệm sở hữu. Theo ông sở hữu là một phạm trù lịch sử: “Nếu muốn định nghĩa quyền sở hữu như một quan hệ độc lập, một phạm trù riêng biệt, một ý niệm trừu tượng và vĩnh viễn, thì đó chỉ là ảo tưởng của khoa siêu hình hay của khoa pháp luật” và việc định nghĩa quyền tài sản “không phải là cái gì khác mà là trình bày tất cả những quan hệ sở hữu của quan hệ sản xuất” [1, tr.177].
Theo các nhà kinh điển, về thực chất các quan hệ sở hữu là sự biểu hiện của các quan hệ kinh tế hay nói cách khác nội dung kinh tế của các quan hệ sở hữu quyết định nội dung pháp lý của chúng, song không vì thế mà đồng nhất các quan hệ sở hữu vào các quan hệ sản xuất. Bí mật của sở hữu được bộc lộ ra khi phân tích quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng xã hội. Với tư cách là quan hệ chi phối lao động, sở hữu đồng thời quy định cả phương thức hoạt động của các chủ thể ở mọi lĩnh vực sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Sở hữu là quan hệ cơ bản, quan hệ xuất phát trong quan hệ sản xuất.
Đối với mọi nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sản xuất xã hội chủ nghĩa, việc coi các quan hệ sở hữu là điểm xuất phát trong việc lý giải các vấn đề là cần thiết. Khi phân tích đặc trưng của mọi phương thức sản xuất, người ta phải chỉ rõ vai trò quy định của các quan hệ sở hữu đó với các quan hệ sản xuất và đối với toàn bộ các mặt của xã hội nói chung.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *